FOMO là gì? Cách ĐÁNH BẠI hiệu ứng FOMO

Tình huống về hiệu ứng FOMO:

Bạn vừa tậu cho mình một con Iphone mới cóng, xinh xắn và bóng bẩy. Bùm một phát, một tên cướp từ đâu xuất hiện và chiếc Iphone đáng yêu đã biến khỏi tay bạn.

Bạn sẽ cảm giác như thế nào?

Đánh mất cái bạn đang sở hữu thật tồi tệ nhưng vụt mất cái mình chưa có cũng tồi tệ không kém.

Đây là chiếc Iphone cuối cùng rồi! – Và bạn đã mất cơ hội!

Nhưng như thế nào là đánh mất cái chưa có?

I. Hiệu ứng FOMO là gì?

FOMO viết tắt của cụm từ “ Fear of missing out”, có nghĩa là nỗi sợ, bỏ lỡ cơ hội. Được nhận diện và xác định lần đầu bởi nghiên cứu của tiến sĩ Dan Herman vào năm 1996.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Hieu-ung-FOMO-la-gi-1[1]

Dài dòng hơn,  Hiệu ứng FOMO là một tình trạng tâm lý nảy sinh khi trong tiềm thức bị dẫn dắt lối suy nghĩa rằng: Bạn phải thực hiện ngay nếu không sẽ lỡ mất cơ hội.

FOMO vốn nảy sinh từ cảm giác sợ hãi khi không nắm bắt được cơ hội, lỡ một điều gì đó ngỡ như rất giá trị. Và FOMO luôn khiến bạn nghĩ rằng bạn sẽ không thể tốt hơn được nếu không trân trọng cơ hội này. Nó thôi thúc bạn phải hành động ngay lập tức để nắm bắt cơ hội sớm nhất có thể.

Như Mark Manson đã nói “ FOMO cũng giống như một cơn nghiện, chỉ có điều chúng ta không hấp thụ nó, nó giống như một con nghiện mua sắm trong khi chúng ta không thể, không nên làm nó” .

II. Hiệu ứng FOMO từ cuộc sống.

CophieuX là website về tài chính. Tuy nhiên, tài chính là một phần của cuộc sống. Tài chính tốt hơn sẽ giúp cho cuộc sống tốt hơn.

Hiệu ứng FOMO được dùng nhiều trong đầu tư tài chính, tuy nhiên nó cũng thể hiện điều đó trong cuộc sống thường nhật của chúng ta.

Hiểu được hiệu ứng FOMO, và cách thoát bẫy FOMO sẽ giúp cho bạn có cuộc sống hạnh phúc hơn và sẽ có tài chính tốt hơn!

Hieu-ung-FOMO-la-gi-nghien-cuu-Ha-Lan[1]

Hầu như trong cuộc sống, dù ít hay nhiều chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng FOMO ở mức nhẹ hay nặng.

Như ở ảnh trên, một nghiên cứu ở Hà Lan, thì số người bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng FOMO ở mức vừa trở lên là rất cao, đặc biệt tuổi càng trẻ thì càng bị nhiều hơn!

Ví dụ, biểu hiện hiệu ứng FOMO trong cuộc sống:

  • Bạn luôn bị ảnh hưởng bởi các mạng xã hội, liên tục cập nhật tin tức của thế giới và bạn bè.
  • Bạn không muốn bỏ lỡ cơ hội SALES, giảm giá của các nhãn hiệu.
  • Bạn muốn sở hữu những sản phẩm mới ra như Iphone, mốt thời gian mới, phim mới.
  • Bạn so sánh mình với người khác như thu nhập, tài sản, hay kỳ nghỉ…

Đó là những biểu hiện hiệu ứng FOMO trong cuộc sống thường nhật!

III. Biểu hiện của hiệu ứng FOMO trong thị trường chứng khoán

Trong thị trường chứng khoán đầy biến động thì các nhà đầu tư tại đó cũng chẳng “yên bình”.

Để có thể tồn tại và gặt được thành công thì bạn phải biết cách vượt qua hiệu ứng FOMO và tận dụng sai lầm của nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi FOMO.

Dù thực tế, một nhà đầu tư lão luyện hay một newbie mới chập chững vào nghề thì cũng không thể thoát khỏi đôi lần bị FOMO bủa vây.

Hieu-ung-FOMO-la-gi-QCG[1]

So sánh thành quả của mình với các nhà đầu tư khác và cảm thấy chẳng bằng bạn bằng bè, có lẽ bạn nghĩ đây là điều bình thường. Nhưng điều này chứng tỏ hiệu ứng FOMO đang tiếp cận bạn.

