Cổ phiếu, cổ phiếu pha loãng, rồi cổ phiếu cô đặc là gì. Những thuật ngữ nhìn như choáng mắt đối với nhà đầu tư cá nhân.
Do đó, đây là rào cả đối với F0, và cơ hội cho nhà đầu tư hiểu biết. Khi hiểu được bản chất cổ phiếu cô đặc, do cung thấp nếu doanh nghiệp làm ăn tốt, sẽ thì chỉ cần lượng cầu nhỏ cũng sẽ khiến cổ phiếu tăng nhanh.
Bài viết này cũng sẽ chia sẻ những cổ phiếu cô đặc có khả năng tăng trưởng tốt, chất lượng tốt. Vậy nên, bạn có thể xem nó là sự tham khảo để hiểu hơn về cổ phiếu và cổ phiếu cô đặc.
Cùng đọc bài viết này để hiểu hơn về cổ phiếu & cổ phiếu cô đặc nhé.
Cổ phiếu cô đặc là gì?
Cổ phiếu là gì?
Trước khi ta tìm hiểu cổ phiếu cô đặc, Ngọ muốn điểm lại đặc tính của cổ phiếu thường. Khi đã hiểu được bản chất của cổ phiếu thì cổ phiếu cô đặc ta sẽ rõ ràng nhất.
Cổ phiếu là cái giấy xác nhận bạn có sở hữu cổ phần của một công ty cụ thể.
Nó có thể là chứng chỉ hoặc bút toán sổ sách, dữ liệu điện tử xác nhận là bạn là cổ đông. Bạn đang nắm cổ phần và đồng chủ sở hữu của công ty.
Nói đơn giản: Cổ phiếu là giấy xác nhận quyền sở hữu 1 phần doanh nghiệp. Cổ phiếu giống như là cái sổ hồng – quyền sở hữu cái căn hộ trong toàn bộ tòa nhà.
Bây giờ là xác nhận giao dịch điện tử, nên bạn hiếm khi thấy tờ giấy xác nhận này nữa.
Một công ty niêm yết trên sàn chứng khoán có thể có từ vài trăm cổ đông đến vài trăm ngàn cổ đông. Miễn cứ nắm cổ phiếu thì bạn được gọi là cổ đông.
Bạn nắm giữ cổ phiếu có nghĩa là bạn là sở hữu 1 phần công ty. Tương ứng với tỷ lệ % nhất định. Khi bạn nắm 100% cổ phiếu, tức là công ty ấy là 100% của bạn luôn.
Còn bạn nắm 1% công ty, tức là bạn có cổ phần tương ứng 1% tài sản (1% máy móc, 1% xe cộ, 1% tòa nhà…), 1% lợi nhuận và 1% triển vọng, 1% nợ.
Khi biểu quyết các vấn đề quan trọng, bạn cũng có 1% quyền biểu quyết. Nếu Ngọ nắm 100 cổ phiếu thì quyền của Ngọ bằng tổng 50 người mà mỗi người sở hữu 2 cổ phiếu.
Đối với công ty lớn, đôi khi nhà đầu tư cá nhân chỉ nắm 0.001% quyền biểu quyết.
Lưu ý: Khi bạn nắm cổ phiếu, bạn không có quyền muốn làm gì với công ty thì làm. Công ty là một pháp nhân. Ví dụ: Nếu công ty muốn giải thể, thì bạn chỉ được quyền biểu quyết.
Và nó chỉ được chấp nhận nếu tỷ lệ đồng ý hơn 1 con số nhất định, theo điều lệ. Cầm cổ phiếu trong vấn đề biểu quyết giống như cầm lá phiếu đi bầu. Bạn sở hữu 100 cổ phiếu thì sẽ có 100 phiếu bầu. Bạn sở hữu 10 cổ phiếu thì sẽ có 10 phiếu bầu.
Khi bạn mua cổ phiếu cô đặc, thường sẽ khó mua – cho nên bạn sẽ khó có thể chiếm được quyền biểu quyết cao. Vì người lãnh đạo, hoặc quỹ đã nắm tỷ lệ nhiều.
Cổ phiếu cô đặc là gì?
Cổ phiếu cô đặc là cổ phiếu mà cổ đông nội bộ, cổ đông chiến lược nắm phần lớn cổ phiếu. Họ thường là chủ doanh nghiệp, người lãnh đạo hoặc tác động mạnh đến doanh nghiệp.
Lượng trôi nổi mà thường xuyên giao dịch trên thị trường còn rất ít.
Thường thì doanh nghiệp làm ăn tốt, vì có da thịt cuộc chơi. Nhưng đôi khi nó cũng thể hiện tính “quan liêu” và lợi ích – bởi có khi đó là công ty thiên về gia đình hoặc lợi ích nhóm.
Ưu nhược điểm của cổ phiếu cô đặc là gì?
