200.000 đồng rẻ hơn 2.000 đồng?
- Nếu được mua 100 cổ phiếu giá 200.000 đồng
- Hoặc mua 10.000 cổ phiếu giá 2.000 đồng.
Số đông sẽ thích mua 10.000 cổ phiếu 2.000 đồng hơn, và số đông vẫn cứ là số đông thôi! – Họ sẽ thua lỗ! Nhưng chẳng bao giờ chấp nhận, sẽ chửi thị trường úp bô, lùa gà… giống chí phèo mà thôi!
Nói vậy, nhiều người sẽ nhảy lên mà chửi, hoặc sẽ cứ nói – ông giàu chưa mà nói vậy. Nhưng thực tế bản chất sẽ không gì thay đổi cả. Nếu số đông là thắng, thì ai sẽ thua cho số đông giàu lên đây; số ít góp vào thì được mấy đồng!
Do đó, chỉ có 1 logic là số đông thua để số ít có tài chính nhiều hơn mà thôi.
Ai cũng đúng, vậy ai sẽ sai?
Quan điểm của Ngọ, là ai cũng cho mình đúng, và bản thân Ngọ thấy thú vị về điều đó. Khi một người mua 1 cổ phiếu nào đó, đồng thời phải có ai đó bán nó ra cùng 1 thời điểm. Và cả 2 đều cho mình đúng!
Có thể cả 2 cùng đúng, ví dụ – người level lãi 20% và kỳ vọng lãi 20%/năm sẽ bán cho người có mức lãi 15%/năm. Hai bên chấp nhận, 2 bên vui vẻ!
Nhưng thông thường, đa phần sẽ không có chuyện cả 2 cùng đúng, xét trong phạm vi rộng lớn! Thật thiếu logic!
Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!
Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!
Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết
Ngoài đời, 2 người cãi nhau, tức là có sự mâu thuẫn trong quan điểm nào đó – và tất nhiên, ai cũng cho mình đúng. Nhưng không đặt cược và phán xử. Nhưng ở thị trường chứng khoán – chúng ta đặt cược và thị trường sẽ phán xử.
Trong trường phái ngắn hạn, hoặc dài hạn có sự khác biệt, nhưng xét về lâu dài thị trường sẽ là người phán xử tốt nhất. Không phải là trường phái nào thắng, mà là ai sẽ là người thắng!
Bạn đúng, thì hãy thể hiện tài khoản bạn phải tăng, sau khi đã chơi cả chục năm trời – phải vượt trội Vn-Index!
Nếu cổ phiếu về 0?
Cổ phiếu giá cao nhất thế giới hiện tại, là cổ phiếu là A của Buffett giá hơn 600.000 USD (>15 tỷ đồng/ cổ phiếu). Sau này giá mà tăng lên 1.000.000 USD; thì sẽ có giá trị đáng giá hơn mua cổ phiếu 6.000 đồng mà GIẢM còn 4.000 đồng!
Hầu hết con người thường ngại mua cổ phiếu giá cao, và thường nghĩ giá cao là đắt. Điều này không đúng, tuy nhiên có lẽ con người chỉ so sánh cổ phiếu nào gần 0 hơn mà thôi!
Tuy nhiên, lưu ý cho: Dù cổ phiếu 200.000 đồng và cổ phiếu 2.000 đồng mà về 0, thì bạn cũng sẽ mất 100% số tiền như nhau. Thực tế mua 200.000 đồng đa phần sẽ rủi ro thấp hơn cổ phiếu 2.000 đồng!
Chuyện thuốc lá và tấm bằng đại học Havard
Quay về cuộc sống, giả sử ai đó tặng bạn 1.000 bao thuốc lá, tất cả sẽ miễn phí, và chỉ áp dụng để cho bạn hút thôi. Nhưng bạn không hút thuốc lá – liệu bạn có nhận không?
Theo Gary Becker, một người đạt giải Nobel kinh tế, bạn nên hành động hợp lý sẽ là KHÔNG!
