Bài học từ George Soros – ý tưởng từ người đánh sập ngân hàng Anh

George Soros — nhà đầu cơ huyền thoại và nhà tư tưởng tài chính sâu sắc  – Ông không chỉ là kẻ khiến thị trường run sợ, mà còn là lão ẩn sĩ tài chính, nhìn thấu sự hỗn loạn của lòng người và dòng chảy bạc tiền. Phong cách đầu tư của ông rất táo bạo với mệnh danh là người đánh sập hệ thống ngân hàng Anh, nhưng đằng sau đó là một triết lý đầu tư khác biệt và tư duy phản thân mạnh mẽ. Hãy nghiên cứu và học học từ kỳ tài đầu cơ George Soros này nhé.

Bài viết: George Soros là ai? Cuộc đời lẫy lừng và phong cách đầu tư của Soros

2-cau-noi-hay-cua-nha-dau-tu-noi-tieng-George-Soros

Thị trường không phản ánh thực tế khách quan

Soros tin rằng thị trường tài chính không hề lý trí như nhiều người tưởng. Theo ông, hành vi của nhà đầu tư bị dẫn dắt bởi cảm xúc và định kiến cá nhân, dẫn đến những biến động phi lý. Thị trường không phản ánh đúng thực tại, mà chỉ là sự phản chiếu méo mó của kỳ vọng và nỗi sợ hãi tập thể.

Do đó,  chỉ có kẻ tỉnh táo, đứng ngoài cơn cuồng loạn, mới thấy được ánh sáng chân lý giữa màn sương thị trường.

Thực tế, để thắng ta cần tư duy độc lập, chứ không phải là để mình cuốn vào đám đông, như vậy bạn mới khách quan trong một “tập thể cuồng si”. Tất nhiên, bạn có thể nghiên cứu sâu hơn về tâm lý đám đông qua cuốn sách này.

Lý thuyết phản thân (Reflexivity)

Đây là khái niệm trung tâm trong tư duy của Soros. Ông cho rằng trong đầu tư, nhận thức của con người không chỉ mô tả hiện thực mà còn tác động trở lại và thay đổi chính hiện thực đó. Ví dụ, nếu nhiều người tin giá cổ phiếu sẽ tăng, họ sẽ đổ tiền vào mua cổ phiếu, từ đó khiến giá tăng, rồi giá tăng lại khiến nhiều người mua cổ phiếu hơn, khiến giá tăng thêm nữa.

Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!

Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!
Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết

Rồi cực thịnh sẽ là thời điểm bắt đầu suy, mọi thứ lại bắt đầu theo cách tương tự khi giá giảm.

Cái này bạn hoàn toàn để ý thấy nó diễn ra trên Vn-Index, năm 2021 thì cuồng si tăng giá, còn 2022 thì cuồng loạn giảm giá.

Trong cuộc sống hay đầu tư, niềm tin có thể theo dệt và tạo nên số phận. Theo ông: “Nhận thức của con người không chỉ phản ánh thực tế — mà còn có thể thay đổi chính thực tế đó.”

Ở nhà đầu tư mới có thể học được điều này, hãy nghĩ mình quản lý 10 tỷ hoặc 100 tỷ, và nhủ bản thân rằng: mình tư duy và hành động như 1 nhà đầu tư xuất chúng, biết đâu đó, cách này sẽ khiến điều bạn muốn trở thành hiện thực.

Chấp nhận sai lầm là một phần của cuộc chơi

Soros nổi tiếng vì không cố gắng luôn đúng, mà chú trọng phản ứng nhanh khi thấy mình sai. Ông cho rằng điều quan trọng không phải là đúng bao nhiêu lần, mà là khi đúng thì kiếm được nhiều, khi sai thì mất bao nhiêu tiền. Đây là sự kết hợp giữa sự linh hoạt và tính kỷ luật.

Chứng khoán là công việc của xác suất, khi ý thức được mình sai lầm và đó là bản chất của nghề này, ta sẽ có cách ứng phó phù hợp và giá trị hơn.

Thực tế mà nói, khi đầu tư chứng khoán, giỏi không phải là bạn thắng – đó chỉ là một phần nhỏ. Mà giỏi là mất ít nhất khi bạn sai, và cũng như khả năng nhận ra sai lầm của mình. Những nhà đầu tư dở, dường như không nhận thức được bản thân và họ đã mất nhiều mỗi lần thua.

“Tôi giàu có vì tôi biết khi nào mình sai… Tôi tồn tại được nhờ nhận ra các sai lầm của mình.”

Không ngại đi ngược đám đông, nhưng phải có cơ sở rõ ràng

Soros không sợ “đi ngược chiều gió” nếu ông tin rằng thị trường đang sai. Tuy nhiên, sự ngược chiều này luôn đi kèm với phân tích thấu đáo và kịch bản rõ ràng. Ông không chống lại thị trường vì bản ngã, mà vì có lý do logic để tin rằng thị trường đang phản ứng sai.

Có một phong cách gọi là đầu tư trái ngược, và Soros cũng hiện thân cho điều đó. Thực tế câu nói này cũng phổ biến: “mua khi người ta chán và bán khi người ta thèm”.

Nhưng điều đó, không có nghĩa là cứng nhắc, mà phải dựa trên dữ liệu và cơ sở rõ ràng. Không quan tâm suy nghĩ của người khác, nhưng điều bạn quan tâm bạn phải đúng. Không ngại đi ngược đám đông, nhưng không chống lại nó một cách mù quáng.

Thực tế mà nói, điều cần làm đúng là như vậy, nhưng bản năng là một điều rất khó, như chính ông chia sẻ là: Tôi dựa rất nhiều vào bản năng động vật. Nhưng biết sao giờ, muốn giỏi thì phải học và luyện tập thôi.

Quản trị rủi ro và hiểu biết về sự bất toàn

Danh-ngon-dau-tu-bat-doi-xung-1220-3-Soros

Đầu tư là đương đầu với rủi ro, nên đừng bao giờ tìm kiếm sự an toàn tuyệt đối. Nó sẽ chẳng khác nào cố tìm nghiệm phương trình trong phương trình vô nghiệm.

Ông rất giỏi điều này, khi hiểu được cơ chế nếu mất thì mất ít, và nếu được thì được nhiều. Khi cơ hội lớn xuất hiện, ông sẵn sàng “đánh mạnh”, mua lớn; nhưng thấy nguy cơ đảo chiều ông sẽ nhanh chóng rút lui.

Ông đánh đánh cược rất nhiều trong vụ bán khống Đồng Bảng Anh, và thu lãi lớn.

Tất nhiên rủi ro đến từ nhiều hướng, có thể một quyết định của Donald Trump khi tăng thuế. Nhưng có 1 rủi ro cũng cần chú ý: “sự bất toàn của chính mình” – hiểu được điều này sẽ giúp ra quyết định đầu tư tốt hơn.

Thực tiễn, chúng ta cũng có câu: “Nhân vô thập toàn” – hiểu được nó thì ta sẽ có chiến lược và quản trị rủi ro tốt hơn. Ngay cả nhà đầu tư xuất chúng Soros cũng nghĩ mình bất toàn; thì nhà đầu tư nhỏ lẻ càng cần xem xét tính bất toàn của bản thân để có lợi nhuận bền vững.

Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.

Khám phá phương pháp đầu tư an toàn và vượt trội này! ⇒ Đọc bài chi tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!