Theo bạn, có cách nào không làm gì mà vẫn có tiền, có ăn hay thành công không?
Ngày xửa ngày xưa, đã có lúc…
Bố mẹ của bạn: “Con phải học giỏi để vào trường tốt, để sau này có 1 công việc ngon lành.”
Sếp của bạn: “Tụi em phải chăm chỉ, dám thử thách để thăng tiến và thành công.”
Có khi sự thật là:
Bố mẹ: Mày phải giỏi & ngon lành để mà tao khoe với tụi bạn.
Sếp: Mày phải chăm chỉ và làm việc khó để tao có nhiều tiền hơn.
Bài viết này, KHÔNG có ý định phản biện sạch trơn việc cố gắng học giỏi, chăm chỉ hay chấp nhận thử thách. Chỉ là thêm 1 ý kiến suy nghĩ ngược chiều để ta thêm 1 góc nhìn.
Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!
Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!
Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết
Hãy xem đây là ý kiến BỔ SUNG thay vì nghịch chiều!
…
Đa số chúng ta đều muốn chúng ta có sức khỏe tốt, sống cuộc đời hạnh phúc, có cô vợ/bạn gái múp & xinh, hoặc anh chồng/bạn trai lắm tiền & biết nuông chiều…
Xa xa xa… chúng ta muốn chúng ta THÀNH CÔNG. Nhưng thành công là gì thì có thể đến 80-90% không có 1 định nghĩa rõ ràng.
Ví dụ về tài chính chút xíu:
Chúng ta muốn có NHIỀU TIỀN, nhưng rất ít người nói thẳng ra muốn có CỤ THỂ bao nhiêu tiền? Trong thời gian bao lâu?
Hoặc ta muốn có đứa con ngoan & giỏi. Vậy CỤ THỂ thế nào là ngoan, thế nào là giỏi? Thậm chí bản năng con người được đứa con ngoan & giỏi – theo tiêu chuẩn – thì lại muốn nó phải ngoan hơn nữa, và giỏi hơn nữa… Được voi đòi hai bà trưng là vậy.
…
Làm gì để có tiền, để thành công?
Rất nhiều người lướt facebook, hoặc mở báo lên đọc, hoặc tụ tập bạn nhậu nhẹt và chém về ông bà nào đó – nếu không phải người diễn viên ca sĩ, nếu không phải mấy chuyện công ty, hàng xóm thì là chuyện mấy ông giàu có – triệu phú này nọ, thành công thế nào.
Nhưng rồi cuộc sống ta vẫn cứ ì ra đó.
…
Nhiều người cứ nghĩ & cố gắng thực hành: Làm gì để thành công? Và đây là mô thức rất bản năng của con người nói chung. Chúng ta lấy nó để đánh giá công việc & đánh giá người khác.
Bỏ qua những định nghĩa phức tạp, mà Ngọ không giải thích được.
Ngọ tạm lượng hóa thành 2 nhóm:
- nhóm bình thường sẽ ở top 90% số đông
- và nhóm nhỉnh hơn thuộc top 10% còn lại.
Hay nói gọn là phân vị: phân vị 90% được xem là vượt trội so với 90%; phân vị 99% là vượt 99% người khác – tức là top 1% tốt nhất.
Nếu ta thuộc top 5%, 2%, 1%, 0.01% ở top trên thì càng tốt, tương ứng mức phân vị 95%, 98%, 99%, 99.99%. Ví dụ như các cá mập trên chương trình shark tank, nói về sự nghiệp, tiền bạc – ta cứ nghĩ họ ở mức 0.01%.
Đây giống như cuộc đua cá chép vượt long môn hóa rồng, hoặc đơn giản hơn ta nghĩ giống thời học sinh sinh viên của ta, ta được điểm 7.3 thì cố gắng điểm trung bình lên 7,5. Như vậy đã là sự tiến bộ.
…
Hầu hết chúng ta đều là người bình thường, nằm ở mức 90% số đông – thay vì phải cố gắng suy nghĩ và thực hành làm gì để thành công?
Ta sẽ đặt 1 câu tự hỏi hữu ích hơn:
- Làm gì để không thất bại?
- Không làm gì để thành công?
Nhưng câu hỏi bản thân Ngọ thực hành, dù chưa hoàn hảo đối với Ngọ là: KHÔNG làm gì để KHÔNG thất bại?
