Chỉ số P/S là gì? Định giá cổ phiếu theo P/S CHI TIẾT

Nhà đầu tư có thể thắc mắc chỉ số P/S trong chứng khoán là gì? Và ứng dụng của P/S trong thị trường chứng khoán như thế nào?

Nhiều nhà đầu tư đã quá quen thuộc với các chỉ số P/E, P/B, ROE, hay tăng trưởng.

Nhưng…

Đối với doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hoặc lợi nhuận năm không ổn định thì P/E, ROE, hay tăng trưởng thực sự không phát huy được vai trò của nó trong việc định giá

Vậy thì…

Chỉ số tài chính nào sẽ được dùng thay thế trong trường hợp này?

Đó chính là chỉ số P/S mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây! (Ngoài ra bạn có thể đánh giá theo chỉ số P/B nữa)

Ngoài ra, thì P/S còn ngăn ngừa tình trạng bóp méo các số liệu tài chính khác.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Lợi nhuận có thể tăng gấp đôi, hay giảm một nữa nhưng doanh thu thực sự khó có thể tăng kiểu quá nhanh, hoặc giảm nhanh dẫn đến ta sẽ có cái nhìn toàn vẹn hơn về doanh nghiệp.

Chỉ số dù ít phổ biến trong cộng đồng nhà đầu tư Việt Nam sử dụng. Tuy nhiên P/S thành chỉ số nòng cốt của Ken Fisher, O’Shaughnessy… Đó là những nhà đầu tư rất thành công khi áp dụng chỉ số P/S

Vậy nên,

Bài viết này sẽ chia sẻ đến quý nhà đầu tư tất tần tật về chỉ số P/S này.

Nội dung:

  • Chỉ số P/S trong chứng khoán là gì?
  • Cách tính chỉ số P/S
  • Ưu nhược điểm và ý nghĩa của chỉ số P/S
  • Ý nghĩa chỉ số P/S
  • Chỉ số P/S bao nhiêu là tốt
  • Minh họa về chỉ số P/S

1. Chỉ số P/S chứng khoán là gì?

Chỉ số P/S là Price/Sales per share – hay price to ratio.

Đây là chỉ số dùng để định giá cổ phiếu nhằm đo lường giá cổ phiếu trên doanh thu mỗi cổ phần. Tên gọi khác như tỷ số P/S hay hệ số P/S.

Hay ngắn gọn:

NĐT sẵn sàng bỏ bao nhiêu tiền để mua 1 đồng doanh thu của doanh nghiệp

Những NĐT sử dụng chỉ số P/S vì cho rằng lợi nhuận dễ bị bóp méo, nên P/E sẽ bị sai lệch. Giá trị sổ sách có thể không đúng, nên P/B không đáng tin cậy. Trong khi đó doanh thu đáng tin cậy cao hơn nên chỉ số P/S sẽ đáng tin hơn.

Nhà đầu tư nổi tiếng hay sử dụng chỉ số P/S là tỷ phú Ken Fisher (con trai của Philip Fisher).

2.Cách tính chỉ số P/S là gì?

Giá cổ phiếu, KLCP lưu hành, Vốn hóa thị trường của Vinamilk
Giá cổ phiếu, KLCP lưu hành, Vốn hóa thị trường của Vinamilk
Bang-doanh-thu-4-quy-gan-nhat-VNM
Bảng doanh thu 4 quý gần nhất của VNM

Công thức tính P/S

P/S = Giá cổ phiếu/ Doanh thu mỗi cổ phần.