Ta thử xem xét 2 yếu tố khiến cổ phiếu tăng giảm: (1) Chất lượng doanh nghiệp (2) Cung cầu. Tất nhiên, còn nhiều yếu tố khác nữa. Nhưng 2 yếu tố này có liên quan đến cổ phiếu cô đặc.
Bàn về chất lượng doanh nghiệp của cổ phiếu cô đặc
Ưu điểm:
Vì cổ phiếu cô đặc là do ban lãnh đạo nắm nhiều. Nên họ có gắn kết da thịt với hoạt động công ty hơn. Làm cho mình sẽ chuyên tâm, sáng tạo và cố gắng hơn so với làm cho người khác.
Công ty làm ăn tốt, thì xu hướng giá cổ phiếu sẽ tăng lên nhiều hơn. Họ sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Thông qua đó, những cổ đông chúng ta sẽ được hưởng theo lợi ích của việc tăng giá cổ phiếu.
Nhược điểm:
Vì họ nắm cổ phần quá lớn đối với doanh nghiệp – nên công ty sẽ mang tính chất cá nhân cao. Gặp được người lãnh đạo giỏi và công tâm, ta sẽ hái được trái ngọt.
Những nếu gặp lãnh đạo yếu kém, vì không có đối trọng doanh nghiệp có thể đi xuống nhanh hơn. Hoặc vì có quyền biểu quyết cao, họ có thể yêu cầu “tư lợi” nhiều, vì họ có quyền biểu quyết.
Cụ thể: Một vấn đề biểu quyết cần 65% đồng ý là thông qua. Mà ngay cả ban lãnh đạo đã nắm đến 70% cổ phiếu công ty. Thì dù có hàng tỷ nhà đầu tư ngoài kia, chỉ nắm 30% thì cũng không thể phủ quyết được. Nên họ có thể thưởng bao nhiêu trong luật định, thì cổ đông nhỏ lẻ cũng đành chịu.
Khi đó, nhà đầu tư nắm cổ phiếu này lại dính cảnh: “ruột đau như cắt, nước mắt đầu đìa”. Chỉ căm tức rằng chưa được sả thịt lột da ban lãnh đạo… Rồi xả giận, bằng lên mạng chửi.
Bàn luận về cung cầu của cổ phiếu cô đặc
Ưu điểm:
Cổ phiếu cô đặc được nội bộ nắm nhiều nên lượng cổ phiếu trôi nổi giao dịch ít. Dẫn đến tình trạng cung cầu bất cân xứng, nhất là đối với doanh nghiệp làm ăn tốt.
Khi mọi người nhận thức đây là doanh nghiệp đáng đầu tư. Nhưng lượng cung thấp, thì chỉ cần số lượng mua nhỏ cũng đã khiến cổ phiếu tăng giá nhanh chóng. Khi đó mang lại khoảng lợi nhuận khổng lồ cho nhà đầu tư.
Cổ phiếu cô đặc cũng thường ít bị ảnh hưởng chung bởi thị trường. Nhiều khi thị trường đỏ lửa thì cổ phiếu cô đặc vẫn tăng giá, hoặc giảm ít hơn.
Những cổ phiếu cô đặc, cũng mang lại lợi thế lớn cho nhà đầu tư nhỏ. Vì họ không có nhiều tài chính, nên dễ dàng mua bất cứ cổ phiếu nào, dù là cổ phiếu cô đặc.
Nhược điểm:
Cổ phiếu cô đặc do tỷ lệ trôi nổi trên thị trường thấp, dẫn đến tình trạng thiếu thanh khoản giao dịch. Vì nguồn cung thấp, thì nhiều người vốn lớn sẽ không mặn mà.
Ngoài ra, nếu có biến cố xấu đột nhiên xảy ra, có khi chỉ cần bán một tỷ lệ nhỏ cổ phiếu cũng sẽ khiến cổ phiếu giảm giá mạnh.
Bản chất chung Ngọ thấy, mọi vấn đề đều có ưu và nhược. Ưu nhiều nhược ít thì tốt, mà Ưu ít nhược nhiều là xấu. Nhà đầu tư cá nhân cần chú ý đánh giá toàn diện, khi phân tích các cổ phiếu cô đặc.
Xem cổ phiếu có phải cổ phiếu cô đặc ở đâu?
Nhiều nhà đầu tư không biết xem cổ phiếu cô đặc ở đâu? Thì Ngọ giới thiệu bạn vào trang Cafef.vn. Bạn nhập mã cần xem.
Nếu bạn không rõ có thể gõ google: “VIC Cafef” – trong đó VIC là mã cổ phiếu. Bạn có thể thay VIC bằng cổ phiếu mà bạn cần xem, như VNM (Vinamilk), HPG (Hòa Phát)…
Sau đó, ta xem cổ phiếu nội bộ nắm giữ cổ phiếu có nhiều không. Cổ động nội bộ nắm càng nhiều thì cổ phiếu càng cô đặc.
