Nếu chọn 1 trong 2 vế sau:
- Thái độ hơn trình độ
- Trình độ hơn thái độ
Bạn sẽ chọn vế nào?
Bài viết này, Ngọ sẽ chia sẻ góc nhìn của Ngọ vấn đề này như thế nào? Thêm nữa, Ngọ sẽ ví dụ trong lĩnh vực trong chứng khoán – nơi Ngọ thấu hiểu nhất.
Đặc biệt góc nhìn này, tiến hóa của Ngọ theo thời gian như thế nào? Ít nhất đến thời điểm này (Tháng 10/2024). Để ta thấy rằng: “Mọi thứ sẽ luôn thay đổi, kinh doanh thay đổi, đầu tư thay đổi, và quan điểm thay đổi”
Level 1: Thái độ hơn trình độ, hay là sự biện minh?
Thái độ hơn trình độ – một câu nói quen thuộc, nhưng đằng sau có phải thế? Hồi xưa, khi còn là ngây dại, Ngọ tin câu nói này nhiều hơn.
Nhưng dù có những ý tưởng phản biện nó, nhưng ở thời đó, Ngọ vẫn tin là vậy. Ý tưởng phản biện khi đó: người khác lấy nó ra để biện hộ cho mình. Tức là họ dở, nhưng lại lấy cụm từ này để biện hộ cho sự bất tài của mình.
Nhưng dù sao đi nữa, Ngọ vẫn tin thái độ hơn trình độ. Một sự cảm nhận bề mặt và cho nó đúng.
Để ví dụ, Ngọ lấy ở trong chứng khoán:
Nhiều nhà đầu tư, khi Ngọ hỏi: “Điều gì giúp họ thành công trong đầu tư?”. Câu trả lời Ngọ nhận được kiểu:
“Họ có tinh thần học hỏi, phải nghiên cứu nhà đầu tư giỏi, đọc sách nhiều, kiên nhẫn, kỷ luật…”
Tất nhiên, Ngọ cũng gật đầu, và thấy rằng nhận thức nhà đầu tư thật tiến bộ. Và Ngọ tin một điều gì đó tốt đẹp trong tương lai.
Level 2: Trình độ hơn thái độ
Tất nhiên, cái gì cũng cần trình độ tốt lẫn thái độ tốt. Không thể tách rời. Nhưng ở đây, giống bỏ phiếu Tổng Thống Mỹ – chỉ chọn 1 người bầu làm Tổng Thống, thì sẽ bầu ai.
Ở level 1, Ngọ đã chọn Thái độ hơn trình độ; nhưng vẫn có sự phản biện. Sau này, Ngọ đổi góc nhìn, ở level 2 Ngọ chọn Trình Độ Hơn Thái Độ, khi mà Ngọ bị thuyết phục khi gặp anh Hoàng Nam Tiến (Phó Chủ Tịch trường FPT), sau đó – Ngọ được đồng tình.
Góc nhìn này được củng cố hơn, khi chia sẻ thêm của góc nhìn T.S Hằng – Giảng viên Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng.
Bởi theo những lý lẽ theo, thay đổi nghĩa của câu:
- Thay đổi định nghĩa mới: “Thái độ hơn trình độ”, được hiểu là với “Những người cùng trình độ thì sẽ chọn thái độ”.
- Chưa biết thái độ như thế nào, tuyển dụng thì người ta đã nhìn vào trình độ, như học trường nào, kỹ năng, hiểu biết kinh nghiệm.
- Thái độ hơn trình độ, thường được nói ra bởi những người kiểu trình độ thấp, để biện hộ rằng họ đầu tư cho thái độ.
Ví dụ trong chứng khoán:
- Warren Buffett có sự hiểu biết sâu sắc về đầu tư, ông có bằng MBA – Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh.
- Ngay cả những NĐT lớn, không có tốt nghiệp trường lớp kinh doanh, thì cũng là đầu to Jim Simons – tiến sĩ Toán Học; George Soros – tiến sĩ Triết học…
Những quản lý quỹ đầu tư, và ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới đều tuyển dụng những người có bằng cấp cao.
Thực tế, thông thường những nhà đầu tư giỏi, cũng thường có kiến thức đầu tư tốt, hoặc có khả năng học tập lớn, họ có bằng Thạc Sĩ, hoặc học trường Top đầu của đất nước.
Level 3: Thái độ hơn trình độ
Rõ ràng, bạn thấy Level 3 cũng kết luận giống Level 1 ở góc nhìn của Ngọ. Tuy nhiên, nhưng Ngọ tin có sự giác ngộ khác biệt nào đó, để chọn lại điều Ngọ đã chọn trước đó.
Quan trọng là biến quan sát – thông thường thái độ tốt thì cũng trình độ tốt, và trình độ tốt sẽ có thái độ tốt.
Nếu một người có thái độ như ham học hỏi, kiên trì, kỷ luật…. vậy tại sao không thể giỏi được? Đây là 1 lời đánh gục với những người hay ngụy biện kiểu “thái độ hơn trình độ”.
Thông thường, Thái Độ và Trình Độ sẽ có vùng trùng nhau rất lớn, theo Ngọ đến 70%-90%. Tức là những người có trình độ tốt và thái độ tốt, nhất ở cấp độ cao trong dài hạn.
Ví dụ sinh viên, có thể trình độ dễ thấy hơn, nhưng đến tuổi trung niên còn nói về trình độ, kiểu hiểu biết lớn, bằng cấp cao… thì e rằng thái độ chưa tốt.