…
Charlie Munger – một tỷ phú đầu tư mà Ngọ ngưỡng mộ: “Mọi người cố gắng để thông minh hơn, tôi cố gắng để không trở thành 1 thằng ngốc.”
Trong đầu tư ngài Buffett cũng từng phát biểu, thực ra là ông học nó từ người thầy Benjamin Graham của mình, cách thắng trong đầu tư là không thua lỗ. “Nguyên tắc số 1 là không được để mất tiền, nguyên tắc số 2 là không quên nguyên tắc số 1″.
Việc tránh để trở thành 1 thằng ngốc thường đơn giản hơn, nhưng lại là trái bản năng của chúng ta.
Việc ta tránh trở thành người thất bại cũng ngược với bản năng tìm kiếm sự thành công. Hoặc việc ta không làm gì là bất thường so với việc ta phải làm gì.
…
Thực tế – bài viết này sẽ có 1 tiêu đề chuẩn hơn là: KHÔNG làm gì để KHÔNG thất bại, không nghèo, không thiếu tiền. – Nhưng Ngọ đặt tên Không làm gì mà vẫn có tiền.
Không làm gì sẽ trái bản năng khơi gợi sự tò mò, và thành công là ước mơ của người khác sẽ cuốn hút người nhấp chuột hơn.
Có khi đặt tiêu đề: Cách KHÔNG làm gì vẫn kiếm được 10 tỷ đồng sẽ khiến người đọc nhấp chuột hơn cũng nên.
…
Ông bà ta cũng rất tinh tường. Khi giúp các cô gái chọn chồng/chàng trai để tăng khả năng có 1 gia đình hạnh phúc – chí ít là cũng đỡ bất hạnh hơn – bằng cách khá hay ho. Đó là đúc kết về vấn đề tứ đổ tường.
Chỉ cần tránh “dính” vào các chàng tứ đổ tường: “Cờ bạc, rượu chè, gái gú, hút dách“. Thì mọi thứ sẽ ổn thôi.
Và cũng lưu ý thực tế là mọi thứ đều là xác suất: Gái xinh thì nhiều trai bu, trai giàu thì nhiều gái theo. Dù không cần cố gắng như vợ của Jeff Bezos (chủ Amazon), hay vợ của Bill Gates, hay vợ của Shark Bình.
Nếu lỡ (lỡ thôi nhé) – nếu rời xa hôn nhân hãy là cứ quý bà giàu có – và kiếm các anh chàng khác. Nhưng đối với người bình thường ít nhất sống với người không dính tứ đổ tường.
…
Ta thực hiện những việc không làm để không thất bại sẽ đơn giản và hữu ích hơn rất nhiều.
Buffett từng chia sẻ: “Người thành công và người cực kỳ thành công sẽ khác nhau ở 1 điểm là người cực kỳ thành công nói KHÔNG với hầu hết mọi thứ.”
Chúng ta là người bình thường – ta chỉ cần nói không càng nhiều thứ càng tốt. Chỉ vậy thôi. Khi ta không thực hiện việc KHÔNG hoàn toàn được, thì ta ta hạn chế thực hiện những việc đó đến mức thấp nhất.
…
Ta cần Không hoặc Hạn chế:
- Chúng ta không hoặc hạn chế việc vào facebook.
- Chúng ta không hoặc hạn chế việc đọc báo chí.
- Chúng ta không hoặc hạn chế bàn những chuyện vĩ mô, vi mô, chính trị…
- Chúng ta không hoặc hạn chế nói câu chuyện của hàng xóm,
- Chúng ta không hoặc hạn chế việc lười biếng
- Chúng ta không hoặc hạn chế việc trì hoãn.
…
Một người giỏi nhất trong lĩnh vực tiền bạc, tài chính còn không làm được, liệu 1 người bình thường ta sẽ làm được? Một bài toán vô nghiệm với số đông.
…
Nassim Nicholas Taleb – một giáo sư, trader, tác gia của bộ sách: Thiên nga đen, Trò đùa của sự ngẫu nhiên, Khả năng cải thiện nghịch cảnh, da thịt trong cuộc chơi. Với một chia sẻ Ngọ thích về ông, đại ý là Tôi đã kiếm đủ tiền rồi, nên tôi trở thành tác gia.