Trong đó: Doanh thu mỗi cổ phiếu = Tổng doanh thu/ Số lượng cổ phiếu lưu hành

Hoặc: P/S = Tổng vốn hóa/Tổng doanh thu thuần

Trong đó:

  • P = Price = Market price: Giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại
  • S = Sales per share: Doanh thu thuần trên mỗi cổ phiế

Thông tin về vốn hóa thị trường và doanh thu  bạn có thể lấy từ Cafefta sẽ có 2 bảng thông tin ở trên:

Ta có:

  • Giá cổ phiếu P = 126,2 (ngàn đồng)
  • KLCP lưu hành = 1,741 (tỷ cổ phiếu)
  • Vốn hóa thị trường = 219.763 (tỷ đồng gần bằng 10 tỷ USD)
  • Tổng doanh thu 4 quý gần nhất: = 13.738 tỷ+ 13.743 tỷ +13.015 tỷ +13.230 tỷ = 53.726 tỷ đồng

Khi đó:

Doanh thu trên 1 cổ phiếu = Tổng doanh thu 4 quý/LKCP Lưu hành = 53.736/1,741= 30,86 (ngàn đồng)

  • P/S = Giá 1 CP/ Doanh thu 1 CP = 126,2 /30.86 = 4.09 
  • P/S = Vốn hóa thị trường/Tổng doanh thu = 219.763/53.726= 4.09 

Vậy chỉ số P/S của VNM lúc tính toán là 4.09

Điều này có nghĩa: NĐT sẵn sàng bỏ ra đến 4.09 đồng cho mỗi đồng doanh thu mà VNM tạo ra năm gần nhất.

Thực tế, hầu hết các chỉnh số cơ bản về tài chính như giá cổ phiếu, KLCP lưu hành, doanh thu đều được cập nhật trên các trang website về tài chính.

Ngoài Cafef ra, bạn có thể đọc dữ liệu của cổ phiếu VNM ở Vietstock (TẠI ĐÂY), hay ở ngay các công ty chứng khoán đều có cả, ví dụ như VNDirect (TẠI ĐÂY) hay SSI (TẠI ĐÂY) cũng như rất nhiều công ty chứng khoán khác.

Tin vui là  … mọi chỉ số đều có sẵn

Bạn cũng không cần tính chỉ số P/S vì tất cả nó đều có sẵn ở trên website ở nhiều công ty chứng khoán như SSI, Tân Việt

Chi-so-PS-tren-web-cua-SSI

Bạn bấm Mã CK mã nào bạn cần xem như VNM, VJC (Hình Elip). Sau đó bạn sẽ xem hình Click vào  Tình hình tài chính, bạn sẽ thấy P/S của VNM là 4.10

Như đã thấy chúng ta tính toán là 4.09 và SSI tính toán là 4.10. Lý do của sự khác biệt có thể do 2 điều:

  • Sự cập nhật dữ liệu của cafef và SSI
  • Công thức tính SLCP là bình quân

Rất may mắn…

Đầu tư chứng khoán, không cần con số chính xác 100% như đi thi! Ở đây 4.09 và 4.10 đều được chấp nhận.

Nếu bạn muốn xem chi tiết P/S qua tại thời điểm hiện tại của cổ phiếu nào đó, trong thời điểm hiện tại, 4 quý gần nhất hay những năm trước đây!

Và đây là nơi bạn có thể xem được cổ phiếu như điều bạn muốn. Trang web của Chứng Khoán Tân Việt.

Và làm theo trình tự từ 1 đến 6!

VNM-chung-khoan-Tan-Viet

Khi đó:

  1. Nhập mã cần xem chỉ số P/S (Ví dụ mã VNM)
  2. Bấm vào Dữ Liệu
  3. Bấm vào báo cáo tài chính
  4. Bấm vào chỉ số tài chính
  5. Bấm vào Hàng Quý (mặc định), Muốn xem năm thì bấm vào hàng năm
  6. Kéo dưới dưới đến mục VI. Chỉ số định giá, bạn nhìn vào Hệ số Giá Cổ phiếu/Doanh số trên cổ phiếu (P/S)

Như ta thấy: Chỉ số P/S tại thời điểm hiện thời là 4.10.

Ngoài ra, bạn có thể thấy chỉ số P/S của các quý liền trước đó. Ví dụ như P/S quý 1/2018 của VNM là 4.78.