Thực tế, 2 lý do khiến Ngọ suy nghĩ lại trình độ hơn thái độ. Tất nhiên, có những công việc cần trình độ cao hơn. Nhưng với 99% dân số, những người IQ không phải kiểu khoa học tên lửa, thì Ngọ sẽ chọn thái độ hơn trình độ.
Lý do 1: Trải nghiệm tính da thịt trong cuộc chơi
Khi Ngọ làm việc nhóm với một nhóm học viên thạc sĩ, Ngọ thấy sự thiếu trách nhiệm trong đó và cả giảng viên.
Họ có trình độ tốt, nhưng thái độ không tốt, khiến Ngọ phải nghiền ngẫm, và Ngọ lại tìm lại đến 2 người vĩ đại đó là Warren Buffett & Charlie Munger.
Rõ ràng, họ đã giúp Ngọ giải đáp được “lá phiếu” bầu của mình cho mệnh đề cần thiết.
Lý do 2: Nghe theo nghiên cứu khoa học
Thứ nhất phải nói rằng, những người Top đầu thường sẽ sở hữu cả 2, họ vừa thái độ tốt và trình độ tốt, nên được xem là hòa. Đây là phần giao trong 2 hình tròn trên.
- Năng lực tốt sẽ có tác động đến thái độ tốt.
- Thái độ tốt sẽ tác động đến năng lực tốt.
Vì con người sẽ phát triển từ nhỏ đến lớn, nên Ngọ tin năng lực tốt tác động thái độ tốt nhiều hơn.
Cái này liên đới đến kiểu vật chất quyết định ý thức trong triết học. Hoặc sinh học + tâm lý học hành vi: bố mẹ có gen tốt, giỏi hơn, sống môi trường tốt hơn -> đứa trẻ của họ khi còn nhỏ đã năng lực hơn và môi trường tốt hơn -> năng lực sẽ ảnh tác động đến thái độ nhiều hơn. Tất nhiên, không phủ nhận, thái độ cũng ảnh hưởng ngược lại đến đến trình độ.
Nhưng Ngọ viết, thông thường – muốn nói về người lớn nhiều hơn. Bởi web này là chứng khoán, và đối tượng Ngọ hưởng đến là nhà đầu tư, những người trưởng thành. Khi vào tuổi thanh niên, hoặc trung niên – Xem như 2 cái này đã hình thành nên như nhau.
Do đó, Cho nên giờ có 2 mệnh đề chỉ còn:
- Trình độ tốt, thái độ không tốt
- Thái độ tốt, trình độ không tốt.
Và ta chỉ chọn 1 trong 2. Ta chọn cái nào?
Tóm tắt ngắn 3 nghiên cứu:
“Khi chọn đối tác để hợp tác, người ta thường coi trọng thái độ tích cực và sự sẵn lòng hơn là năng lực. Điều này khiến người hợp tác cảm thấy thoải mái hơn về mặt cảm xúc và có xu hướng đưa ra những quyết định tài chính ưu tiên cho đối tác đó. (Xu và cộng sự, 2024).
Khi đánh giá hiệu suất công việc, cả khả năng nhận thức (kỹ năng và kiến thức) và động lực (một loại thái độ) đều quan trọng. Tuy nhiên, trong các nhiệm vụ đào tạo và thực hành, khả năng nhận thức thường quan trọng hơn. Trong khi đó, cho hiệu suất tổng thể, cả khả năng và động lực đều có vai trò ngang nhau. (Van Iddekinge và cộng sự, 2018).
Những người có khả năng nhận thức (hiểu biết) và cảm xúc (trí tuệ cảm xúc) cao thường ít có xu hướng ủng hộ các quan điểm cực đoan hoặc bảo thủ. Đặc biệt, trí tuệ cảm xúc là yếu tố quan trọng nhất giúp dự đoán ai sẽ có quan điểm kinh tế bảo thủ. (Van Hiel và cộng sự, 2019).
Do đó, từ nhiều bài nghiên cứu, chứ không chỉ 3 bài trên đâu nhé, nếu theo tỷ lệ %, Ngọ sẽ bỏ phiếu như sau:
55%-60% là cho thái độ, 40%-45% cho trình độ.
Do đó giờ Ngọ xem thái độ hơn trình độ.
P/S: Nếu là cử tri như dân Mỹ bỏ phiếu, thì Ngọ đang là cử tri “dao động” nhỉ.
Người có thái độ tốt thì về dài hạn họ sẽ có trình độ cao hơn. Thái độ tốt hữu ích cho dài hạn.
Trong đầu tư:
Kiến thức chứng khoán chỉ là Toán 4 (Peter Lynch) và chỉ là kiến thức tiểu học thôi.
Thì thái độ mới là yếu tố quan trọng hơn, để thắng lợi bền vững,
Level 4, Level 5
Tương lai là bất định, nên tương lai, cũng có thể Ngọ sẽ thay đổi quan điểm của mình. Bởi bản thân Ngọ cần làm việc và đánh giá con người.
Ít ra đối với nhà đầu tư, thì Ngọ cần xem xét CEO, và đội ngũ quản trị có tài năng và đáng tin cậy không?
Kết luận
Thái độ & Trình độ là 2 tiêu chí giao thoa, và những người hàng đầu đều có thái độ tốt và trình độ tốt. Chúng ta cần cả 2 trong mỗi con người.
Tuy nhiên, nếu chọn phân bổ tỷ trọng, sau 3 lần thay đổi, hiện tại Ngọ “bỏ phiếu” là 55%-60% là cho thái độ, 40%-45% cho trình độ. Nên đối với Ngọ thái độ quan trọng hơn trình độ.
Trong chứng khoán, thì chứng khoán chỉ là Toán lớp 4, nên thái độ mang tính quyết định nhiều hơn.