Đối với những nhà đầu tư lâu năm trên thị trường chứng khoán thì chắc đã quá quen thuộc tới hai cụm từ hay được nhắc đến là “bìm bịp và chim lợn”.
Còn đối với những nhà đầu tư mới, nhà đầu tư F0 thì họ còn khá bất ngờ, thắc mắc tại sao trên thị trường chứng khoán lại nhắc tới 2 loài động vật này… tại sao lại là “bìm bịp và chim lợn” hay được đề cập đến mà không phải là thứ gì khác hay động vật khác… và chúng có ý nghĩa gì
Thực ra “bìm bịp và chim lợn” là 2 thuật ngữ, tiếng lóng của dân chơi trên thị trường chứng khoán… chúng ta cùng phân tích và cắt nghĩa của 2 thuật ngữ nổi tiếng này.
1. Chim lợn và bìm bịp: đặc sản của chứng khoán Việt
Nếu như gấu và bò là những 2 linh vật đặc trưng của thị trường chứng khoán toàn thế giới, thì tại Việt Nam thì giới đầu tư có thêm 2 “linh vật” này: chim lợn và bìm bịp. Hai loài chim này không mang tính tượng trưng về xu thế thị trường như bò, gấu mà là cách diễn đạt về trạng thái tâm lý của các nhà đầu tư.
Khi người khác gọi phần còn lại và bìm bịp hay chim lợn, thường diễn ta tâm lý tiêu cực nhìn về phía đối diện. Mặc dù, thực tế, họ không đáng như vậy, bởi nó là bản năng tự nhiên của thị trường kinh tế, trong đó có thị trường chứng khoán.
2. Bìm bịp trong chứng khoán là gì?
Người được xem là “bìm bịp” thường có xu hướng lạc quan cho rằng thị trường đang đi lên. Bìm bịp thì luôn đưa tin tốt, thổi phồng quá mức các chỉ báo, kêu gào cho nhà đầu tư mua vào bằng cách đánh vào lòng tham.
Trên các diễn đàn, group chứng khoán, “Bìm bịp” là khi NĐT liên tục hô hào, kêu gọi cho nhà đầu tư khác mua vào. Khi mà mọi người đều nói về những điều tích cực và kêu gọi mua vào, người ta sẽ gọi lúc đó là “bìm bịp kêu đồng loạt”.
3. Chim lợn trong chứng khoán là gì?
Ngược lại, người được nhìn nhận là “chim lợn” lúc nào cũng bi quan về thị trường. Chim lợn luôn hô cho thị trường đi xuống bằng cách đưa ra những cảnh báo, khuyến nghị đứng ngoài, các tin xấu hay các bài phân tích có chủ ý nhằm tạo tâm lý hoang mang.
Đặc điểm nhận biết những con “chim lợn” hay xuất hiện trong các diễn đàn hoặc các group về chứng khoán là lúc nào họ cũng nói về những đợt thị trường giảm điểm, những nguy cơ về cuộc khủng hoảng trong thời gian tới và có cảm giác họ luôn đe dọa nhà đầu tư khác. Với suy nghĩ tiêu cực, “chim lợn” vẫn thường bị ghét hơn so với “bìm bịp”.
Khi mà mọi người đều bi quan về thị trường, mọi nơi đều nói về sự giảm điểm của chứng khoán, người ta sẽ gọi lúc đó là “chim lợn kêu eng éc”.
4. Chim lợn và bìm bịp: đôi bạn thân luôn sát cánh cùng nhau
Hầu hết, trong mỗi nhà đầu tư đều tồn tại cả 2 trạng thái “bìm bịp” và “chim lợn”. Khi mua cổ phiếu họ thường có xu hướng “bìm bịp” để bán giá cao và sau đó sẽ “chim lợn” để mua giá rẻ rồi lại tiếp tục “bìm bịp”. Quá trình chim lợn – bìm bịp cứ liên tục lặp đi lặp lại như vậy, diễn ra liên hồi, song hành với các giao dịch của nhà đầu tư.