Nếu bạn muốn xem P/S quá khứ  5 năm gần nhất của VNM như thế nào thì bạn Bấm vào Hàng Năm, kết quả hiện ra tương ứng các năm 2014-2018

PS-cua-VNM-qua-tung-nam

Tại thời điểm viết bài P/S của VNM là 4.10; trong khi 5 năm qua chỉ số P/S của VNM tầm 3.6-3.7

Vậy theo bạn, hiện tại chỉ số P/S của VNM là đắt hay rẻ? Chỉ số P/S bao nhiêu là tốt?

Câu hỏi đó CophieuX cũng trả lời cho bạn trong bài viết này!

Vậy…

Với những phân tích trên, Ưu nhược điểm khi sử dụng P/S là gì?

3. Ưu nhược điểm của chỉ số P/S

Ưu điểm của chỉ số P/S:

  • Doanh thu ít bị bóp méo hơn so với lợi nhuận. Nên chỉ số P/S sẽ có tính chính xác hơn
  • Có thể dùng định giá cả những công ty làm ăn thua lỗ. (khác với chỉ số P/E)
  • Vì doanh thu biến động thấp hơn lợi nhuận nên P/S sẽ ổn định, điều này khác với chỉ số P/E
  • Đối với công ty khởi nghiệp (Bạn có coi chương trình Shark Tank – Thương vụ bạn tỷ chứ?), thì P/S được xem là chỉ số đáng tin cậy hơn rất nhiều so với chỉ số P/E

Nhược điểm của chỉ số P/S:

  • Bản chất của kinh doanh là lợi nhuận và dòng tiền. Dù doanh  thu nhiều và tăng trưởng cao nhưng thu không bù chi trong dài hạn, thì lợi nhuận sẽ âm, công ty sẽ bị phá sản. Do đó công ty chỉ có doanh thu thôi, thì không có ý nghĩa.
  • Thực tiễn ghi nhận doanh thu, do cách hoạch toán
  • Chỉ số P/S có thể cung cấp cho chúng ta về bán hàng nhưng không thể nắm bắt được sự khác biệt về cấu trúc chi phí giữa các công ty

Để bạn hình dung hơn về chỉ số P/S trong thực tiễn, CophieuX đưa ra ví dụ sau:

Tiki – một sàn thương mại điện tử, được biết đến với việc bán sách – những năm gần đây liên tục thua lỗ qua các năm.

Theo nguồn cafef thì:

Năm 2016 và 2017, Tiki lỗ lần lượt là 179 tỷ và 282 tỷ đồng, 2018 lỗ 757 tỷ. Và tổng lũy kế khoản thua lỗ của Tiki đến 1300 tỷ đồng!

Cùng theo đó Tiki “đốt sạch” khoản tiền mà VNG là trên 500 tỷ vào Tiki!

PS-cua-Tiki

Một doanh nghiệp lỗ như thế này, phải chăng là vứt!!!

Điều gì xảy ra với định giá của Tiki, một công ty chuyên làm ăn thua lỗ!

danh-gia-TiKi

Những gì mà VNG đốt vào Tiki không phải là vô ích, trong góc độ kế toán là thua lỗ! Nhưng trong định giá và nếu VNG chuyển nhượng 1 phần số cổ phiếu nắm giữ của Tiki thì chắc chắn sẽ kiếm được kha khá tiền.

Truyền thông có thể nói cho bạn là Tiki lỗ này nọ, nhưng Tiki càng ngày càng đáng giá. Và ít ra đến thời điểm hiện tại nếu VNG bán Tiki thì cũng ăn khá dày!

Qua đây ta thấy được vai trò định giá của P/S!

Đốt tiền để là một nghệ thuật & người đốt tiền là nghệ sĩ!

4. Ý nghĩa của chỉ số P/S, Chỉ số P/S nói lên điều gì?

Ý nghĩa của chỉ số P/S thấp:

  • Cổ phiếu đang bị định giá thấp
  • Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh, lợi nhuận âm…)
  • Doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp, mức cạnh tranh yếu

Ý nghĩa của chỉ số P/S cao:

  • Cổ phiếu đang định giá cao.
  • Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
  • Doanh nghiệp có thể có biên lợi nhuận gộp cao, lợi thế cạnh tranh cao.