Bạn nghĩ người khác đầu tư tốt hơn mình và rồi đầu tư vô tội vạ hằng mong sẽ đạt được thành công như các nhà đầu tư khác. Hay luôn đặt lệnh trong tình thế sợ “mất mẻ lưới” ngon nếu không thực hiện kèo này. Đây điều là do FOMO gây ra cho các nhà đầu tư.

Cổ phiếu một công ty A bỗng tăng đột biến, chưa kịp nghĩ ngợi, bạn đã lao vào. Đặt lệnh với tình thế sợ bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng hiếm có. Nhưng đời không như là mơ, thời khắc bạn đặt lệnh thì cổ phiếu vì lý do nào đó lại tuột dốc không phanh. Than khóc ai bây giờ.

Hay bạn đã dành thời gian quan sát, theo dõi rất lâu để nắm bắt thông tin vững chắc. Nhưng do chần chừ mà khi thời điểm tốt nhất, bạn lại bỏ qua. Lúc ấy có thốt lên “ Biết ngay mà” thì cũng chẳng cứu vãn được tình hình.

Quan tâm đến những khuyến nghị của các công ty chứng khoán, hay trong group diễn đàn:  “Cơ hội cho anh em chứng sĩ kiếm 30% trong 1 tháng” – luôn làm cho nhà đầu tư phát sốt; nên họ phải chớp lấy thời cơ mua ngay kẻo thằng bên cạnh nó biết thì cổ phiếu sẽ tăng mất.

Thay vì cầu cứu chính mình, thì ta đặt sự hên xui và cầu mong thần may mắn sẽ mỉm cười với mình thông qua anh X, bác Y. Điều này, một do bạn thiếu kiến thức đúng nên cầu may vào một người mà bạn nghĩ họ có kiến thức đúng.

Thường đọc tin tức tài chính như Cafef, F319 trên phương tiện truyền thông: Thật khó chịu khi bạn muốn mua 1 cổ phiếu mà không cập nhật mới nhất về nó… Những cụm từ liên quan như:  Kẻo… Lỡ như…

Lỡ như cổ phiếu break-out, hay tin tức nào lớn ảnh hưởng đến cổ phiếu tăng mà bạn không biết thì bỏ lỡ cơ hội. Hay kẻo bỏ qua một tin xấu mà không cập nhật ngay để cắt lỗ thì tiêu đời!

Luôn cập nhật bảng giá cổ phiếu thường xuyên: Ngay cả khi đang làm việc, đang ăn, đi chơi, thậm chí lái xe bạn cũng không muốn bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào cập nhật thông tin bảng giá cổ phiếu của mình đang quan tâm.

Cổ phiếu bạn xanh thì bạn vui, đỏ bạn buồn và luôn bồn chồn muốn biết giá cổ phiếu hiện tại, thì bạn đang mắt hiệu ứng FOMO rồi đấy

Hay chốt lời quá sớm hay cắt lỗ quá muộn: Hoặc bạn đã có kế hoạch để đầu tư dài hạn cho mình nhưng ảnh hưởng bởi hiệu ứng FOMO mà vội vã chốt lời hay cắt lỗ sớm hơn dự kiến. Tâm lý ảnh hưởng đến hành động một cách kinh khủng, khiến bạn chẳng tuân theo kế hoạch mà đưa ra quyết định một cách bồng bột.

Trên đây là vài tình huống phổ biến mà đa số các nhà đầu tư đều gặp phải. Nếu bạn chưa bao giờ trải qua thì xin chúc mừng xác suất hiệu ứng FOMO tiếp cận bạn rất thấp.

IV. Điều gì khiến NĐT bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng FOMO?

fomo-la-gi-ban-chat[1]

Thiếu kiên nhẫn là một trong những nguyên nhân mà các nhà đầu tư đặc biệt là các newbie dễ dàng bị hiệu ứng FOMO xâm nhập. Không kiên nhẫn quan sát tình hình, chỉ mới vài biến động nhỏ của thị trường đã vội vàng đặt lệnh.

Tâm lý lo sợ vụt mất cơ hội đã ăn mòn sự kiên nhẫn vốn có.

Dẫu biết rằng thị trường biến động thì con người cũng phải trở nên linh hoạt. Nhưng linh hoạt không đồng nghĩa với việc hành động bồng bột, thiếu kiên nhẫn.

