Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì & Cách tính Phí ứng trước

Chỉ trong một năm gần đây, thị trường chứng khoán khởi sắc, bước vào giai đoạn bùng nổ… chỉ số VN-INDEX bứt phá từ 785,17 điểm ngày 28/07/2020 và đạt kỷ lục 1.420,27 điểm vào ngày 05/07/2021, các mã cổ phiếu tiềm năng tăng liên tục trong một năm vừa rồi, nhiều mã tăng gấp đôi và tăng gấp 5 lần chỉ trong vòng có 1 năm.

Nhà đầu tư chứng khoán muốn thay đổi danh mục đầu tư một cách nhanh chóng, mua đi bán lại liên tục, cần mua mã chứng khoán mới ngay lập tức trong khi tiền bán chưa về kịp. Vậy thì phải xử lý như thế nào?

Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn để kịp có tiền để mua cổ phiếu mới: Ứng trước tiền bán chứng khoán.

1. Ứng trước tiền bán là gì?

Ứng trước tiền bán là việc công ty chứng khoán cho bạn vay mượn trước (ứng trước cho bạn) một khoản tiền nhất định để bạn đặt lệnh mua chứng khoán mới hoặc rút tiền về tài khoản khi trước đó lệnh đặt bán chứng khoán đã thành công nhưng tiền chưa về kịp tài khoản của bạn.

Số tiền ứng trước tiền bán chứng khoán bạn được nhận phụ thuộc vào số tiền bán chứng khoán đang chờ về tài khoản của khách hàng.

Theo quy định của Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán Việt Nam (VSD), khi bạn bán cổ phiếu, phải đợi đến 16h30p ngày T+2 bạn mới nhận được tiền và đến ngày T+3 bạn mới có thể thực hiện các giao dịch khác từ số tiền này. Tuy nhiên khi gặp cơ hội đầu tư mới, một số nhà đầu tư muốn dùng số tiền bán đó ngay để mua cổ phiếu mới. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán ra đời.

Công ty chứng khoán sẽ ứng ra một số tiền cho nhà đầu tư tối đa bằng đúng số tiền bán chứng khoán nhà đầu tư sẽ nhận được vào ngày T+2. Số tiền ứng sẽ được hoàn lại cho công ty chứng khoán vào ngày T+2.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Ứng trước tiền bán chứng khoán, hiểu nôm na giống ứng trước lương cho những ngày ta đã làm, vì chưa tới kỳ lãnh lương.

Nhà đầu tư ứng trước tiền bán sẽ có lợi ích rất lớn trong việc huy động vốn để bổ sung danh mục đầu tư chứng khoán, chớp cơ hội đầu tư ngay lập tức mà không phải chờ tới ngày T+3 theo quy định.

Để có được lợi ích đó nhà đầu tư sẽ phải chi trả khoản phí mượn tiền hay còn gọi là Phí ứng tiền bán chứng khoán.

Thời gian thực hiện ứng trước tiền bán trong giao dịch trực tuyến: trong ngày giao dịch từ 8h:00 – 16:00.

Ví dụ:

Thứ Hai (T+0) ngày 19/07/2021, bạn đặt bán thành công 100 triệu đồng cổ phiếu Vinamilk. Vào 16h30p Thứ Tư (T+2) ngày 21/07/2021 thì 100 triệu đồng tiền bán cổ phiếu Vinamilk mới về tài khoản chứng khoán của bạn. Đến ngày Thứ Năm (T+3) ngày 22/07/2021 thì bạn mới có thể đặt mua cổ phiếu mới từ số tiền này.

Chiều ngày Thứ Hai (T+0) ngày 19/07/2021 bạn nhận thấy cơ hội tăng trưởng cực mạnh ở cổ phiếu Vingroup và muốn đặt mua ngay cổ phiếu này nhưng hiện tại tài khoản của bạn không có tiền thì bạn sẽ dùng đến dịch vụ ứng trước tiền bán của công ty chứng khoán để mượn một số tiền nhất định, trong trường hợp này tối đa là 100 triệu đồng để mua cổ phiếu Vingroup.

Vào 16h30p Thứ Tư (T+2) ngày 21/07/2021 thì 100 triệu đồng tiền bán cổ phiếu Vinamilk mới về tài khoản của bạn sẽ được tự động khấu trừ để hoàn trả số tiền đã ứng trước đó cho bạn để mua cổ phiếu Vingroup và thêm một phần lãi suất ứng trước bạn phải trả cho công ty chứng khoán.

2. Cách tính phí ứng trước tiền bán chứng khoán.

Cách tính phí ứng trước tiền bán chứng khoán

Phí nhà đầu tư phải trả = Số tiền ứng trước x Số ngày x Lãi suất theo ngày

Điều kiện áp dụng.

Nhà đầu tư phải đăng ký sử dụng dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán khi mở tài khoản chứng khoán. Khi bạn mở một tài khoản chứng khoán thì đa phần ta mặc định có dịch vụ này rồi. (Nếu bạn chưa có thì cứ mạnh dạn liên hệ công ty chứng khoán,

Tài khoản của nhà đầu tư đã có lệnh bán chứng khoán khớp lệnh thành công và có tiền ứng trước tiền bán chứng khoán nhỏ hơn số tiền bán chứng khoán đang chờ về.

Ví dụ 1:

Bạn mở tài khoản tại TCBS và Lãi suất ứng trước tiền bán của TCBS là 0.029%/ngày

Thứ Hai (T+0) ngày 19/07/2021, bạn đặt bán thành công 100 triệu đồng cổ phiếu Vinamilk. Vào 16h30p Thứ Tư (T+2) ngày 21/07/2021 thì 100 triệu đồng tiền bán cổ phiếu Vinamilk mới về tài khoản chứng khoán của bạn. Đến ngày Thứ Năm (T+3) ngày 22/07/2021 thì bạn mới có thể đặt mua cổ phiếu mới từ số tiền này.

