Đầu tư cổ tức năm 2023 – Hướng dẫn cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ tức được ví như con gà đẻ trứng vàng cho quý nhà đầu tư. Hãy tưởng tượng việc bạn nhận được tiền cổ tức thường xuyên, mà chỉ cần sở hữu một danh mục đầu tư cổ phiếu. Nghe hấp dẫn quá đúng không?

Đầu tư cổ tức là gì?

Đầu tư cổ tức là sở hữu danh mục đầu tư trả cổ tức đều đặn. Thông thường, doanh nghiệp sẽ trả cổ tức cho cổ đông từ 1-4 lần/ năm. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào trên sàn chứng khoán cũng trả cổ tức.

lich-su-tra-co-tuc-vnm
Lịch sử trả cổ tức VNM

Với một số tiền đầu tư nhất định, các nhà đầu tư cổ tức có thể nghỉ hưu sớmsống bằng tiền cổ tức của mình.

Đầu tư cổ tức khác với đầu tư cổ phiếu thông thường như thế nào?

Đầu tư chứng khoán thông thường là việc mua thấp và bán cao, để kiếm lời.

Đối với nhà đầu tư giá trị hay nhà đầu tư theo phân tích kỹ thuật, thì chênh lệch giữa bán và giá mua, đó là hình thức mang lại lợi nhuận chính. Ngược lại, đầu tư cổ tức mang lại cho cổ đông lợi tức khi nắm giữ cổ phiếu.

Hãy nghĩ về cổ phiếu như nuôi một con gà mái. Với đầu tư thông thường, bạn phải bán gà để thu hồi vốn và lợi nhuận.

Với đầu tư cổ tức, bạn có thể giữ con gà lại và thu lợi nhuận từ việc bán những quả trứng mà nó đẻ ra. Do đó, nhà đầu tư cổ tức kiếm được tiền từ cả việc bán trứng và bán gà-khi họ muốn.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Bạn có khao khát trở thành một chiến binh cổ tức, nắm giữ danh mục đầu tư – vừa liên tục trả tiền cho mình – vừa tiếp tục tăng trưởng?

dau-tu-co-phieu-co-tuc
Đầu tư cổ tức

Không chần chờ nữa, bây giờ Ngọ sẽ hướng dẫn bạn cách hoạt động của đầu tư cổ tức, tại sao bạn nên quan tâm đến việc đầu tư cổ tức, chiến lược đầu tư cổ tức có thể thực chiến NGAY và LUÔN.

Tại sao đầu tư cổ tức?

Bạn nên cân nhắc đầu tư vào cổ tức, vì những lý do sau:

Cổ tức đi din cho c phiếu cht lưng

Cổ phiếu trả cổ tức thường chứng minh công ty có dòng tiền vững mạnh, an toàn cho các nhà đầu tư.

Cổ phiếu cổ tức có xu hướng bảo toàn giá trị của chúng tốt hơn trong thời kỳ suy thoái kinh tế và thị trường giá xuống.

Theo nghiên cứu, cổ phiếu cổ tức có xu hướng tăng trưởng theo thời gian và có ít biến động hơn so với cổ phiếu không trả cổ tức.

Trường hợp cá biệt: Cổ phiếu công ty Bershire Hathaway của Warren Buffett không bao giờ chia cổ tức trong suốt gần 50 năm qua.

Cổ tức mang lại dòng tiền bền vững

Trong khi giá cả của cổ phiếu biến động liên tục. Do đó, đầu tư lãi vốn thông thường, nghĩa là chênh lệch giá bán – giá mua, nhà đầu tư buộc phải theo sát diễn biến thị trường.

Đầu tư cổ tức lại là việc nắm giữ cổ phiếu trong một thời gian dài. Cổ tức có thể mang lại dòng tiền bền vững, bất kể thị giá của cổ phiếu tăng hay giảm.

Đây là bí mật để nhiều nhà đầu tư nghỉ hưu sớm và có thời gian du lịch vòng quanh thế giới – nhờ đầu tư cổ tức cả đấy!

Là phao an toàn cho nhà đầu tư phòng thủ

Đối với những nhà đầu tư phòng thủ – việc nhận tiền mặt từ công ty – mang tính đảm bảo hơn nhiều. So với việc công ty giữ lại tiền và chạy theo những cơ hội “hào nhoáng” nhưng không chắc chắn.

Cổ tức đến từ đâu?

Cổ tức bằng cổ phiếu có thể đến từ 3 nguồn. Chúng ta có thể tìm thấy chúng trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong báo cáo thường niên của công ty:

Hoạt động kinh doanh

Lý tưởng nhất là tất cả cổ tức của bạn sẽ đến từ hoạt động kinh doanh (mua và bán các sản phẩm và dịch vụ của công ty).

Đây là hoạt động cốt lõi để kiếm lợi nhuận của công ty. Công ty trả cổ tức từ lợi nhuận kinh doanh chứng tỏ công ty làm nên ăn ra, rất đáng để tin tưởng dài hạn.