Đối mặt với thị trường bất ổn thì sự kiên nhẫn là cần thiết. Linh hoạt để nắm bắt tình hình và kiên nhẫn tìm thời cơ tốt nhất để đặt lệnh. Chứ không như chiếc lá mà gió chiều nào lại thổi chiều ấy.

Hiệu ứng FOMO dễ dàng tác động đến các nhà đầu tư không có quan điểm dài hạn. Nghĩa là như thế nào? Nhiều nhà đầu tư tham gia với quan niệm ngày mai rồi tính. Là tùy thuộc vào sàn giao dịch hôm sau như thế nào mà quyết định nên mua bán hay giữ lại.

Và cứ  xu hướng “ngày mai” như thế mà nhà đầu tư đã gánh hậu quả khôn lường. Lỗ nặng hay thậm chí là phá sản chỉ vì “ngày mai”. Hôm nay tăng và ngày mai giảm, bạn không thể cứ mua rồi lại bán mãi như thế được. Thị trường càng biến động nhà đầu tư càng phải trang bị cho mình một kế hoạch dài hạn để chiến đấu lâu dài.

Kỳ vọng quá cao vào thị trường. Hiệu ứng FOMO sẽ hiện thân trong trường hợp này bằng cách giúp bạn nảy sinh một ý nghĩ rằng: Cổ phiếu này đang tăng, chắc chắn rằng sẽ tăng tiếp tục, chỉ có lời mà không sẽ không lỗ, đánh mất sẽ rất uổng phí. Do bị thôi thúc bởi quan niệm như vậy nên bạn dễ dàng hành động một cách chủ quan.

Không thể chắn chắn rằng một cổ phiếu đang tăng và sẽ tiếp tục tăng nếu không có đầy đủ thông tin. Vì vậy nếu chỉ suy đoán bốc đồng thì không thể kỳ vọng quá cao.

Sàn giao dịch chẳng phải mèo con mà bạn dễ dàng thao túng và biết nó đang nghĩ gì và hoạt động như thế nào. Mà nơi đó là sàn đấu, nếu ai biết đặt kỳ vọng hợp lý và hành động chính xác thì chiến thắng sẽ đến

Các nhà đầu tư không tuân theo nguyên tắc cũng là đối tượng của hiệu ứng FOMO. Không tuân theo nguyên tắc xảy ra khi sự bốc đồng lên ngôi. Cũng tương tự như nhà đầu tư không có quan điểm dài hạn, người chơi trong trường hợp này cũng sẽ hành động dựa vào sự biến đổi của thị trường

Việc mua bán đều không tuân theo một quy tắc nào cả, chỉ cần giá xuống sẽ đặt lệnh sell ngay. Nhưng khi giá lên lại, trật sell mất rồi. Lúc đó có cứu chữa cũng không kịp. Lo sợ sẽ mất điều chưa đạt nhưng ngược lại đánh mất cái đang sõ hữu. Thật trớ truê!

Thiếu tự tin cũng sẽ dễ dàng bị tác động bởi FOMO. Dễ dàng lung lay khi có dấu hiệu bất ổn của thị trường. Mặc dù bạn đã vạch kế hoạch rõ ràng nhưng chỉ cần giá thay đổi bất thường là bạn đã thiếu tự tin để tiếp tục với kế hoạch ban đầu

Tự tin vào chính mình là điều cần thiết khi làm bất cứ điều gì. Kế hoạch của bạn đã bao gồm những trường hợp xấu thì bạn còn lo lắng gì mà lại không tin vào năng lực của mình. Sự thiếu tự tin tạo điều kiện cho hiệu ứng FOMO tiếp cận, dẫn đến những hành động bồng bột và thiếu suy nghĩ

Tự tin thái quá mức. Tin tưởng những gì mình suy đoán  và khi thị trường biến đổi lại không mảy may quan tâm. Đến khi nhận ra và bắt đầu đặt lệnh thì đã quá muộn

Một phần tâm lý lo sợ sẽ không bằng những nhà đầu tư khác, nên tự tin vào năng lực nhằm chứng tỏ mình cũng tài giỏi như vậy. Sự tự tin quá mất này dẫn đến việc coi thường đối thủ và bỏ mặc thị trường. Thị trường chứng khoán rộng lớn vốn bị tác động từ nhiều phía, vì vậy bạn không thể áp đặt suy nghĩ của mình vào đó và nghĩ rằng bạn sẽ luôn đúng.

