Khi lười biếng là 1 loại tài sản. Công việc thực sự của Ngọ là gì?

Có lẽ, ta thường yêu cầu người khác quá cao, trong khi ta cho phép bản thân chỉ ở mức tà tà là được. Ta quyết liệt phán xét người khác và dung túng cho bản thân mình.

Ta yêu cầu ai đó học về cách tiết kiệm tiền, nhưng đôi khi ta còn không chịu học cách sử dụng smartphone sao cho tối ưu, đọc web nào để hiệu quả.

Bạn giỏi Tiếng Anh, bạn có thể nói Tiếng Anh phải học thế này thế kia. Bạn giỏi Toán bạn yêu cầu người ta phải cần XYZ để tốt hơn. Bạn giỏi kiếm tiền, thì nói chúng ta cần ABC để phát triển tư duy tiền bạc.

Đôi khi chúng ta hãy nói phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu. Nhưng có khi đó là sự giáo điều trong lời nói. Ngọ không biết xếp mình vào loại người nào, cho đến khi đọc được cụm từ: “Thực nghiệm hoài nghi” – ít nhất nó đúng trong bối cảnh hiện tại con người Ngọ.

Một trong những công việc Ngọ là DẠY HỌC và nhiều học viên vẫn gọi là THẦY. Nhưng Ngọ biết rằng giáo viên, bác sĩ, chuyên gia, sếp, doanh nhân … vẫn được xếp nhóm là giáo điều bậc nhất. Ngọ cảm giác khó chịu với những lời nói mà chính người nói không làm được.

Các em phải biết chăm chỉ? Đề môn Vật Lý rất dễ. Nhưng 96,69% giáo viên thà ngồi quẹt điện thoại, hơn là tìm cách để nâng cao năng lực dạy học và tư duy của mình.

Giáo viên đáng lẽ là người học nhiều nhất, nhưng có khi họ lại là người không chịu học.

Một giáo viên không chịu học, thì tốt nhất nên chuyển sang nghề khác

Ngọ chẳng bao giờ đổ lỗi giáo viên, bởi khi Ngọ tin rằng vật chất quyết định ý thức (Triết học Mác- Lê Nin). Tức là Ngọ vẫn có niềm tin là ngoại cảnh mang tính quyết định nhiều hơn. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Cách thụ động để giỏi hơn, là chơi với 5 người mà họ giỏi hơn bạn. Vô tình bạn sẽ bị lây lan tư duy và suy nghĩ của họ lúc nào không hay. Cách này khá nhàn và giúp ta tốt hơn, thậm chí là giàu hơn. Chơi với người giàu nhiều, cũng giúp bạn giàu hơn.

Nếu lương giáo viên trung bình là 30-40 triệu/tháng – có thể sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt ở ngành giáo dục. Thì những bạn có tâm và năng lực sẽ bớt vào các ngành hot để tranh nhau học sư phạm.

Khi đó, có thể ngành giáo dục sẽ sạch hơn, vì thành 1 ngành cạnh tranh. Và đôi khi ở đâu đó, có khi cần tốn tiền nhiều hơn, để có 1 công việc… Ngọ không biết nữa.

Nói về vấn đề này, Ngọ lại nghĩ đến những bạn Ngoại Thương ra trường đi dạy và mở các trung tâm dạy Anh Văn. Có lẽ giáo dục cũng là 1 ngành kinh doanh béo bở. Trường UEH Đại học kinh tế Hồ Chí Minh – mà Ngọ đã từng học có doanh thu trên 1000 tỷ rồi.

du-lich-5
Malaca – di sản thế giới

Khi bắt đầu quan tâm đến giáo dục, Ngọ bắt đầu giải quyết vấn đề theo suy nghĩ học sinh tiểu học. Trên 80% vấn đề, Ngọ cảm giác có thể giải quyết được bằng Toán lớp 4. Phần còn lại, thường không quan trọng lắm, ta có thể xài kiến thức cấp 2 hoặc cấp 3.

Vì là người lười biếng, Ngọ nghĩ ta có thể áp dụng dựa vào môi trường và thiên hướng sẽ giúp chúng ta nhàn hơn. Ở góc độ thực hành thì cần chậm mà chắc để hình thành thói quen.

Thiên hướng là gì?

