Một ý tưởng để ta tiến lên trong cuộc đời và đầu tư

Năng lực bạn và người ta nằm ở đâu?

Mỗi người có 1 chuyên môn: Vũ công, đầu tư, kinh doanh, đá bóng, đánh cờ… Trong chuyên môn cũng có những chuyên môn hẹp, như kinh doanh thì có chuyên môn Sales, chuyên môn Marketing, vận hành, có người hiểu về ngành sản xuất, có người dịch vụ khách sạn, người là dịch vụ giáo dục…

Nên tiếp tục chia nhỏ ra sẽ có chuyên môn Marketing về giáo dục, Marketing về Bất động Sản… Và cứ chia nhỏ ra sẽ có chuyên môn sâu hơn nữa, ví dụ Marketing cho giáo dục cấp 1 và Marketing cho giáo dục đại học.

Tất nhiên, hiện tại ngành Marketing đang thịnh, cụ thể 1 phần là điểm tuyển sinh nhóm ngành này rất cao. Thực tế, những những thời điểm Tài Chính – Ngân Hàng mới là hot.

Theo hiệu ứng tâm lý, có xu hướng tự tin thái quá, và cho mình giỏi (ảo tưởng sức mạnh)… nhưng mọi thứ cũng giống như chơi cờ.

Vua-co

Nếu bạn Elo 2000 điểm bạn được gọi là giỏi, tất nhiên người TOP dưới hoặc bình thường, khi chơi với bạn, gần như bạn là “vô đối”. Nhưng Nếu bạn gặp người có Elo 2500-2700 thì như thế nào? Bạn sẽ thua sấp mặt.

Ví dụ trong Anh văn, IELTS bạn được 7.0 – thực sự bạn rất giỏi, gần như ai ở dưới bạn ví dụ IELTS 5.0 sẽ khó thấy điểm yếu của bạn; nhưng người IELTS 8.5 thì sẽ như thế nào?

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Thậm chí là ngành nói, như MC, diễn giả, người bán hàng! Có những người nói siêu phàm, đạt đến Level siêu cao… sẽ cực dễ thuyết phục chúng ta, dù là sản phẩm dở tệ. Bởi ta bị hấp dẫn bởi năng lực nói của họ hơn là sản phẩm, điều ta cần!

Giỏi chuyên môn hay giỏi thuyết phục?

Rủi ro lớn nhất của kinh doanh là “những người dở nhưng giỏi thể hiện”- Buffett chia sẻ.

Bạn sẽ dễ bị hớp hồn bởi sự uyên tâm, biết dẫn dắt của người ta nếu họ có năng lực diễn thuyết. Có người đùa rằng: Diễn viên đi đóng vai giám đốc, còn ra dáng hơn ông giám đốc thực sự.

Thực tế, Ngu chuyên môn X + Giỏi thuyết phục => Khiến con người tin người nói giỏi chuyên môn X hơn. Còn bạn Giỏi chuyên môn nhưng dở thuyết phục, thì chỉ là những người gần bạn mới hiểu rõ thôi.

Ở đây có 2 bài học:

  1. Đừng tin những gì người ta nói, mà hãy nhìn năng lực thực của họ. Trong chứng khoán, dưới bằng chứng xã hội, đừng tin những người có 1000.000 theo dõi, hay họ có bằng cấp cao, quyền lực lớn. Điều duy nhất bạn nên làm là xem họ làm được gì trong chuyên môn của họ. Ví dụ kết quả đầu tư so với rủi ro trong 10 năm qua như thế nào.
  2. Bài học 2: Hãy tăng cường kỹ năng giao tiếp, ăn mặc tươm tất, bằng cấp cao. Bạn sẽ có tính thuyết phục cao hơn. Đây là thứ rẻ tiền nhưng hiệu quả lại cao. Tại sao, một số dân kinh doanh cần mua ô tô chỉ để đánh bóng thương hiệu?

Sự chính trực hay giỏi giang?

Trong thế giới đầu tư, điều gì xảy ra nếu bạn gặp 1 người quá giỏi nhưng thiếu sự chính trực?

Sự chính trực, thông minh, năng lượng là một điều cần của một doanh nhân Ngọ muốn tìm, Ngọ học theo lời Buffett.

Một người thiếu sự chính trực, bạn nên rời xa, trừ khi là bạn là luật sư họ hoặc một số nghề tương tự… bởi nếu họ sống chừng mực, họ sẽ giải quyết mọi chuyện tốt đẹp. Những người “bừa bãi”, dễ làm điều không tốt và do đó họ dễ cần luật sư hơn – Đây là chuyện người bố của Charlie Munger kể cho Munger!

Giống như kiểu, bạn là người bán hàng quần áo– trong khi khách hàng bạn chi tiêu chừng mực hợp lý, bạn sẽ “ít giàu hơn”. Còn một khách hàng chi tiêu vô tội vạ, bạn sẽ “giàu hơn”. Đó là mâu thuẫn giữa lợi ích của bạn và hành động của bạn.