Không hiểu bản chất thị trường chứng khoán: Hầu hết nhà đầu tư chập chững bước vào TTCK đều yếu vào kiến thức về chứng khoán. Thay vì cố gắng tìm hiểu kiến thức một cách bài bản và đúng đắn, họ thường cố gắng giao dịch nhiều nhất, đọc tin tức nhiều nhất, ngắm bảng giá nhiều nhất, vào diễn đàn nhiều nhất… để không bỏ lỡ điều gì đó xảy ra với thị trường và với cả tài khoản cá nhân của mình.

Tuy nhiên, họ lại là NĐT tốn thời gian nhiều nhất lại là người dễ thua lỗ nhất!

V. Hiệu ứng FOMO ảnh hưởng gì đến nhà đầu tư?

Do hiệu ứng FOMO mang đến tâm lý tiêu cực nên các nhà đầu tư không thể hành động một cách sáng suốt. Mặc dù bạn có sáng suốt và tinh tường đến đâu thì bạn cũng không thể quyết định đúng đắn khi bị FOMO ảnh hưởng.

Tâm lý lo sợ mà FOMO mang lại luôn thôi thúc bạn phải hành động, không thể chần chờ vì cơ hội là hiếm có.

Cứ bị ý niệm này vây quanh suốt quá trình tham gia cuộc chơi thì khó mà trở nên tinh tường. Hành động mù quáng là điều khó tránh khỏi, chỉ thỏa mãn được ý niệm “sợ đánh mất” nhưng lại không lường được hậu quả.

Sợ đánh mất nhưng sự thật lại đánh mất nhiều hơn. Đó là sự thật trớ truê mà bất cứ ai cũng trải qua nếu bị tác động bởi hiệu ứng FOMO. Giá bỗng nhiên tăng vọt, bạn lo sợ sẽ đánh mất cơ hội và nhanh chóng đặt lệnh mua vào. Nhưng ngờ đâu lại trật đường ray, giá lao xuống không phanh. Mất cái chưa có thành ra mất cái đang sở hữu.

Được và mất chỉ cách nhau trong gang tấc trong sàn giao dịch đầy rẫy nguy cơ này. Cơ hội sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích song cơ hội cũng cần phải đo lường. Đánh đổi cơ hội với nguy cơ quá cao thì không nên nắm bắt cơ hội này.

Trong thị trường đầy biến động thì không thiếu cơ hội ngàn vàng nếu bạn chăm chỉ nghiên cứu, tìm tòi. Cơ hội chi phí bằng 0 nên đừng sợ vụt mất nó. Bạn sẽ không chắc được rằng, sẽ nhiều cơ hội có giá trị hơn đang chờ đón bạn phía sau.

IV. Cách gì để chống lại hiệu ứng FOMO trong chứng khoán?

Để chống lại hiệu ứng FOMO, điều đầu tiên chúng ta phải thừa nhận sự tồn tại và hiện diện của hiệu ứng FOMO. Xuất phát từ thực tế, đối diện với nó thì mới có thể chiến thắng nó.

Hieu-ung-FOMO-la-gi-hoa-sen[1]

Kỷ luật là cần thiết nếu bạn không muốn bị tác động bởi hiệu ứng FOMO. Mặc dù nỗi sợ đánh mất đi thứ gì đó rất khó chịu nhưng bạn cần phải kiểm soát được tâm trạng của mình. Trong cuộc chơi đầy rẫy chữ số thì sự logic, tinh tường mới có thể chiến thắng.

Cảm xúc do tâm lý tạo ra sẽ không thể khiến bạn suy nghĩ sáng suốt mà đưa ra hành động đúng đắn. Cần kỷ luật bản thân nghiêm khắc ngay khi có dấu hiệu của FOMO xuất hiện. Vội vàng đặt lệnh ngay khi thị trường biến động nên được thay thế bằng sự bình tĩnh, kiểm soát tâm trạng bản thân. Có như vậy bạn mới có thể loại trừ hiệu ứng FOMO tiếp cận

Một kế hoạch đầu tư định hướng dài hạn sẽ là giải pháp hữu ích cho bạn vượt qua FOMO. Thành công không thể đến ngày một ngày hai, đó là cả quá trình dài gặt hái được. Để tồn tại và sống sót trong thị trường bất ổn này thì bạn cần có một kế hoạch dài hạn.

