Thế giới đầu tư, khi giá cả và bảng giá là những con số nhảy múa giống như những gã say rượu, thì vẫn còn đó Philip Fisher – lặng lẽ ở đằng sau ánh đèn sân khấu, nhưng mang lại những giá trị học hỏi mạnh mẽ cho bất cứ ai – dù là nhà đầu tư xuất sắc nhất thế giới Warren Buffett.
Philip Fisher đã mở đường cho những nhà đầu tư sau này, tìm kiếm những công ty chất lượng, tăng trưởng tốt và giữ chúng lâu dài để vượt qua những mùa bão tố. Vậy Philip Fisher là ai? Ta học gì từ ông? Bài viết này, Ngọ sẽ làm sáng tỏ về điều đó.
Philip Fisher – Sống cùng triết lý đầu tư tăng trưởng
Philip Fisher (1907-2004), sinh ra tại San Francisco, đã sống qua một nền kinh tế Mỹ với khói bụi công nghiệp, đại suy thoái, chiến tranh đến những tập đoàn hiện đại. Ông tốt nghiệp Stanford – và sớm nhận ra thế giới tài chính không chỉ là những con số khô khan trên giấy, do đó, ở tuổi 24 ông thành lập Fisher & Co khi mà mọi người đang run rẩy trước cơn đại khủng hoảng. Ông đã điều hành công việc đầu tư và mang lại khoảng lãi lớn cho khách hàng của mình đến khi về hưu lúc 91 tuổi (1999).
Cuộc sống ông khá kín tiếng, và vô hình trước công chúng – ông quản lý tầm 13 khách hàng theo lời con trai Ken Fisher – đứa con tỷ phú đầu tư của ông, và luôn duy trì mối quan hệ lâu dài và sâu sắc.
Ông nổi tiếng với cuốn sách “Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường” – để khi Warren Buffett đọc xong, phải tìm đến ông để thọ giáo, một cuốn sách soi đường cho chiến lược đầu tư tăng trưởng.
Với triết lý tăng trưởng của mình, và tìm hiểu sâu bản chất của doanh nghiệp – nổi tiếng nhất là doanh nghiệp Motorola, nắm 30 năm và mang lại mức lãi hàng trăm lần.
Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!
Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!
Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết
Phong cách đầu tư: Mua và Giữ
Warren Buffett là sự kết hợp giữa Benjamin Graham và Philip Fisher; một Benjamin Graham săn hàng giảm giá của những doanh nghiệp bình thường – một Fisher đi tìm những viên kim cương thô, và sẵn sàng trả giá cao nếu chúng đáng giá.
Đối với Fisher, một cổ phiếu là một phần của một doanh nghiệp sống với con người, tầm nhìn và ý tưởng. Ông không tìm món hời ngắn hạn, mà tìm kiếm những công ty tăng trưởng vượt bậc qua nhiều năm, nhiều thập kỷ.
Đối với Fisher, triết lý của ông có thể tóm trong câu: “Mua những doanh nghiệp tuyệt vời, nếu nó vẫn còn tuyệt vời, thì giữ nó mãi mãi”.
Điều này nhấn mạnh rằng, khi một doanh nghiệp có đội ngũ xuất sắc, sản phẩm vượt trội, thị trường tiềm năng, thì sẽ thời gian là bạn của bạn. Giống như 1 loại rượu thượng hạng, giữ càng lâu, thì càng ngon.
Ông mua Motorola năm 1955, khi doanh nghiệp này chỉ là 1 công ty cỏn con, nhưng ông thấy được tiềm năng các phát minh của họ, đội ngũ lãnh đạo xuất sắc, sáng tạo cũng như năng lực mở rộng thị trường. Ông nắm 30 năm, bởi luôn tin tưởng và doanh nghiệp tốt sẽ vượt cả khó khăn và tiếp tục tăng trưởng, và phát triển.
15 tiêu chí – 3 trụ cột và nguyên tắc lời đồn đại khi chọn cổ phiếu.
Trong sách “Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường” ông để lại nguyên tắc lời đồn đại và 15 tiêu chí để đánh giá công ty, dựa trên 3 trụ cột chính.
Sản phẩm và Thị trường
Một doanh nghiệp đáng đầu tư cần có một thị trường đủ lớn để có thể duy trì tăng trưởng dài hạn. Ông của xem xét sản phẩm dịch vụ của công ty có sự đặc sắc hay đặc biệt gì? Mở rộng tới đâu, và khả năng duy trì lợi nhuận trên trung bình. Một doanh nghiệp tốt là doanh nghiệp không chỉ tốt hôm nay mà còn tốt ngày mai nữa.
Năng lực tổ chức
Cái này tập trung vào đội ngũ quản lý, năng lực và tính trung thực của họ. Họ có biết mình hay không? Như hiểu ngành, hiểu nghề, có văn hóa khuyến khích đổi mới, cách giữ chân nhân tài và nuôi dưỡng tư duy dài hạn.
Tài chính và quản trị
Các của Fisher thường khó, do mang năng tính định tính, nhưng không vì thế mà ông bỏ qua khía cạnh định lượng như các báo cáo tài chính, như: biên lợi nhuận cao, dòng tiền ổn định, khả năng kiểm soát chi phí, công ty có quan tâm cổ đông hay không
Scuttlebutt -Phương pháp lời đồn đại
“Scuttlebutt” – chiến lược lời đồn đại, thể hiện việc thu thập thông tin qua những cuộc trò chuyện đời thường, nói vui là chiến lược bà tám. Tức là để hiểu công ty, ta sẽ nói chuyện với khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên cũ, và cả đối thủ.
Chị em phụ nữ rất giỏi món này, kiểu: Sản phẩm nó sao? Giao hàng thế nào? Hậu mãi ra sao? Đáng tin chứ? Rõ ràng mua cổ phiếu giống mua sản phẩm khác.
Hàm ý cách này là muốn hiểu sâu phải lắng nghe và quan sát.
Bài Học Lớn của Philip Fisher cho hậu thế
- Chất hơn rẻ: Đừng mua cổ phiếu chỉ vì giá hời, sẵn sàng bỏ tiền mua công ty tuyệt vời dù giá cao hơn. Những loại hình doanh nghiệp tuyệt vời càng giá trị qua thời gian.
- Biết bà tám: Đừng chỉ dựa vào các con số trên báo cáo tài chính. Hãy ra ngoài, quan sát, nói chuyện với những người thực sự hiểu công ty.
- Nắm giữ lâu dài: Thời gian là bạn của doanh nghiệp tuyệt vời. Doanh nghiệp như vậy, giữ càng lâu, lãi càng lớn.
- Ít nhưng chất: Fisher không bao giờ nắm giữ hàng trăm cổ phiếu. Ông chỉ chọn 10–15 công ty, nhưng mỗi công ty đều được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Dù ông đã đi xa, nhưng giá trị của ông sẽ ở lại với chúng ta. Sống lặng lẽ, làm việc lặng lẽ, di sản lặng lẽ – nhưng có sức mạnh bom nguyên tử.
Bất cứ nhà đầu tư nào có niềm tin vào ông, học tập tầm nhìn, sự kiên nhẫn và thực hiện nó bền bỉ xuyên suốt cả đời, thì kết thúc sẽ không thể thoát khỏi sự giàu có.
Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.