Kỹ năng đối diện bản thân – Hiểu về sự tự lừa dối mình

Ai là người lừa dối nhất?

Tầm chục năm hơn về trước, Ngọ từng đọc trong 66 câu Phật học, và Ngọ ấn tượng  câu này, dù chẳng hiểu mấy:

3 điều con người làm giỏi nhất là dối mình, dối người và bị người dối

Rồi cứ đọc thôi và trải nghiệm thì hiểu ra hơn. Mỗi cuốn sách, Ngọ vô tình lượm lặt được 1 chút – thế là dồn lại thành 1 góc nhìn.

Và 2 cuốn sách có phần trực diện vào đề tài này đó là:

  • “Mọi người đều nói dối” – Seth Stephens-Davidowitz viết. Dựa vào thống kê khoa học và dữ liệu.
  • Sự thật về sự không trung thực – do nhà tâm lý Dan Ariely viết. Dựa vào tâm lý học và những nghiên cứu thực nghiệm.

Rất nhiều sách nói về đề tài này, nhưng nó chỉ là 1 phần nhỏ của 1 chương sách hoặc đại loại vậy.

Chia sẻ là vậy, chứ con người biết nhiều quá về “sự giả dối” sẽ  khó hạnh phúc hơn. Đọc nó, với tinh thần nhân văn, và cảm thông, nhưng phòng ngừa thì đọc – để hiểu đúng bản chất lừa dối, để sửa mình thì đọc – bởi chính ta mới là người lừa dối bản thân nhiều nhất.

Ngay cả mình còn lừa mình thì trách ai lừa mình đây! Thực tế, chẳng ai giỏi lừa đảo bản thân mình giỏi bằng chính mình cả. Thông qua hành vi con người, Ngọ tin số đông sẽ khó chấp nhận điều này.

Ai lừa  Ngọ nhiều nhất? Đó chính là bản thân Ngọ.

Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!

Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!
Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết

Nguyên nhân của sự lừa dối

Có rất nhiều nguyên nhân khiến ta lừa ta. Vì cái tôi (ai cũng có cái tôi cả, chỉ khác ở mức độ), vì cơ chế phòng vệ, tâm lý phủ nhận, hợp lý hóa, đổ lỗi, cảm giác mình tốt đẹp, về động cơ cá nhân….

Và hầu hết, mọi người đều không nhận là những điều đó. Đó là lý do mình rất dễ lừa đảo mình.

Ưu điểm lừa dối bản thân: đó là những phần thưởng nhỏ ngắn hạn, bạn thấy vui vẻ, hạnh phúc… “lỗi tại lý do ngoài thân” khi đổ lỗi, con người sẽ thấy sướng hơn “lỗi tại tôi”. Thành công là do năng lực bản thân, nó sướng hơn nghĩ thành công do may mắn. Điều này cũng làm ta khó thấy việc mình lừa dối mình.

Nhược điểm của nó, thường gây hại cho dài hạn; cuộc sống chúng ta rơi vào khó khăn hơn, đầu tư, kinh doanh, cuộc sống dễ thất bại, công việc khó khăn. Nhưng cũng yên tâm, việc lừa dối bản thân cũng giúp khi chuyện bất trắc xảy ra, ta thấy mọi chuyện không đến nỗi nào, cũng ổn cả thôi và đôi khi là tốt đẹp.

Ai cũng là người lừa dối bản thân mình nhất, mà mình không biết. Vì nó ở “thâm sâu cùng cốc của 1 người rồi”.

Cuộc đời cái gì cũng có ưu có nhược, nên không có gì trọn vẹn cả. Bởi chọn ăn cái bánh hôm nay hay chọn ăn 2 cái bánh vài năm sau, đó là quyết định của mỗi người. Nói chung là khó, nó cũng liên quan đến tâm lý, thiên vị hiện tại. Đó là lý do nhiều người vẫn xài thẻ tín dụng để nợ nần, hoặc không tiết kiệm, thích đổ lỗi, nóng giận.

Chúng ta không trách ai hết, bởi những người kinh doanh, truyền thông, họ thiết kế ra để khiến người khác cái gì cũng muốn, họ mới bán được hàng, lôi kéo sự chú ý – dù nhiều thứ trong đó vô dụng.

Con đường nhiệm màu

Nếu bạn lựa chọn giảm đi sự tự lừa dối bản thân, con đường này rất gập ghềnh, và đau khổ, nhưng thú vị.  Đây là những mẹo giúp ta tiến gần đến thực tế hơn –chúng ta giảm dối trá với bản thân mình, chứ không phải triệt tiêu sự tự dối trá.

Trong Phật Giáo có câu: “Khi bạn thành thật được với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối bạn.”

Quan điểm Ngọ là: Hồi xưa ai lừa mình 10, giờ còn lừa 9.9 cũng là điều tốt đẹp rồi. Rồi tích lũy tiếp từng chút để còn 9.8  và cứ thế mà làm.

Đây là 3 mẹo của Ngọ:

  1. Chúng ta có thể đọc sách, nhận diện vài lỗi như sự ghen tị, tâm lý phủ nhận, lạc quan, bi quan, hợp lý hóa, thiên vị bản thân – luôn cho mình tốt đẹp và mình đúng… là bước đầu.

Nhưng, biết rồi, vẫn làm vậy thôi, thậm chí không hề giảm tí nào. Nhưng ý thức nó đã là sự đáng khích lệ.

  1. Đây là cách Ngọ ứng dụng: Tự kỷ ám thị và coi trọng thực hành (da thịt trong cuộc chơi). Cụ thể:

Khi Ngọ phát hiện Ngọ sai lầm. Ngọ cảm thấy vui, Ngọ liên tưởng nó giống du lịch để phát hiện điều mới mẻ, thấy sai thì có cơ hội sửa sai, và tốt hơn. Con người thường lừa dối nên khó nhận ra sai lầm của mình khi nó còn nhỏ cho đến khi hậu quả lớn xảy ra

Động lực ban đầu buộc Ngọ thích nghiên cứu và phát hiện sai lầm mình, không phải là sự tốt đẹp – mà là sự cạnh tranh. Bởi Ngọ phát hiện điểm sai của mình để sửa nó, còn hơn đối thủ phát hiện sai lầm của Ngọ rồi trừng phạt Ngọ.

Nhưng khi làm 1 thời gian, và thấy nó tiến bộ và hiệu quả – thì động lực bên ngoài sẽ chuyển thành động lực bên trong – Ngọ thấy vui khi chơi trò chơi này.

  1. Hãy nghĩ mình là người bình thường, số đông có xu hướng nghĩ mình đặc biệt hơn người khác, bởi bản chất điều này đã là sự tự lừa dối bản thân rồi. Bản thân Ngọ muốn nghĩ Ngọ là con khỉ, và Ngọ là người nguyên thủy – tinh thần là vậy.

“Con người xu hướng giống nhau, hơn là khác nhau”  – Mà ta dễ thấy lỗi người khác hơn là chính lỗi của mình.

Ở góc độ tổng thể, lỗi của người khác sẽ là lỗi của mình.

Do đó, Người ta lỗi sao, Ngọ cũng lỗi vậy.

“Tinh thần không lừa dối bản thân là một trong những tinh thần tốt nhất mà bạn có thể có. Nó mạnh mẽ vì nó rất hiếm.” – Charlie Munger

Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.

Khám phá phương pháp đầu tư an toàn và vượt trội này! ⇒ Đọc bài chi tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!