Chứng khoán là cuộc thi sắc đẹp… Bạn có rước hoa hậu về nhà?

Đến với chứng khoán, nhà đầu tư mong muốn kiếm tiền, thậm chí nhiều tiền.

Nhưng sẽ thực tế và phù hợp hơn nếu mục tiêu ta là không mất tiền. Tức là song hành đồng thời mục tiêu là đầu tư chứng khoán và không mất tiền.

Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách hơn là để nước mắt rơi trên thị trường

Kẻo ai đó bảo lấy tiền đó gửi ngân hàng là không bao giờ mất tiền từ chứng khoán.

Đầu tư chứng khoán giống như một trận bóng đá, tham gia trận bóng nhưng mục tiêu quan trọng là không để thua.

Trong chứng khoán, Buffett từng chia sẻ:

Nguyên tắc số 1: Không được để mất tiền

Nguyên tắc số 2: Không quên nguyên tắc số 1.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Chứng khoán là một kênh dài hạn, xét trung bình lãi tầm 10%/năm. Tất nhiên sẽ có những mã tăng giá nhiều hơn, và nhà đầu tư có thể “xoay trục” cổ phiếu. Tức là bán cổ phiếu A để mua cổ phiếu B, với kỳ vọng mang lại mức sinh lời nhiều hơn.

Nói thì đơn giản vậy, tuy nhiên cũng như bao ngành nghề khác số đông chỉ ở mức bình thường bậc trung. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ là bác sĩ bình thường, nhân viên bình thường sự biến động giữa top 5% giỏi nhất và top dưới không nhiều – gọi là biến thiên thấp.

Nhưng đầu tư chứng khoán, là trò chơi xu hướng người thắng lấy tất cả. Tức là họ có thể cà phê, du lịch, đọc sách… thì tiền vẫn sinh tiền cho họ. Tuy nhiên, bù lại số đông sẽ thua lỗ!

Chứng khoán là kinh doanh của ngành kinh doanh

Đầu tư chứng khoán giống hoạt động kinh doanh nhiều hơn. Giống như bao loại hình doanh nghiệp khác như dược, thương mại, dịch vụ… chỉ khác là chứng khoán là kinh doanh của ngành kinh doanh.

Sản phẩm ở đây không phải là chiếc ô tô, cái điện thoại, cái áo… mà sản phẩm chính là “các công ty kinh doanh” những thứ đó.

Ví dụ bạn muốn mua Vinfast, bạn có thể quan tâm mã VFS; bạn muốn mua điện thoại thì nghiên cứu thế giới di động MWG; muốn mua cái áo có thể nghiên cứu Việt Tiến, mã VGG…

Chỉ cần quay quanh 360 độ, là ta biết bao nhiêu sản phẩm, có sự hiện diện và được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Dùng Iphone thì có Apple – một công ty niêm yết; mở cái tủ lạnh ra là thấy VNM, MSN.

Tất nhiên, bạn mua chứng khoán sẽ giống bất động sản nhiều hơn. Bởi chứng khoán có thiên hướng sẽ là tài sản, tuy nhiên đối với người thua lỗ thì đúng kiểu “tiêu sản: tiêu tan sản nghiệp”. Chúng ta mua chứng khoán không phải để sử dụng, một số ít người sẽ dùng để tích lũy tài chính, nhưng số đông khác sẽ là kinh doanh, tức là bạn buôn bán với nhà đầu tư khác – kinh doanh cho đối tượng kinh doanh.

Cuộc thi sắc đẹp của Keynes

“Đầu tư thành công là đoán trước được sự mong đợi của người khác”

Keynes là một nhà đầu tư và một nhà kinh tế học lớn, với tác phẩm nổi tiếng The General Theory of Employment, Interest and Money (Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ); đồng thời quản lý thành công khối tài sản của King’s College, ĐH Cambridge.

Ông xem việc chọn cổ phiếu giống như một cuộc thi sắc đẹp, như chọn ra cô gái nào xinh nhất trong 1 tập ảnh:

Đầu tư chuyên nghiệp có thể so sánh với các cuộc thi trên các báo trong đó những người chơi phải chọn ra 6 khuôn mặt đẹp nhất trong số hàng trăm tấm ảnh, giải thưởng sẽ thuộc về người nào lựa chọn trùng với số đông nhất.

Cho nên người bình chọn không phải cố chọn cô gái đẹp nhất, mà là tấm ảnh cô gái mà họ nghĩ  thu hút nhiều người chọn nhất.

Cho nên một số nhà đầu tư có châm ngôn, cổ phiếu đẹp là cổ phiếu tăng giá. Dù thực tế, doanh nghiệp và định giá nhìn thấy gớm.

Benjamin Graham đã khái quát: Trong ngắn hạn, thị trường là cái máy bỏ phiếu. Điều này, rất giống cuộc thi sắc đẹp của Keynes.

Nhưng cũng theo Graham, trong dài hạn thị trường là chiếc máy cân đo!

Sự thái quá của 2 cực và cơ hội của bạn

Chứng khoán nhìn thì rất đơn giản, nhưng việc đầu tư theo cảm tính và chi phối bởi sự tham lam và sợ hãi khiến nhiều nhà đầu tư thất bại.

Điều đáng lẽ nhất là phải đề cao tinh thần: Không được để mất tiền vĩnh viễn. Nhưng trong cơn say, khi thấy người ta khoe tài khoản lại rạo rực lòng tham – khiến giá cổ phiếu biến động mạnh mẽ.

Trong chứng khoán, bạn không phải là đấu với ảo ảnh hay máy tính nào đó, mà thực chất là bạn đấu giữa người với người. Giống như một trận đấu bóng thực sự. Có những trận thắng và trận thua.

Quan trọng cuối mùa bạn đứng thứ hạng mấy? Mùa ở đây một phải là 1 năm mà chí ít cũng phải là 10 năm!

Một số nhà đầu tư thắc mắc, tại sao doanh nghiệp này kinh doanh rất tốt, giá cũng hợp lý nhưng tại sao giá lại giảm? Nhưng cổ phiếu doanh nghiệp khác chẳng có gì giá lại tăng?

Tất nhiên có khi có những chiêu trò phía  sau (như họ Louis, họ FLC…), nhưng ở phần khác hãy nhớ đến cuộc thi nhan sắc của Keynes: Bạn không chọn mã đẹp nhất, mà mã mà nhiều người nghĩ sẽ tăng giá nhất – cung cầu.

Chứng khoán không hiệu quả hoàn toàn, luôn có những thái cực biên giữa 2 bên, do đó nhà đầu tư có thể chọn mua hời bán hợp lý để kiếm lời, hoặc nương theo xu hướng để sinh lời, cũng có thể kết hợp cả 2.

Nhiều khi ta nghe đâu đó câu: nếu nhiều người khom lưng, bạn mà đi thẳng lưng thì người ta gọi bạn là khuyết tật.

Nhưng trong chứng khoán, hãy cứ thẳng lưng mà đi, vì số đông sẽ thất bại.

Chứng khoán, bạn hãy có chiến lược rõ ràng, và tuân thủ theo nó—để giới hạn mình không chạy theo trào lưu, và phản ứng thái quá.

Cuối cùng, hãy khai thác sự thái quá của nhà đầu tư khác. Khi đó bố vợ/mẹ chồng của bạn sẽ cảm ơn bạn vì giúp đứa cháu của họ sống trong giàu có! [hehe]

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!