Ta quay về thời cấp 3 – người có năng lực về Toán, có thể vào chuyên Toán, người có năng lực về ngoại ngữ, có thể vào chuyên ngoại ngữ, và giỏi văn có thể thi văn. Bởi thật khó mà so sánh giữa Ronaldo với Magnus Carlsen, thật khó so sánh giữa Warren Buffett và Albert Einstein…

Rồi vào đại học, ta có thể may mắn học đúng thiên hướng của mình, có người vào kinh tế, có người làm nghề sư phạm, có người làm kỹ thuật… Tất nhiên, đến 50% rồi ra trường làm trái ngành.

Ngọ cũng có làm kinh doanh, và Ngọ lại thích nghe những người làm kinh doanh – và đôi khi là doanh nhân nói chuyện.

Bản thân Ngọ, muốn trở thành người lai giữa người làm kinh doanh và học thuật. Hay nói cách khác – dù đôi khi thấy những tiêu cực từ 2 giới này, nhưng Ngọ lại ủng hộ 2 giới này ở vấn đề khác. Hay nói cách kiểu dĩ hòa vi quý là ủng hộ cả 2 (nhìn có vẻ rất phương Đông), nhưng có khi nhìn ở góc độ thẳng thắn  là phản bội cả 2. Ngọ chẳng quan tâm.

Triết học: “Cái gì cũng có ưu cũng có nhược”. Hay “Cái gì cũng có phần đúng, phần sai” – nếu triển khai ra đến vô cực, ta sẽ chẳng biết chỗ nào là thực sự đúng, chỗ nào là thật sự sai.

Chứng minh câu nói trên như sau: Nếu một sự việc ta tách bạch được 2 phần là: A là đúng, B là sai. Nhưng vì cái gì cũng có phần đúng, phần sai – suy ra phần A là đúng, là mệnh đề cũng có phần đúng phần sai. Còn phần B sai thì cũng có phần sai, phần đúng.

Thật là một trò chơi cù lần kéo dài đến vô cực.

Nhà triết học Seneca – cách đây 2000 năm từng phát biểu:

Ưa bận rộn không có nghĩa là chăm chỉ.

Loi-chuc-hoc-vien-20.11
Lời chúc của học viên ngày 20.11

Trong thời đại này, có thể bận rộn là 1 sự lười biếng kiểu mới. Bởi chúng ta làm việc nhưng không hiệu quả, chỉ vì để ta thấy mình làm việc. Đầy NĐT siêng năng và thua lỗ đó thôi!

Thực tế: Sự lười biếng cũng có những ưu điểm nhất định. Đó là bạn làm rất ít việc và có rất ít việc để làm. Đây là 1 nguyên lý căn bản của 80/20 – Nếu bạn nguyên cứu sâu đến level 3, nguyên lý mới sẽ thành 50/1.

Nguyên lý 50/1: Tức là 1% đầu vào quyết định 50% hiệu quả, còn 50% đầu vào quyết định chỉ 1% hiệu quả.

Ta có thể không giỏi thực hiện được 1% đầu vào hiệu quả nhất, thì ta có thể bỏ đi 50% việc không hiệu quả. Tự nhiên, ta có 50% thời gian trống – mà chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống ta cả.

Một câu nói vô cùng nổi tiếng của tỷ phú Bill Gates:

“Tôi luôn chọn những người lười biếng cho những công việc khó khăn. Bởi vì họ luôn biết cách tìm ra những con đường dễ dàng nhất để thực hiện nó”.

Hãy siêng năng để lười biếng. Và hãy lười biếng để siêng năng.

Siêng năng làm những việc quan trọng, để không bận tâm đến công việc bình thường.

Hãy lười biếng trong công việc bình thường để tâm trí cho những việc quan trọng.

Một câu hỏi Ngọ thường khó trả lời nhất: Ngọ làm công việc gì?

Trong khuôn khổ bài viết này. Ngọ sẽ trả lời câu hỏi này là CÔNG VIỆC NGỌ LÀ CHƠI CHẲNG LÀM GÌ. Bản thân Ngọ trả lời, dù rất chân thật, thì cũng hiếm ai tin.

Đó là câu trả lời chuẩn xác nhất và chân tình nhất – nó chiếm thời gian nhiều nhất của 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng hay 1 năm. Nhưng nếu nói ra, sẽ khiến người khác khó tin nhất.

 “Kỹ năng quan trọng nhất để trở thành một nhà đầu tư giỏi là phải hài lòng với việc chẳng làm gì trong thời gian dài và điều đó hoàn toàn tốt.” Mohnish Pabrai

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!