Giống như môi giới chứng khoán, họ sẽ thích những nhà đầu tư giao dịch càng nhiều càng tốt thể hiện ở vòng quay tài sản, và đòn bẩy càng tốt. Nhưng nếu kết bạn hãy chọn người giao dịch ít và không dùng đòn bẩy tài chính! Cho nên định nghĩa khách hàng sộp là khách hàng chi nhiều tiền cho bạn, chứ không phải là khách hàng nhiều tiền nhưng chi ít tiền cho bạn.

Nhưng nếu kết bạn, hãy kết bạn với người chừng mực, hợp lý, chính trực, tài năng… chỉ cần vậy thôi, bạn sẽ bị lây tính cách của họ sang bạn một cách tự động.

Nếu dựa vào triết học Mác-Lênin hoặc tâm lý học hành vi: Môi trường, bối cảnh quyết định đến con người bạn nhiều hơn. Như lời Buffett nói:

Hãy chơi với những người chính trực và giỏi hơn bạn, họ sẽ kéo bạn theo hướng đó”.

Còn ở Việt Nam, có câu tương tự như: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, “Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở”. – Rõ ràng ông bà ta rất giỏi!

Trong đầu tư, hầu hết nhà đầu tư đến với chứng khoán, với mong muốn kiếm nhiều tiền, và sự tự tin cao kết quả giống gần giống với: “Cần cù + Ngu dốt = Thất bại”.

Thế mạnh ta ở đâu? Chuyên môn ta ở đâu?

Như ban đầu Ngọ nói, ai cũng có thế mạnh và năng lực riêng. Nhưng cũng có những điểm yếu chí mạng. Bạn có nghĩ rằng Ngọ có nên mổ ruột thừa cho người thân, để đỡ tốn tiền đi bệnh viện? – Khi làm vậy, bạn sẽ nghĩ là thằng Ngọ điên. Phải đi bệnh viện chứ?

Nhưng trong nhiều lĩnh vực, con người vẫn vậy thôi! Đó là một lời giải thích thú vị tại sao mọi người lại kém cỏi trong thị trường chứng khoán!

Khi một người mới hay là F0 vào chứng khoán, họ bắt đầu đọc tin tức do chuyên môn “nhà báo viết”, họ biết cách viết để khiến người F0 tin tưởng – nghề của họ mà. Rồi ta vào diễn đàn – Hầu hết công việc họ là kiếm khách hàng, vậy mục đích của họ là gì? Đó là kiếm khách, nếu họ thượng thừa ở chuyên môn Sales nữa là bạn “tiêu tài khoản” rồi.

10 ông thì 10 ông nói là sẽ giúp bạn kiếm được tiền. Nhưng ngay cả 10 ông thì 9,5 ông đã đầu tư không hiệu quả rồi.

Thế là tìm đến chuyên gia, họ là trưởng phòng, giám đốc chứng khoán… bạn nghĩ họ giỏi. Đúng, họ rất giỏi nhưng giỏi mang về doanh thu cho công ty, và có thể nhờ cả bạn nữa.

Ngọ không nói, tất cả đều tệ – nhưng:

Ngọ nói 9/10 chuyên gia chứng khoán sẽ là không hiệu quả!

Nếu suy rộng ra, có khi đó là Hệ Sinh Thái chăng?

Ngọ luôn hướng bạn đừng tin những gì người ta nói, hay xem họ đã làm gì và họ có chịu rủi ro tương ứng không, hoặc ít ra bạn nên tập trung vào kết quả. Đó là lý do, Ngọ đặt mục tiêu không đọc tin tức ấy, và sống tối giản.

Đừng tin những gì người ta nói, hay xem họ đã làm gì và họ có chịu rủi ro tương ứng không, hoặc ít ra bạn nên tập trung vào kết quả

Hãy nhìn chuyên môn, thay vì nhìn vào những gì người ta nói: – Hiệu ứng Tiến Sĩ Fox, một trò thí nghiệm khiến cả những chuyên gia trong ngành đều “tin sái cổ”. Vậy bạn với Ngọ là cái quái gì, nếu ở ngoài chuyên môn của mình. Ngoài chuyên môn của ta, ta chẳng khác nào đứa trẻ lên 3!

Ví dụ: Chủ tịch nói: “Tôi làm điều này vì lợi ích của cổ đông”  – Bạn đừng tin vội!

Bản thân Ngọ cũng thích sự công bằng, nhưng để đạt sự khách quan tối đa, bạn cũng ở level cực cao. Bởi vì: Miếng bánh chia 8/2 hoặc 7/3 nếu 8 phần bên bạn thì bạn gọi là công bằng?? – còn nếu 5/5 thì sao? Ngọ không nghĩ đa số sẽ cho đó là công bằng, khi liên quan đến lợi ích của mình, vì chúng ta có xu hướng thiên vị bản thân.

Dù gì đi nữa, hãy nhớ: Darwin (nguồn gốc các loài), với câu nói nổi tiếng:  Bác học không có nghĩa là ngừng học!, từng được Charlie Munger đem ra so sánh và giáo dục:

“Darwin là biểu tượng của con rùa chạy nhanh hơn con thỏ bằng cách khách quan cực độ!”

Nếu Darwin là rùa thì chúng ta là gì? Ốc sên hay khỉ mốc?

Kết luận: Ta là ốc sên hay khỉ mốc cũng được, miễn là tiến lên từng chút một!

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!