Để rõ hơn ta thử xem xét 2 cổ phiếu VNM và FLC thử như thế nào nhé!

PS-VNM-va-FLC

Ta nhận thấy, trong giai đoạn 2014-2018

  • Chỉ số P/S của VNM rất cao, nằm trong dải 3.6-4.2
  • Chỉ  số P/S của FLC rất thấp, chỉ nằm trong dải từ 0.24-0.64.

Nếu ta nhẩm tính thì trong suốt giai đoạn này chỉ số P/S của VNM gấp 10 lần so với chỉ số P/S của FLC

Vậy điều gì xảy ra vậy?

Cùng 1 mức doanh thu, tại sao nhà đầu tư sẵn sàng trả cho VNM gấp 10 lần so với FLC.

Cá biệt hơn, nếu nhìn chỉ năm 2018 thì nhà đầu tư sẵn sàng trả VNM gấp đến tận 16 lần cho cùng 1 đồng doanh thu!

Nhà đầu tư trên thị trường có phải bị mù không?

CophieuX nhận thấy rằng, thị trường chứng khoán cơ bản thì rất sáng suốt đánh giá giữa giá và bản chất thật của doanh nghiệp, mà chúng ta gọi là giá trị thực.

Khi một khi một chỉ số P/S cao hay thấp, ta cần xem xét bản chất doanh nghiệp đang ở vị trí nào trên thị trường và nội tại của nó.

  • Chỉ P/S của FLC được nhà đầu tư đánh giá là cổ phiếu đang gặp vấn đề, hoạt động kinh doanh không tốt
  • Chỉ số P/S của VNM cao thể hiện VNM có lợi thể cạnh tranh rất cao. Còn hiện giá có quá cao so với giá trị không?
    Thì bản thân VNM, hiện tại không phải là thương vụ hấp dẫn đối với Nhà đầu tư cá nhân, khi ta có lợi thế tìm được nhiều cổ phiếu để thay thế hơn.

Với một sự phức tạp trong định giá P/S như vậy làm thế nào để đánh giá Cổ Phiếu X nào đó là đắt hay rẻ!

Vậy…

Chỉ số P/S bao nhiêu được xem là tốt và nó phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về chỉ số P/S ở mục tiếp theo!!!

5. Chỉ số P/S bao nhiêu là tốt và hợp lý?

Chỉ số P/S phụ thuộc vào lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh của doanh nghiệp, điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước.

  • Tốc độ tăng trưởng cao => P/S cao
  • Lợi thế cạnh tranh mạnh => P/S cao
  • Tính rủi ro DN cao => P/S thấp
  • Nợ/ Vốn chủ sở hữu nhiều => P/S thấp
  • Vĩ mô tốt => P/S cao…
  • Doanh nghiệp làm ăn hiệu quả => P/S cao
  • Ngành nghề ổn định => P/S cao

Trong thực tế thị trường chứng khoán, chúng ta thông thường sẽ thấy tương quan lớn giữa các yếu tố đó với chỉ số P/S.

Như những ví dụ ở trên, ta thấy:

  • Chỉ số P/S của VNM, DSN rất cao
  • Chỉ số của FLC rất thấp

Điều đó rất hợp lý và tương xứng kiểu “Nồi nào úp vung nấy”, “hàng nào của nấy”, “ngưu tầm ngưu mã tầm mã”.

Nhưng những nhà đầu tư giá trị tin rằng: Không phải lúc nào cũng vậy, chắc chắc sẽ có sự sai lệch nào đó mà thị trường chưa nhận ra, hoạt nhà đầu tư hoảng loạn, hoặc chưa đủ trí tuệ để nhận ra sự tương xứng.

Do đó sẽ có 2 trường hợp:

  • Cổ phiếu vượt quá giá trị thực
  • Cổ phiếu thấp hơn giá trị thực

Chính sự sai khác giữa yếu tố đó với chỉ số P/S. Ví dụ như hiệu quả kinh doanh cao nhưng P/S thấp đó là cơ hội để mua vào, chờ đơi và thực hiện hóa lợi nhuận.