Ta thử xem cổ phiếu Vingroup, bạn thực hiện theo các dấu mũi tên.
Bạn xem tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu – Nếu càng nhiều thì càng cô đặc.
Lưu ý: Cô đặc còn liên quan đến doanh nghiệp lớn bé nữa. Vì 10% của 1 tỷ cổ phiếu là 100 triệu cổ phiếu trôi nổi. Nhưng 20% của 10 triệu chỉ là 2 triệu cổ phiếu trôi nổi.
Cổ phiếu doanh nghiệp nhỏ dễ cô đặc hơn.
Cách xem cổ phiếu cô đặc chính xác hơn.
Vì Cafef thống kê, nên độ chính xác cũng ở mức độ tương đối. Nếu bạn muốn xem cổ phiếu cô đặc không? Ngọ khuyến khích bạn xem tại Báo cáo thường niên, hoặc Nghị quyết – bạn xem ở mục cổ đông sẽ giúp bạn thấy rõ nhé.
Ta sẽ xem xét mã cổ phiếu PND (Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Nam Định) giữa xem nhanh và xem ở Báo cáo thường niên.
Ở Cafef:
Bạn sẽ thấy tổng các cổ đông lớn chỉ nắm tầm chưa đến 50%. Trong khi báo cáo thường niên ta thấy kết quả này là 87%.
Ví dụ hoạt động kinh doanh của một số công ty có cổ phiếu cô đặc:
-
NCT – Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (HOSE).
Cổ phiếu NCT là cổ phiếu tương đối cô đặc, có vị thế cao.
Vị thế:
Công ty đứng đầu về dịch vụ sân bay ở Việt Nam tại Sân bay Quốc tế Nội Bài. NCT có thị phần đạt khoảng 70% hàng hóa nội địa và 50% hàng hóa quốc tế tại đây.
Công ty là doanh nghiệp hoạt động lâu đời nhất sân bay Quốc tế Nội Bài và có mạng lưới khách hàng rộng lớn. Khách hàng của cty gồm 2 hãng hàng không nội địa (Vietnam Airlines và Jestar Pacific) và 28 hãng hàng không quốc tế.
Sở hữu diện tích kho hàng lớn: Tổng diện tích kho hàng Nội Bài lên đến ~ 27.000m2 (~6.000m2 kho hàng Nội địa và ~21.000m2 kho hàng Quốc tế).
2. WCS – Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây (HNX)
Cổ phiếu WCS là cổ phiếu tương đối cô đặc, có vị thế cao.
Trong đó cổ đông lớn chiếm tỷ lệ sở hữu đến 82.72%, bao gồm cổ đông nhà nước chiếm 51%. Do đó, WCS là cổ phiếu cô đặc khá cao.
Vị thế:
Khai thác và kinh doanh bến xe: Bến xe Miền Tây cung ứng dịch vụ bến bãi để các doanh nghiệp vận chuyển hành khách từ TP. HCM đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long & miền Trung, Tây Nguyên.
WCS có lợi thế cạnh tranh rất cao, hoặc thiên hướng độc quyền nhiều hơn.
WCS cung cấp các dịch vụ:
– Dịch vụ bán vé ủy thác của các doanh nghiệp vận tải: Công ty tổ chức bán vé cho các đơn vị vận tải theo hợp đồng đã ký và thu hoa hồng tính trên số lượng vé bán được thực tế.
– Đối với các doanh nghiệp vận tải tự tổ chức bán vé: Công ty sẽ cho thuê quầy vé để doanh nghiệp tự khai thác.
– Dịch vụ cho thuê mặt bằng, ki ốt, nhà vệ sinh công cộng: Công ty tổ chức đấu thầu cho các tổ chức, cá nhân khai thác dịch vụ bốc xếp hàng hóa, vệ sinh công cộng… và đơn vị trúng thầu sẽ kinh doanh một cách chủ động.
– Dịch vụ xe lưu đậu qua đêm: Công ty tổ chức và thu tiền dịch vụ bến bãi đối với xe lưu đậu qua đêm một cách hợp lý khoa học, bảo đảm hệ thống phòng cháy chữa cháy tốt, lưu thông an toàn.
– Dịch vụ trông giữ xe gắn máy.
Tổng kết về cổ phiếu cô đặc
Cổ phiếu cô đặc là cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ tỷ lệ lớn. Tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi ở ngoài thị trường thấp.
Vì ban lãnh đạo nắm nhiều cổ phiếu, nên họ chú tâm vào việc phát triển công ty bền vững. Cổ phiếu cô đặc cũng sẽ hoạt động tốt hơn so với trung bình thị trường.
Rủi ro là đề phòng tính tư lợi của lãnh đạo, vì họ rất có quyền hành trong công ty do họ nắm nhiều cổ phiếu.
Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY