Logic cái đầu hói và phép so sánh để biết bạn đầu tư hiệu quả chưa?

Đối với Ngọ, cuộc sống vốn dĩ đầy cơ hội và cũng đầy thị phi. Nhiều thứ tưởng đầy logic lại phi logic, và những cái tưởng phi logic lại đầy logic.

Nhưng sau tất cả, Ngọ lại nhớ lại câu nói của Charlie Munger: “Nếu mọi người không sai lầm, thì tôi đã  không giàu đến vậy!”.

Việc học tập không bao giờ kết thúc nhưng cháy tài khoản đúng là sự kết thúc

Cái đầu hói hay cái đầu không hói?

Một cái đầu hói, dù thêm chỉ 1 sợi tóc nữa thì vẫn là cái đầu hói. Ta đồng ý với kết luận này?

Tiếp tục, vẫn cái đầu hói ấy, thêm 1 sợi tóc nữa thì tiếp tục cũng là cái đầu hói thôi.Và rồi, cứ thế thêm 1 sợi tóc, thêm 1 sợi nữa… vẫn là cái đầu hói.

Do đó, cuối cùng một người dù có rậm rạp tóc cỡ nào đi nữa thì cũng là 1 cái đầu hói!

Kết luận: Tóc Ngọ sum sê, nhưng Ngọ đầu hói.

Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!

Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!
Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết

Dù bạn có thể thấy kết luận có gì sai sai nhưng cũng khá logic chứ?

Lật ngược vấn đề:

Tóc Ngọ nhiều vô kể, dĩ nhiên Ngọ không phải đầu hói. Cho nên Ngọ bỏ đi 1 sợi tóc, thì Ngọ cũng không đầu hói.

Bạn không phải đầu hói, thì bỏ đi 1 sợi tóc bạn vẫn không phải đầu hói! Rồi bỏ đi, 1 sợi, 1 sợi nữa…

Rồi 1 lúc nào đó, đầu bạn chỉ lác đác vài sợi tóc thì tóc bạn vẫn rất sum sê!

Ngọ cá cược: Bạn lấy lập luận này, đi “gài” với bạn bè, thì 99/100 trường hợp là bạn sẽ có 1 ly cà phê. Nhất là khi họ đã đồng ý với bạn ở mệnh đề ban đầu.

Bài học:  Hãy cẩn thận với những điều tưởng chừng như vẻ hiển nhiên!

Tiền bạc: 1 triệu USD nhưng vẫn nghèo

Nếu ứng dụng trong chuyện tiền bạc. Hiện bạn đang nghèo thì có thêm 1.000 đồng thì bạn vẫn nghèo thôi.

Nếu lập luận như trên, thì có 1 triệu USD, thậm chí 1 tỷ USD bạn vẫn là người nghèo!

Bài học: Những thứ nhỏ nhoi, trong thời gian dài có thể biến bạn trở thành người giàu có và nghèo khó.

Thực tế, thân thể ta chứa đầy vi khuẩn có hại, nhưng ở chừng mực nào đó, chúng ta vẫn sống khỏe mạnh không vấn đề gì xảy ra. Nhưng đến khi một mức giới hạn nào đó, chúng ta sẽ bị bệnh.

Hầu hết chúng ta tranh luận vì không có sự rõ ràng.

Bởi khoảng cách mờ giữa đầu hói và đầu không hói chỉ là 1 sợi tóc. Khoảng cách giữa người giàu và người không giàu chỉ là 1 đồng thôi.

Khi thời học sinh, sinh viên: Điểm tổng kết 7.99 là học sinh khá, 8.00 là học sinh giỏi, và 8.9 cũng là học sinh giỏi!

Tăng 0,01 điểm là tăng 1 level, nhưng tăng đến 0.9 điểm thì lại giữ nguyên level.

Trong trường hợp này, điểm mốc quan trọng hơn là khoảng cách!

Thu nhập bao nhiêu là cao?

Chúng ta hay dùng kỳ vọng và thế giới quanh mình để làm mỏ neo để đánh giá. Một người nghiên cứu như  Ngọ có thể lấy GDP đầu người mỗi năm làm điểm chuẩn. Nhưng ai đó sẽ lấy mốc tham chiếu khác.

Đó là lý do, ta hay so bụng ta ra bụng người. Cho nên có 1 nghiên cứu nhỏ: Một người xấu, có xu hướng nghĩ người khác xấu hơn so với người tốt.

[Hi vọng, trừ khi bạn là 1 người nghiên cứu số liệu, hãy nhìn đó mà tham chiếu bản thân, rồi bạn ngày càng tốt hơn.]

Quay lại vấn đề:  Thu nhập 15 triệu/tháng là cao hay thấp?