Hoặc với 2 mã cổ phiếu có nhiều nét tương đồng nhau về yếu tố kinh doanh và tài chính… Cũng sẽ có doanh nghiệp A có chỉ số P/S = 1, trong khi doanh nghiệp B có chỉ số P/S = 2. Vậy doanh nghiệp nào tốt hơn?

Tuy nhiên, nếu mọi yếu tố như nhau thì chỉ số P/S càng thấp càng tốt.

Nếu để chính xác cho một con số bao nhiêu là hợp lý thì sẽ không có một câu trả lời chuẩn xác nhất.

Những công ty vững mạnh và tăng trưởng tốt thường có chỉ số P/S cao.

Ví dụ: DSN có chỉ số P/S >3 (cuối năm 2018), Chỉ số P/S VNM = 4.5. Ngược lại những doanh nghiệp chất lượng thấp như FLC  có P/S = 0.32 (05/12/2018).

Nhưng cũng có những công ty làm ăn tốt có chỉ số P/E thấp, đó là những cổ phiếu thiên về giá trị như SED (P/S = 0.35); VGG (P/S = 0.26).

Ngoài ra, Ngọ cũng có vài gợi ý sau để bạn loại bỏ những doanh nghiệp xấu mà định giá quá cao cũng như chọn được những cổ phiếu định giá hợp lý.

  • Công ty tạm tạm, tăng trưởng không ổn định, biên lợi nhuận thấp nhưng P/S cao (ví dụ: P/S>1) thì nên cẩn trọng. P/S càng cao thì càng tránh xa.
  • Đánh giá doanh thu có thực tế có thực hay không? Bạn có thể đánh giá yếu tố này dựa vào khoản phải thu, nếu tỷ số khoản phải thu/doanh thu cao hay khoản phải thu tăng nhiều thì cần chú ý.
  • Yếu tố rủi ro của doanh nghiệp: như rủi ro về tài chính như Nợ, hay rủi ro về kinh doanh: khả năng xâm nhập ngành, rủi ro về quản trị như sự trung thực…

Mua cổ phiếu có chỉ số P/S thấp hơn so với quá khứ của chính nó!

Thực tế bạn nên đánh giá chỉ số P/S so với chính quá khứ của doanh nghiệp bạn cần đầu tư.

Khi chỉ số P/S thấp hơn đáng kể so với trung bình quá khứ bạn có thể tiến hành mua vào và chờ đợi quả ngọt.

Đối với những doanh nghiệp mang tính ổn định, và vững mạnh thì so sánh với chính nó trong quá khứ là một ý tưởng đầu tư rất tốt.

Mua cổ phiếu có chỉ số P/S thấp hơn so với trung bình ngành của nó!

Dù thực tế, các chỉ số P/S của một doanh nghiệp và ngành thường không được tính phổ biến và sẵn có như chỉ số P/B, P/E hay ROE ngành. Hiện tại bạn có thể xem chỉ số P/S tại: https://www.stockbiz.vn/Industries.aspx

Chi-so-PS-nganh

Nhìn vào ảnh trên ta nhận thấy, ngày có chỉ số P/S thấp nhất là:

Nhóm ngành dầu khí với chỉ số P/S thấp nhất là  0.34

Nhóm ngành tài chính có chỉ số P/S cao nhất là 5.38

Tuy ở góc độ nào đó, ta có thể thấy ngành dầu khí có thể rẻ hơn tài chính 1 chút, tuy nhiên đừng vội kết luận. Bởi ngành nghề nó sẽ có mức P/S riêng phụ thuộc vào đặc tính ngành nghề của mình.

Tuy nhiên, ở đây chỉ là P/S của nhóm ngành rộng. Nếu tìm chi tiết bạn click vào dấu cộng (+) ở bên trái tên nhóm ngành & bạn sẽ thấy nhóm ngành con.

