Chuyện Sếp Lính – Tính công bằng chính trực & 1 thử thách

Đừng tưởng SẾP họ ngu

Bản thân Ngọ tò mò về nhiều thứ, vì có lẽ đó là niềm vui. Nhưng tò mò kiểu gì, thì Ngọ chỉ làm việc ở ngành chúng khoán – hay Ngọ tự gọi là mua bán các doanh nghiệp niêm yết mà thôi. Bởi dù có mở rộng hiểu biết hơn, thì Ngọ cũng chỉ để làm chuyên môn của mình.

Cuộc sống này đủ loại người… chính có, tà có… vị kỷ có, vị tha có… nhưng có lẽ đó là điều thú vị của cuộc sống.

Ví dụ bạn mua 1 cổ phiếu, bạn hiểu về ngành, đặc điểm của ngành, bạn hiểu về bản chất lãnh đạo – bạn sẽ giảm rủi ro hơn rất nhiều.

Do đó, bạn gặp một  ông chủ tịch nào, CEO nào các công ty trên sàn, thì hầu như đầu óc họ đều “có sạn, có thép” cả, họ không có ngu đâu.

Bạn có nghĩ sếp của 1 công ty 200 tỷ là dốt à? Họ khôn bỏ mẹ!

Sự chính trực

Tho-Ba-Be

Cho nên khi xem xét 1 cổ phiếu, họ có thể là bạn của bạn, cũng có thể là đối thủ của bạn, tùy thuộc vào độ “fair”, của họ.

Ví dụ: Công ty luôn ca tụng doanh nghiệp mình trúng dự án này nọ, dự kiến lãi năm sau tăng 100%; nhưng bán ra vì “lý do tài chính” cá nhân. Thì hãy xem chừng!

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Cũng kha khá ban lãnh đạo “ăn cơm nhà nước” vì thao túng chứng khoán đó thôi. Và đó, có thể là phần nổi của tảng băng!

Khi trải nghiệm nhiều hơn, Ngọ thấy đối với một người bình thường có 2 cách để tiến bộ đó là:

(1) Sự chính trực và (2) học hỏi

Tất nhiên nhiều khi làm kinh doanh, có khi có chút chiêu trò, như quan tâm đến bảo vệ, lái xe của sếp… và nhiều thứ khác.

Nhiều lúc Ngọ đắn đo, nó được xếp vào chính trực hay không chính trực… Nhưng Ngọ tiến 1  bước là vào phương trình lợi ích và chi phí. Và khi làm tư nhân, sẽ xếp vào chi phí kinh doanh.

Thế giới kinh doanh cực kỳ phức tạp hơn vẻ bề ngoài của nó dạy ở các trường đại học, dù Ngọ luôn coi trọng kiến thức học thuật. Cho nên chúng ta cần chú ý cả kiến thức trường học, và kiến thức đường phố. Nên những định nghĩa cũng thật rối rắm, tiêu chuẩn cũng thật nhiều dạng.

Ví dụ: Khách sạn 5 sao tiêu chuẩn các nước phát triển và 5 sao ở nước đang phát triển là khác nhau… dù bề ngoài là đều 5 sao cả!

Thế giới phẳng hơn

Kinh doanh hay cuộc sống sẽ càng ngày càng phẳng hơn và cạnh tranh hơn. Như vậy, những người bình thường nhất sẽ có lợi hơn, bớt sự chênh lệch về thông tin và kiến thức.

Ví dụ cái nhà này đáng giá 10 tỷ, (đối với người trong ngành), nhưng nếu bạn không rõ bạn có thể mua 11 tỷ – sai khác ở đây là 10% chỉ bằng so sánh google. Nếu chênh lệch thông tin có thể sự sai khác có khi đến 30%-50%.

Ví dụ bạn làm kiểm soát, công ty cần mua sản phẩm X, bạn nhờ 1 người chuyên môn đi mua – họ là lính của bạn, người chuyên môn này có thể vì vụ lợi, giả sử là 100 triệu giá thị trường – họ có thể deal với giá cung cấp 95 triệu. Và họ lãi phần chênh lệch 5 triệu, và 5 triệu khai thêm lên 105 triệu.

Bởi với sự tiến bộ hiện tại, bạn có thể khảo sát giá thị trường đơn giản hơn nhiều chỉ cần gọi điện thoại cho người hiểu biết khác hoặc google. Cho nên, nhiều khi mấy ông lớn “trao cho bạn cơ hội để gian lận”. Khi bạn gian lận, và khi họ xếp bạn vào độ tin cậy thấp, bạn sẽ khó có những phần bánh lớn hơn.

Nên xem mọi người trong cuộc sống này đều khôn cả, và sếp thì thường khôn hơn!

Ví dụ:

Một sếp công trình đi mua sản phẩm X giá 10 triệu, lần đầu lính khai lên 10,5 triệu. Bởi vì nhiều khi lần đầu họ bỏ qua, vì dù sao cũng tốn công, tốn sức, giải quyết vấn đề nào đó. Và thử lính đi mua lần 2, ghi thêm vài trăm K mỗi món… lính tưởng là sếp không biết à.

Nó còn tùy thuộc lính là ai… để sếp làm ngơ hoặc lên tiếng. Sếp làm ngơ, vì lính là cháu của người có quyền hơn, hoặc sếp âm thầm loại lính ra khỏi kế hoạch. Họ lên tiếng, tức là họ vẫn thấy bạn ok, và muốn đào tạo bạn đó.

Tất nhiên không có gì 100%, bởi nhiều khi lính làm bậy qua mặt được sếp, cho nên sếp chẳng lãnh tiền mà lãnh đạn!