Trường hợp 1: Ứng trước 1 ngày

Nếu ngày Thứ Ba 20/07/2021, bạn muốn mua 100 triệu đồng cổ phiếu Vingroup:

  • Số tiền ứng trước : 100 triệu đồng
  • Số ngày ứng: 1 ngày (ứng ngày Thứ Ba)
  • Lãi suất ứng trước tiền bán TCBS: 0.029%/ngày (10.5%/năm)

Phí ứng trước tiền bán nhà đầu tư phải trả cho TCBS:

100.000.000 đồng x 1 ngày x 0.0289% = 28.900 đồng

Trường hợp 1: Ứng trước 2 ngày

Nếu trong ngày Thứ Hai 19/07/2021, bạn muốn mua 100 triệu đồng cổ phiếu Vingroup:

  • Số tiền ứng trước : 100 triệu đồng
  • Số ngày ứng: 2 ngày (ứng ngày Thứ Hai và Thứ Ba)
  • Lãi suất ứng trước tiền bán TCBS: 0.029%/ngày (10.5%/năm)

Phí ứng trước tiền bán nhà đầu tư phải trả cho TCBS:

100.000.000 đồng x 2 ngày x 0.0289% = 57.800 đồng

Ví dụ 2:

Bạn mở tài khoản tại TCBS và Lãi suất ứng trước tiền bán của TCBS là 0.029%/ngày

Thứ Năm (T+0) ngày 22/07/2021, bạn đặt bán thành công 100 triệu đồng cổ phiếu Vinamilk. Vào 16h30p Thứ Hai (T+2) ngày 26/07/2021 thì 100 triệu đồng tiền bán cổ phiếu Vinamilk mới về tài khoản chứng khoán của bạn. Đến ngày Thứ Ba (T+3) ngày 27/07/2021 thì bạn mới có thể đặt mua cổ phiếu mới từ số tiền này (do Thứ Bảy và Chủ Nhật thị trường chứng khoán ngừng giao dịch.

Trường hợp 3: Ứng trước 3 ngày

Nếu ngày Thứ Sáu 23/07/2021, bạn muốn mua 100 triệu đồng cổ phiếu Vingroup:

  • Số tiền ứng trước : 100 triệu đồng
  • Số ngày ứng: 3 ngày (ứng ngày Thứ Sáu, Thứ Bảy, Chủ nhật)
  • Lãi suất ứng trước tiền bán TCBS: 0.029%/ngày (10.5%/năm)

Phí ứng trước tiền bán nhà đầu tư phải trả cho TCBS:

100.000.000 đồng x 3 ngày x 0.0289% = 86.700 đồng

Trường hợp 4: Ứng trước 4 ngày

Nếu trong ngày Thứ Năm 22/07/2021, bạn muốn mua 100 triệu đồng cổ phiếu Vingroup:

  • Số tiền ứng trước : 100 triệu đồng
  • Số ngày ứng: 4 ngày (ứng ngày Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy, Chủ nhật)
  • Lãi suất ứng trước tiền bán TCBS: 0.029%/ngày (10.5%/năm)

Phí ứng trước tiền bán nhà đầu tư phải trả cho TCBS:

100.000.000 đồng x 4 ngày x 0.0289% = 115.600 đồng

Ngoài ra số ngày tính lãi suất ứng trước tiền bán có thể kéo dài hơn nếu rơi vào ngày nghĩ lễ hay nghĩ Tết.

Lưu ý: Mặc dù Thứ Bảy và Chủ nhật thị trường chứng khoán ngừng giao dịch nhưng bạn vẫn phải trả lãi suất cho số tiền ứng trước nếu phát sinh giao dịch vào ngày Thứ Năm hay Thứ Sáu.

3. Phí ứng trước tiền bán của các công ty chứng khoán tại Việt Nam

Trong từng thời điểm khác nhau thì mặt bằng Phí ứng trước tiền bán (Lãi suất ứng trước) cũng khác nhau vì các công ty chứng khoán thường tham chiếu từ lãi suất cho vay của các ngân hàng, một phần các công ty chứng khoán còn cạnh tranh nhau để thu hút khách hàng nên mỗi công ty sẽ có chính sách về mức phí (lãi suất) khác nhau.

Thông thường Phí ứng trước tiền bán chứng khoán giao động phổ biến từ 0.025% – 0.0389%/ngày hay 9% – 14%/năm

Hiện tại mức phí ứng trước tiền bán (lãi suất ứng trước tiền bán) thấp nhất là 0.025%/ngày tại công ty Pinetree, còn cao nhất là 0.0389%/ngày (tối thiểu 50.000 đồng trên một lần ứng trước) tại công ty SSI.

Tại công ty chứng khoán HSC, nếu bạn dùng dịch vụ Ứng trước tiền bán chứng khoán để đặt mua một mã cổ phiếu mới thì Phí dịch vụ sẽ được Miễn phí (bù lại HSC có phí môi giới thuộc dạng cao), còn ứng trước để rút tiền hoặc chuyển tiền ra khỏi tài khoản chứng khoán sẽ bị tính phí 0.04%/ngày.

Dưới đây là bảng lãi suất ứng trước tiền bán chứng khoán của một số công ty chứng khoán ở Việt Nam:

Qua bài viết trên hy vọng sẽ cung cấp cho bạn kiến thức tổng quát và góc nhìn đầy đủ về dịch vụ Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì? để áp dụng thực tế vào giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!