Khi Ngọ nói chuyện với nhiều người, và lấy ra con số 15 triệu/tháng, thì nhiều người sẽ đánh giá đây là thu nhập thấp. Ngọ thấu hiểu, vì thế giới Ngọ hay tiếp xúc, những bạn này học tập tốt, sở hữu tấm bằng đại học trường Top, hoặc những người cố gắng vươn lên, sếp các công ty.

Nhưng 15 triệu/tháng là số tiền phải đóng thuế rồi nhé!

Lưu ý: Dự kiến GDP/người/năm 2024 là tầm 4700 USD ~ tầm 120 triệu đồng/năm! (Tất nhiên GDP có những bóp méo của nó, như trẻ sơ sinh cũng tính vào; hay các tập đoàn nước ngoài FDI như Samsung vẫn tính vào; Phạm Nhật Vượng tính vào cộng với 1000 người thất nghiệp chia ra vẫn cao hơn con số trung bình).

Thực tế, dùng Toán học, thì 15 triệu đồng ở Việt Nam vẫn là thuộc mức trên trung bình nhé!

NẾU kéo theo hệ quy chiếu GDP/người: sẽ 15 triệu đồng Việt Nam sẽ ứng với vị trí tầm 75.000 USD/năm của dân Mỹ.

Cách để biêt bạn đầu tư hiệu quả chưa?

Có 1 ông bố càm ràm người con:

  • Có thấy bé X con nhà ông Y học giỏi chưa kìa? Con học tệ quá.
  • Bố thấy không? Ông Y cha bé X – cùng tuổi với bố ổng làm giám đốc – Bố thử nhìn lại mình đi?

Nếu các đứa trẻ giỏi lý luận, câu chuyện sẽ đổi chiều: “Bố mẹ nhà người ta”, hơn là “con nhà người ta”.

Khi chúng ta so sánh, chúng ta nên so sánh ngang hàng.

Sẽ thật là phi lý khi  so sánh một người thông minh và 1 người kém thông minh; so sánh xuất thân giữa con của nông dân, và con của giám đốc; so sánh giữa các thế hệ, so sánh thu nhập 1 người 50 tuổi và 1 người 25 tuổi; so sánh thu nhập giữa người Hồ Chí Minh, và đồng bào người Hà Giang hay so sánh thu nhập giữa người Hàn Quốc và Việt Nam?

Do đó, dù thị trường chứng khoán… chúng ta chỉ nên so sánh với chính nó, và nếu dài hơn hay so sánh với các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản… dựa vào chi phí cơ hội, đặc biệt: là trong tương lai!

Trong thị chứng khoán, con người bị khống chế bởi lòng tham, cho nên những kết quả đạt được ở mức 15%/năm nhiều người chê ít. Nhiều người phải là mức 150%/năm mới chịu.

Rồi sau 1 thời gian, nhiều người lại cầu mong lấy lại tiền đã mất! Nhưng thị trường chứng khoán là kênh chuyển tiền từ những nhà đầu tư phạm sai lầm sang người khôn ngoan.

Thực tế nếu bạn đạt kết quả tương ứng với Vn-Index + 2% nữa. Đó cũng là 1 kết quả TỐT!

Nếu Vn-Index tăng 10%, bạn kiếm được 12%/năm thôi – xét trong 1 thập kỷ. Thì bạn cũng đã là nhà đầu tư rất tốt. Đừng quá quan tâm người đời!

Còn nếu thị trường tăng 10%/năm; bạn chỉ kiếm 7%/năm. Thì bạn đang đầu tư không hiệu quả!

Tất nhiên, Ngọ mới tính mức rủi ro tương đương. Bởi bạn lãi 20% dùng rủi ro cao, ví dụ như dùng đòn bẩy 1:1, hay mua 1 mã; thì đối với Ngọ sẽ không bằng người lãi 15% nhưng rủi ro thấp. (Trừ 1 số siêu siêu ít ngoại lệ).

Còn ai đó nói 1 từ chung chung như giàu, nghèo, hiệu quả… hãy yêu cầu định lượng, logic, căn cứ, bối cảnh, và thực tế 100 triệu người ở Việt Nam ngoài kia!

Nếu không rõ ràng: đầu đầy tóc vẫn  là đầu hói, và đầu 100 sợi tóc là đầu sum sê!

Nếu không rõ ràng: thì một nhà đầu tư thua Vn-Index lại chém gió như 1 chuyên gia. Còn người kiếm 15%/năm thì lại hoài nghi năng lực của mình!

Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.

Khám phá phương pháp đầu tư an toàn và vượt trội này! ⇒ Đọc bài chi tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!