Bạn mà hút 1000 bao thuốc, bạn sẽ có giá trị ÂM! – Vì hút thuốc lá có hại cho sức khỏe!
Thậm chí theo tính cách Charlie Munger:
Còn trong một cuộc phỏng vấn, với Shark Minh Beta, (nếu Ngọ không nhầm) – có cái gì ông mua rất đắt nhưng đáng:
Nhưng – Cái tên Havard – có giá trị thương hiệu!
Dùng Toán lớp 4
Ngọ thích dùng Toán lớp 4 cho các vấn đề, phần còn lại để “chiến đấu” với bản năng của mình. Bởi con người biết cái nào đúng, chưa chắc chúng ta làm.
Tại sao?
- Chúng ta biết đọc sách là tốt? Nhưng có mấy người thật sự đọc sách, hay lại bịa ra những lý do, để bào chữa.
- Ta biết tập thể dục là tốt? Nhưng có mấy người tập thể dục.
- Ta biết hút thuốc là không tốt? Nhưng nhiều người vẫn hút thuốc lá đó thôi.
Chứng khoán hay cuộc đời cứ dùng Toán lớp 4 mà áp dụng, cụ thể:
Trường hợp A: Lợi có giá trị 5, nhưng hại có giá trị 3, thì lấy 5 – 3 = 2. Thế là ta dùng thôi!
Trường hợp B: Còn nếu lợi có giá trị là 7, nhưng hại có giá trị 10 thì lấy 7 – 10 = -3. Ta bỏ qua!
Ngọ tạm cho 2 trường hợp trên, là bước tiến hóa cho câu nói: Tùy, cái gì cũng có tính 2 mặt của nó (Nếu người ta chỉ nói vậy, và không giải thích thêm – Ngọ cực ghét kiểu chung chung này)
Bởi chúng ta là người hành động – biết là ưu và nhược – nhưng chúng ta phải ra quyết định.
Sẵn sàng trả giá cao, nhưng đừng trả giá đắt
Khi phân tích lợi hại như trên, ta hoàn toàn có thể bỏ ra một thứ 100 triệu, cho cái đáng giá 200 triệu – còn hơn là miễn phí mà nhận thứ giá trị âm!
- Bạn có mua chiếc xe Wave với giá 50 triệu không?
- Hay bạn sẽ mua chiếc Mecerdes với giá 200 triệu?
Chúng ta dễ dàng sẽ chọn bỏ ra 200 triệu đồng để rước cô vợ 2!
Nhưng trong cuộc sống, có nhiều thứ ít rõ ràng hơn! Ví dụ như lựa chọn cổ phiếu, hay chọn 1 thứ gì đó để học.
Ví: Ngọ thấy đầy rẫy thầy dạy chứng khoán, trưởng phòng chứng khoán, giám đốc công ty chứng khoán – cứ chém gió như thần, nhưng đầu tư còn thua 1 con khỉ! (Thuật ngữ trong tài chính: Con khỉ bịt mắt ném phi tiêu chọn cổ phiếu).
Cho nên, Buffett nói 1 từ 1 triệu – thì đáng nghe hơn! Là mấy ông đầu tư thua khỉ, cho tiền để nghe cũng không nên nghe!
Có khi miễn phí là đắt, thậm chí được cho tiền cũng là đắt; nhưng có những thứ trả giá cao vẫn còn rẻ.
Ứng dụng phương trình LỢI – HẠI
Nếu bạn muốn chiến thắng chứng khoán và cuộc sống – nên sẵn sàng trả giá cao, nhưng tuyệt đối không được trả giá đắt dù là miễn phí đi nữa!
Ví dụ 1 khóa học 100 triệu, nhưng mang lại 1 tỷ thì nên học – ví dụ học đại học. Nhưng miễn phí mà khiến bạn lỗ thì không nên học!
Nhưng đời này, con người thường thích miễn phí… để rồi trả giá đắt!
Bản thân website này, là viết cho nhà đầu tư – do đó, nhà đầu tư thử tự hỏi:
Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.