Ông nội và ông cố nội tôi là bộ trưởng bộ ngoại giao – và 2 ông ấy còn hiểu biết thua xa 1 tài xế taxi. Khi tôi hỏi vấn đề ấy thì tài xế nói tôi không biết, còn ông tôi thì lại nói suốt về điều ông không biết ấy. Không biết cũng là dạng hiểu biết.
…
Chúng ta hãy tưởng tượng vừa toán học, vừa trí não tí – dù trí não cũng có sự co giãn – có thể có diện tích to nhỏ tùy người. Tất nhiên có người vừa nghĩ sâu, vừa nghĩ rộng hơn so với chúng ta, họ có biệt tài.
Tuy nhiên ta TẠM THỜI cố định sự hiểu biết CHÍNH BẢN THÂN TA là diện tích hình chữ nhật không đổi, chứ không phải so sánh với người khác.
Vì vậy, Ta biết rộng sẽ không sâu, biết sâu sẽ không rộng. Người biết vừa rộng, vừa sâu thì có biệt tài ta không bàn ở đây.
Đáng tiếc bản năng con người thường thích rộng hơn là sâu, nên dễ hiểu biết nông – trái ngược với điều cần làm: “Nói không với hầu hết mọi thứ”.
Mô hình thu nhập bây giờ – là người thắng lấy tất cả. Khi bạn mở 1 quán ăn, thì 1 quán đông khách 9 quán còn lại khách lưa thưa. Do đó lợi nhuận sẽ tập trung vào 1 quán.
Giống như chạy cự ly 100m. Ta có:
- Usain Bolt người Jamaica với thành tích 9.58 giây – kỷ lục thế giới
- Kỷ lục chạy 100m của Việt Nam là 10.40 giây.
- Người bình thường chạy 100m là 17-25 giây.
Usain Bolt CHỈ chạy nhanh gấp đôi người bình thường. Nhưng nhờ biệt tài chạy đó ông đã sở hữu 90 triệu USD – gấp cả nghìn lần so với người bình thường.
Trong kinh doanh: Cũng là bán điện thoại, điện máy thì Thế giới di động lãi sau thuế cả hàng ngàn tỷ đồng (2021: 5000 tỷ và tiếp tục tăng), còn đa số dẹp tiệm hoặc lấy công làm lời.
…
Do đó, mô hình ở đây là ta không làm gì để thành công. Cụ thể người bình thường sẽ chấp nhận không biết rộng để hiểu sâu.
Lấy trí tuệ và nói về 10 việc thường thường – thì dùng trí lực đó tập trung vào 1 việc. Một việc đó sẽ phi thường đối với ta và vượt trội số đông – nên giúp ta kiếm được nhiều tiền hơn.
Bản thân cá nhân người viết, so với trước đây Ngọ nghĩ mình sự hiểu biết hẹp hơn, giống như là dọn rác của bản thân.
Đôi khi cảm giác thật khó chịu, khi nghĩ rằng ta chẳng biết gì cả – vì trái với bản năng dù là sự thật. Và chấp nhận ta không biết gì cả sẽ giúp chúng ta “tinh túy”, vì nó tập trung trong “vòng tròn năng lực” dù rất nhỏ của mình.
…
Không quan tâm, không làm gì ngoài vòng tròn năng lực nhỏ bé của mình sẽ đảm bảo bạn không thất bại.
Còn khi muốn làm bước đầu sẽ chỉ mang tính học hỏi, thăm dò. Vòng tròn năng lực của chúng ta cũng sẽ tăng lên, hoặc sẽ sâu hơn nữa – nhưng cần thời gian, chí ít là 1-5 năm!
Charlie Munger từng được mời đến một trường đại học để chia sẻ những bí quyết về thành công, ông chia sẻ về những điều khiến con người thất bại. Để thành công là tránh xa những điều khiến con người thất bại
Trong 1 lần khác, trong đại hội cổ đông Bershire Hathaway 2004, một cổ đông đã hỏi: “Làm thế nào để thành công trong cuộc sống?
Munger trả lời: “Không hút ma túy, không vượt đèn đỏ, không nhiễm AIDS.”
Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.
Bài viết trọn vẹn quá Thầy ơi. Giờ thì e cảm giác hiểu đc câu chuyện có lần Thầy kể về giáo sư Tversky.
Mong Thầy viết nhiều hơn về chủ đề tâm lý học hihi
Cảm ơn Hoàng Huy.