Kế hoạch dài hạn sẽ là kim chỉ nam hướng dẫn bạn hành động. Biết làm gì và sẽ thực hiện như thế nào. Tránh được tình trạng bốc đồng, không có sự chắc chắn. Bạn đang trong một cuộc chơi với tài sản duy nhất là đồng vốn của mình, vì vậy sự bảo đảm là cần thiết. Mọi chi phí đều nằm phải trong sự kiểm soát

Có kế hoạch thì phải tuân theo kế hoạch một cách nghiêm túc. Bạn không thể vì điều gì đó mất mà bỏ dỡ kế hoạch của mình. Bởi bạn không chắc rằng điều đó sẽ mang đến cho bạn lợi ích hay rủi ro. Lợi ích ấy sẽ có giá trị như thế nào nếu so với kế hoạch đã vạch ra đầy đủ với mục tiêu cuối cùng là lợi ích lớn mà nguy cơ lại tối thiểu

Ngưng so sánh với các nhà đầu tư khác.

Mỗi người có xuất phát điểm khác nhau vì vậy bạn không thể so sánh bản thân với người khác được. Sự thành công của mọi khác đến từ nhiều yếu tố khác nhau, mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Bạn không thể phân tích thành quả của người khác và áp dụng lên mình.

Tập trung công việc của mình là cách bạn thể hiện năng lực. Chỉ cần nhìn vào công việc của bản thân và quyết định sao cho đúng đắn. Chỉ có những quyết định sáng suốt mới có thể giúp bạn gặt hái được thành quả mà bản thân mong muốn.

Tìm hiểu kỹ về bản chất thị trường. Thị trường dao động là đã bị kiểm soát bởi FOMO. Tìm hiểu kỹ nguyên nhân vì sao lại có sự biến động như vậy để đảm bảo đặt lệnh cho đúng.

Sàn giao dịch với nhiều yếu tố tác động, không thể vài dấu hiệu nhỏ là có thể kết luận ngay được. Xu hướng tăng hay giảm là biểu hiện dài hạn, vì vậy khi có sự thay đổi bất thường phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra. Tùy thuộc vào mức độ và hoàn cảnh mà xu hướng sẽ thay đổi như thế nào. Kiểm tra kỹ trước khi đặt lệnh sẽ đảm bảo sự an toàn.

Tránh xa những kẻ khoe mẽ, hạn chế truyền thông

Nếu bạn chưa từng mắc phải hiệu ứng FOMO, khi nghe lời đầu độc của những kẻ này, không sớm thì muộn bạn cũng trở thành người FOMO. Vì sao lại như vậy?

Những nhà đầu tư này là những người khua trống gõ mõ cho thành quả của họ khiến bạn phải ganh tỵ. Sự so sánh không rủ rê cũng sẽ tự xuất hiện trong tình cảnh này. Nhưng điều cần thiết là bạn phải bỏ ngoài tai những lời nói ngỡ như mật ruồi.

Bạn không thể kiểm chứng được thành quả của họ khi chỉ thông quá lời nói. Cũng như chưa chắc sự thành công của họ là an toàn luật pháp.Vì vậy đừng vội tin sái cổ những kẻ này.

Sẽ không an toàn cho bạn khi tiếp xúc với “người thầy” khoe mẽ làm thế nào để đạt được thành quả. Loại bỏ những kẻ này, học hỏi những nhà đầu tư thành công thực thụ sẽ là liệu pháp hay cho bạn.

Bớt truyền thông để ảnh hưởng bởi tư tưởng, bạn phải làm điều này không thì hãy bỏ lỡ cơ hội!

Hãy đầu tư cho mình một kiến thức khoa học và đúng đắn:

Khi bạn là một người yếu bạn sẽ trông chờ vào “làm ơn” của của phím hàng trên groups, các nhận định của công ty chứng khoán, hay của một người quen quen.

Cái giá của Mì ăn liền sẽ làm “sức khỏe tài chính” của bạn đi xuống. Kiến thức đúng và khoa họ, tuy trừu tượng hơn việc phím cho bạn mua VNM, FPT… nhưng đó là bạn cần  trong tình huống này.

Điều gì bạn cần, nếu bạn phải đầu tư 20-30 năm? Cách đầu tư của bạn liệu có ổn? – Chống FOMO thì hãy nhìn cho mình 1 định hướng 20-30-40 năm! Khi đó bạn sẽ thấy cách bạn đầu tư hiện tại có ổn hay chưa? Nếu chưa, bạn biết cách sửa rồi đó!

Hiệu ứng FOMO nhắm đến mọi đối tượng, dù bạn là nhà đầu tư lão luyện hay newbie vừa lăn xả vào làng chứng khoán thì chúng cũng không buông tha. Vốn là mầm hiểm họa cho các nhà đầu tư thực thụ, vì vậy hiểu rõ và loại bỏ FOMO là điều cần thiết.

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

2 thoughts on “FOMO là gì? Cách ĐÁNH BẠI hiệu ứng FOMO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!