Như ảnh trên ta thấy chỉ số P/S của nhóm ngành Hàng tiêu dùng là 1,25

Trong nhóm ngành này sẽ chia làm 3 nhóm nhỏ hơn gồm:

  • Ô tô và linh kiện ô tô có chỉ số P/S là 0.41
  • Thực phẩm và đồ uống có chỉ số P/S 1.86
  • Hàng tiêu dùng cá nhân và gia đinh có chỉ số P/S là 0.45

Trong khi đó: Nhóm thực phẩm và đồ uống sẽ gồm:

  • Nhóm đồ uống (Gồm nhóm Bia, chứng cất & Bán rượu, nước giải khát): chỉ số P/S = 3.27
  • Nhóm sản xuất thực phẩm có chỉ số P/S = 1.58

Do đó, để đánh giá cổ phiếu nào là hời hay không, CophieuX gợi ý bạn là: (1) Đầu tiên, xác định doanh nghiệp mình ở nhóm ngành nào. (2) So sánh chỉ số P/S của doanh nghiệp bạn quan tâm so với trung bình ngành.

Lưu ý khi sử dụng định giá cổ phiếu bằng chỉ số P/S

Khi bạn hỏi chỉ số P/S bao nhiêu là tốt? Ở góc độ định giá chứng khoán thì không có một công thức chính xác nào để khẳng định chỉ số P/S chính xác bằng bao nhiêu là tốt.

Tuy nhiên…

Bạn so sánh chỉ số P/S với đặc điểm hiện tại và quá khứ và tương lai doanh nghiệp như tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh doanh, lợi thế cạnh tranh, nhóm ngành… Từ đó đưa ra được quyết định chính xác nhất.

Do đó,

Bạn nên kết hợp các chỉ số định giá lại để cho ra kết quả tối ưu nhất, mua được giá hời và thu được nhiều lợi nhuận. Bạn đọc thêm 11+ Công thức định giá cổ phiếu đơn giản & chuẩn xác nhất, để giúp bạn hiểu được phần nào về quá trình định giá cổ phiếu.

Trong bất cứ lĩnh vực nào, để đi đúng hướng và chính xác nhất bạn cần 1 mentor. Chứng khoán càng cần mentor, bởi họ chỉ dẫn bạn, nếu không mỗi sai lầm đều tốn thời gian và tiền của. Chứng khoán nếu bạn nghiêm tức sẽ có tiền.

6. Minh họa về chỉ số P/S

Chỉ số P/S là gì? - Ảnh minh họa về chỉ số P/S ở cổ phiếu VNM
Công thức: P/S = Vốn hóa/ Doanh thu thuần.

Như như hình trên:

Ta có: Thời điểm bán VNM giá 133.000 đồng/CP, khi đó vốn hóa thị trường toàn bộ công ty sẽ tương ứng 237.703 tỷ đồng (10 tỷ USD). Và ta tính được doanh thu 4 quý gần nhất là Q4-2017 đến Q3-2018 có tổng doanh thu thuần bán được là: 51.977 tỷ đồng (Hơn 2 tỷ doanh thu).

Khi đó ta tính P/S = 237.703/51.977 =4.57

Nhận xét: Cổ phiếu VNM được bán gấp 4.57 lần so với doanh thu, hay cứ 1 đồng doanh thu nhà đầu tư thì thị trường trả 4.57 đồng.

P/S = 4.57 là cao. Do Vinamilk doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh rất tốt, làm ăn tốt.

Tóm lại:

P/S = Vốn hóa/ Doanh thu thuần
P/S thể hiện NĐT sẵn sàng bỏ bao nhiêu đồng cho 1 đồng doanh thu.
Nếu các tiêu chí như nhau: P/S càng thấp càng tốt.
Cần kết hợp với các chỉ số tài chính khác như P/E, P/B, ROE…

Ngoài định giá cổ phiếu bằng chỉ số P/S. Hãy xem: 11+ chỉ số dùng để định giá cổ phiếu

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!