Vì thế không ai mãi mãi là bìm bịp hoặc chim lợn mà mỗi người sẽ liên tục thay đổi quan điểm và vai trò của mình theo từng hoàn cảnh cụ thể.Thế nên có người hôm nay là chim lợn, ngày mai là bìm bịp, và ngược lại.
Nhìn chung, nhà đầu tư luôn có xu hướng “chuyển giới” giữa “bìm bịp” và “chim lợn” và họ có những chiêu PR, dìm hàng cổ phiếu rất đáng nể. Có thể nói, khi tham gia TTCK, nhất thiết phải có sự kết hợp giữa bìm bịp và chim lợn bởi nếu thiếu sự kết hợp đó thì thị trường sẽ trở nên vô vị.
Với nhà đầu tư mới tham thị trường, họ sẽ rất dễ “loạn chưởng” giữa đám “chim lợn” và “bìm bịp” này. Tuy nhiên, “bìm bịp” hay “chim lợn” cũng không hẳn là xấu. Những “tiếng kêu” của “bìm bịp” và “chim lợn” sẽ giúp cho chúng ta có thêm cơ sở để có thể đưa ra nhận định của bản thân và kiếm tiền trên TTCK.
Vẫn biết rõ thị trường luôn vân động theo quy luật riêng của nó.Chim lợn và bìm bịp rồi vẫn sẽ sinh sôi nảy nở và chết đi nhưng chắc chắn là thời nào cũng có, vì suy cho cùng đó cũng chỉ là 2 mặt bản chất của một con người và nó không bao giờ thay đổi.
5. Bìm bịp và chim lợn: Giống và khác nhau
Khác: Bịp bịp hô lên, chim lợn hô xuống. Bìm bịp có hàng, chim lợn không có hàng. Bìm bịp thường được số đông yêu thích, chim lợn thường bị ghét (Dù về nguyên lý kinh tế, đều giống nhau – khác nhau là tâm lý nhà đầu tư muốn giá cổ phiếu tăng, dù TTCK thì phải có lên và có xuống, như thế mới đúng là bản chất của thị trường.
Giống: Bìm bịp và chim lợn – (nói vui) Cả 2 đều hót hay!
Trừ những NĐT nhận thức được bản chất cân bằng của thị trường xét về lâu dài, chấp nhận sự vận hành vốn có của thị trường! Những NĐT ấy đều thấy cái thú vị của cả thị trường lên và xuống, còn lại ở góc độ nào đó, thì đa số sẽ là:
- Full cổ phiếu biến thành bìm bịp
- Bán hết cầm tiền biến thành chim lợn
6. Dựa vào bìm bịp và chim lợn, xác định thời điểm mua bán chính xác.
Khi bạn tham gia một diễn đàn, khi thị trường tăng điểm mạnh, nhà đầu tư cá nhân sẽ nắm nhiều cổ phiếu, điều đó đồng nghĩa với số đông đều mong muốn tăng tiếp, do dó xảy ra trường hợp bìm bịp đồng loạt
Và khi TTCK giảm mạnh, nhiều NĐT bán ra, và mong muốn mua lại với giá rẻ hơn nữa nên xảy ra hiện trạng chim lợn đồng loạt.
Nếu ta ý thức được nguyên lý của thị trường, mua khi người ta chán, bán khi người ta thèm thì ta sẽ mua khi chim lợn đồng loạt và bán khi hiện tượng bìm bịp đồng loạt. Khi đó, bạn sẽ kiếm được tiền từ TTCK
Xem thêm: Tiến sĩ Fox – Nhận diện và tránh xa sự hấp dẫn “thầy dỏm”
Để có kiến thức đúng, bạn nên tham khảo khóa học học chứng khoán bên dưới!
“Chim lợn kêu eng éc” =)) 😂😆