Đầu tư

Nhà đầu tư nhận được cổ tức từ các khoản đầu tư của công ty. Đây là tiền từ việc thanh lý tài sản, bán nhà máy thiết bị, bán công ty mình đầu tư, hoặc là nhận cổ tức từ công ty khác.

Tài chính

Một số doanh nghiệp thậm chí là vay tiền từ ngân hàng để cổ tức cho cổ đông của mình. Điều này nhằm để làm yên lòng các cổ đông của mình, cũng như tạo vỏ bọc tốt cho công ty.

 Nhà đầu tư đầu tư sẽ không muốn tiền cổ tức của họ là của đi vay. Tin Ngọ đi, bạn cứ thử quan sát mà xem.

Cổ tức tốt và cổ tức xấu?

Cổ tức tốt đến từ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, những khoản này thường bền vững khi doanh nghiệp phát triển.

Cổ tức đến từ hoạt động thanh lý tài sản thường chỉ là khoản tiền đột biến, có trong 1-2 năm.

Một số công ty có lãi nhưng không có dòng tiền, cổ tức có từ hoạt động đi vay để trả cho cổ đông.

Các hình thức trả cổ tức, thuế cổ tức chứng khoán?

Hình thức trả cổ tức gồm: Trả cổ tức bằng tiền và cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng (bản chất giống hệt như trả cổ tức bằng cổ phiếu). Ngoài ra, còn có quyền mua cổ phiếu ưu đãi.

Cổ tức bằng tiền sẽ làm giảm lượng tiền của doanh nghiệp trong việc kinh doanh, nhưng suy cho cùng đó mới là mục đích chính của kinh doanh.

Cổ tức bằng cổ phiếu, công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ đông, thay vì tiền mặt nhằm giữ lại tiền cho hoạt động kinh doanh của mình.

Thuế cổ tức chứng khoán: Khi nhận cổ tức bạn sẽ bị đánh thuế 5%

Nhược điểm của cổ phiếu trả cổ tức?

Tất nhiên, cái gì có ưu điểm thì cũng có nhược điểm. Dưới đây là những nhược điểm của việc trả cổ tức mà nhà đầu tư cần cân nhắc.

Nhược điểm của trả cổ tức bằng tiền mặt

  1. Chịu thuế 2 lần. Lần đầu là thuế thu nhập doanh nghiệp (hiện tại là 20-22%). Tuy nhiên tùy ngành nghề đặc thù vùng miền mà có những ưu đãi về thuế riêng.
    Thuế thứ 2 là thuế thu nhập cá nhân cho phần cổ tức là 5%. Khi công ty trả cổ tức 2.000 đồng, bạn thực nhận chỉ là 1.900 đồng.
  2. Đối với công ty đang khó khăn về tài chính, hay công ty đang giai đoạn phát triển nhanh, mở rộng – trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm lượng tiền trong doanh nghiệp.

Trả cổ tức khiến doanh nghiệp thiếu hụt tiền để mở rộng sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Nhược điểm của trả cổ tức bằng cổ phiếu

  1. Vì vốn hóa không đổi, chia cũng như không chia, trong khi đó nhà đầu tư phải chờ 2-3 tháng để cổ phiếu mới phát hành về tài khoản có thể bán được cổ phiếu trả cổ tức.
  2. Doanh nghiệp đầu tư những dự án không hiệu quả, khiến giá cổ phiếu giảm thêm.
  3. Có khi dính thêm cổ phiếu lẻ và khó bán được và thậm chí phải trả thuế

Những số liệu mà nhà đầu tư cổ tức cần biết?

Tỷ suất cổ tức (Dividend yield)

Ví dụ:  cổ phiếu của công ty XYZ có thị giá là 200.000 đồng.

NĐT nghe nói công ty XYZ trả cổ tức cao 30%/năm. Nghĩa là 30% của mệnh giá, và mệnh giá là 10.000 đồng, nên cổ tức bằng tiền 30% tức là 3.000 đồng.

Nhiều NĐT tưởng bở, đinh ninh rằng cổ tức 30% ca thị giá, 30% của 200.000 đồng là 60.000 đồng. Không cao ngất ngưỡng như vậy đâu!

Dù thị giá là bao nhiêu đi nữa, 100.000 đồng hay 30.000 đồng, thì cổ tức a% bằng tiền thì công ty cũng chỉ là: a% x 10.000 đồng, tức là ( a x 100) đồng.

Tỷ suất cổ tức cho biết công ty trả cổ tức bao nhiêu so với giá cổ phiếu. Tỷ suất cổ tức là tỷ lệ cổ tức trả bằng tiền mặt chia cho giá cổ phiếu.

Tỷ suất cổ tức = Cổ tức bằng tiền / Thị giá

Thông thường, nhà đầu tư cổ tức sẽ mua cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao hơn lãi suất ngân hàng. Đây là cách đơn giản cho những nhà đầu tư mới. Lưu ý cần cổ tức cần phải ổn định qua nhiều năm.

Bí quyết săn được những cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao?

Trên thị trường chứng khoán, nếu bạn chăm chỉ nghiên cứu, bạn sẽ tìm thấy được một số cổ phiếu trả tỷ suất khá hấp dẫn. Có thể từ 10-14%/năm, rõ ràng hấp dẫn hơn nhiều so với mức gửi ngân hàng 6.5%/năm.

Một cách nữa là bạn hãy chờ đợi đến lúc giá cổ phiếu giảm rồi mua vào, khi đó tỷ suất cổ tức cũng sẽ tăng lên.

Tỷ lệ thanh toán (Payout ratio) 

Tỷ lệ thanh toán được tính bằng cách chia số tiền công ty dành để trả cổ tức cho thu nhập ròng. Tỷ lệ này thể hiện số tiền mà công ty trả cho các cổ đông bằng bao nhiêu phần so với thu nhập của nó.

Tỷ lệ này tốt hoặc bền vững, thì phải nhỏ hơn 1.

Nếu tỷ lệ chi trả lớn hơn một, công ty đang trả nhiều hơn số tiền nó kiếm được. Điều này có thể không bền vững trong dài hạn. Nhà đầu tư cần cẩn trọng khi đầu tư cổ tức vào những cổ phiếu như thế này.

Cách tìm cổ phiếu có cổ tức tốt nhất hiện nay

Tìm kiếm các cổ phiếu cổ tức tốt nhất đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích và so sánh.

So sánh tỷ suất cổ tức của các công ty tương tự

Nhà đầu tư chỉ có thể kết luận rằng cổ phiếu của mình là tốt hay không, khi biết về hoạt động của các công ty khác.

Sẽ hữu ích nếu so sánh tỷ suất cổ tức của công ty mình đã chọn với các công ty cùng ngành và đối thủ cạnh tranh.

Nhìn vào lịch sử trả cổ tức

Một cách tuyệt vời để đánh giá cổ phiếu trả cổ tức là xem xét lịch sử trả cổ tức. Công ty có lịch sử trả cổ tức đều đặn, có sự tăng trưởng cổ tức trong thời gian dài như vài chục năm, thể hiện sự bền vững của công ty.

Ngược lại, công ty có lịch sử trả cổ tức không đều, có năm trả cổ tức và năm không trả cổ tức, cổ tức không có sự tăng trưởng, là dấu hiệu cảnh báo.

Quy trình trả cổ tức

Ngày giao dịch không hưởng quyền (Ngày GDKHQ)

Ngày giao dịch mà nhà đầu tư mua chứng khoán sẽ không được hưởng các quyền lợi của cổ đông như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham dự ĐHCĐ…

Ngày đăng ký cuối cùng (Ngày ĐKCC)

Ngày chốt danh sách khách hàng sở hữu chứng khoán, và là ngày tổ chức phát hành lập danh sách người sở hữu chứng khoán với mục đích để thực hiện các quyền cho cổ đông.

Tại ngày chốt danh sách, nếu nhà đầu tư có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…

Quy định hiện nay, với các giao dịch bình thường, thời hạn thanh toán là T+2. Nghĩa là thời hạn thanh toán là 2 ngày làm việc (trừ thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ).

Cụ thể là thời gian từ ngày giao dịch (mua/bán) đến ngày nhận được chứng khoán hoặc tiền là 2 ngày (ngày giao dịch tính là ngày T+0).

Do đó, nhà đầu tư mua cổ phiếu ngày làm việc liền trước ngày đăng ký cuối cùng sẽ không có tên trong sổ cổ đông. Vì giao dịch chưa được thanh toán, do vậy sẽ không được hưởng quyền. Cụ thể xem sơ đồ bên dưới.

Như vậy, nhà đầu tư mua chứng khoán trước ngày giao dịch không hưởng quyền, sẽ có tên trong danh sách được hưởng quyền.

Nếu mua từ ngày giao dịch không hưởng quyền trở về sau, thì nhà đầu tư sẽ không có tên trong danh sách  được hưởng quyền.

Chỉ cần cổ đông có tên trong danh sách vào ngày chốt quyền, cổ đông đó đương nhiên được hưởng quyền lợi, không kể cổ đông đó đã giữ cổ phiếu từ lâu hay mới chỉ được ghi tên vào trước ngày chốt quyền.

Ví dụ: Ngày 18/9, Vimamilk (mã: VNM) công bố tạm ứng cổ tức với tỷ lệ 20%/mệnh giá (tương đương với 2.000 đồng/CP). Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 25/9 (thứ 6) và ngày đăng ký cuối cùng là ngày 28/9 (thứ Hai).

Như vậy, vào ngày 28/9, tất cả các cổ đông có tên trong sổ đăng ký cổ đông của Vinamilk sẽ được quyền nhận cổ tức như trên.

Vì áp dụng thời gian thanh toán theo quy định T+2 (không tính thứ Bảy, Chủ Nhật), ngày giao dịch không hưởng cổ tức là 25/9 nên nhà đầu tư nào mua cổ phiếu từ ngày 25/9 trở đi sẽ không được quyền hưởng cổ tức lần này.

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!