Tính công bằng

Dù Ngọ chưa làm bất cứ công ty chứng khoán nào, nhưng với việc tiếp xúc với giới đầu tư nhiều, người làm trong ngành nhiều, đặc biệt đọc sách cũng nhiều. (Sách Mỹ cái hay là nó thường chỉ ra, vạch mặt ra nhiều chiêu trò lắm – từ cấp thấp đến cấp cao, mỗi sách  có khi chỉ 1-2 thứ chiêu trò để ví dụ thôi)

Thực lòng mà nói, nếu Ngọ xài các chiêu trò với mục tiêu xấu, chắc chắn nhiều người cũng không biết. Tuy nhiên, Ngọ cũng thấy nhiều chiêu trò đó được hiện diện trên thị trường chứng khoán và thế giới kinh doanh.

Khó nhất trên đời là định nghĩa, chính trực là gì? Nhất là trong thế giới kinh doanh đầy phức tạp và mưu mẹo.

Đối với Ngọ chính trực gần nghĩa với công bằng ở góc nhìn rộngchính trực mang đạo đức hơn! Và ở đây, Ngọ sẽ lấy tiêu chuẩn mấy nước phát triển làm chuẩn,  chủ yếu là Mỹ, vì TTCK Mỹ phát triển đầy đủ nhất.

Câu hỏi ví dụ: Có 2 ông sếp, một ông có năng lực gia tăng thêm lợi nhuận 10 đồng, ổng lấy “không fair” 3 đồng, và mang lại lợi ích dương 7. Và một người có năng lực tăng thêm 2 đồng, và lấy 0 đồng, lợi ích dương là 2. Bạn sẽ chọn ông nào?

Trong cuộc sống mô hình về công bằng là cực kỳ khó, Ngọ đùa chuyện cuộc sống như sau – miếng bánh chia 5/5 là công bằng – khi là miếng bánh của người khác.

Còn thực tế, nếu nhiều người thiếu khách quan, phải 7-8 phần bánh cho mình, người khác được 2-3 phần bánh mới là công bằng. Cho nên nhiều anh em “choảng” nhau vì tranh gia tài ấy.

Tính khách quan rất quan trọng, đó là điều kiện để ta vượt trội trong đầu tư và cuộc sống. Charlie Munger nhận xét nhà bác học Darwin như sau:

“Darwin là minh chứng của con rùa chạy nhanh hơn con khỉ nhờ tính khách quan cực hạn”.

Một câu chuyện về anh chàng câu cá được Giáo Sư Dan Arely kể, và được xem là trung thực nhất như sau:

“Nguyên tắc của anh là không bao giờ nói quá 25% số lượng cá anh câu được. Ví dụ ảnh câu được 40 con cái, thì sẽ không bao giờ nói quá 50 con”.

Trong nhiều vấn đề, ta có thể hoàn toàn tham khảo những tình huống “thông lệ” chuẩn quốc tế, bởi ít ra chúng ta muốn ta hoặc con của ta là công dân toàn cầu, sánh bước 5 châu. Nhiều người có cơ hội đều muốn con được du học Úc, Nhật, Hàn, Mỹ, các nước châu Âu mà!

Sự công bằng, bạn sẽ được lợi trong dài hạn rất nhiều. Nhưng bản chất tâm lý học là điều rất khó, Charlie Munger từng chia sẻ:

Ông X – bạn của ông, hỗ trợ bằng cách cho thuê nhà dưới giá thị trường; sau đó lấy lại để làm việc khác như các hộ dân nổi đóa lên với lý do. “Ông X này không cần tiền, vì ổng đã tài trợ tiền tôi học đại học, nên yêu cầu không lấy lại tài sản thuê này”.

Điều này cũng rất phổ biến… Một người anh, mỗi tháng tặng con em 10 triệu/tháng. Tuy nhiên, sau này không tặng nữa, đứa em sinh ra ghét ông anh. (Bởi vì tâm lý 1 lần là tặng, nhưng nhiều lần thành nghĩa vụ). Ngọ đang suy nghĩ một người cho người khác mượn nợ lâu không đòi, giờ đòi lại thì người mượn cảm giác thế nào nhỉ – có khi là tương tự. Hoặc cho mượn khu đất giữ xe – 10 năm rồi lấy lại!

Một bài toán

Công việc của Ngọ liên quan đến tiền. Do đó, nếu là dân xây dựng, thì mỗi viên gạch là mỗi đồng tiền; còn đối với Ngọ là mỗi đồng tiền là mỗi viên gạch.

Tức 10 đồng năm này, nó khác với 10 đồng năm sau… Dân tài chính gọi là hiện giá của tiền đó.

Nếu chi phí cơ hội 10%/năm thì 10 đồng hiện tại tương đương 26 đồng 10 năm sau, và bằng tầm 3,8 đồng 10 năm trước;

 Còn nếu chi phí cơ hội là 20% thì 10 đồng bây giờ sẽ bằng 62 đồng 10 năm sau và bằng 1,6 đồng 10 năm trước!

Vậy bạn thử giải bài toán: Nếu Bạn mượn X – 1 tỷ vì lỡ bí tiền, và hứa 1 tuần sau trả. Nhưng thực tế 10 năm sau, Bạn mới trả được. Thì Bạn nên trả lại X bao nhiêu tiền gọi là  công bằng?

Đây là 1 thực tế của cuộc sống. Và để tăng sự kịch tính, Ngọ lấy đối tượng mượn tiền là Chính Bạn. Hãy thử giải đi nhé. Thậm chí khi trả lời trong lòng với chính bạn bạn sẽ có câu trả lời khác; nhưng khi trả lời với người bạn của mình; chính bạn lại trả lời khác tích cực hơn trong lòng)

Nếu đưa bài toán này cho nhiều người thân hoặc các bạn bè mình, bạn sẽ thấy thú vị phết!

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!