Công thức của thành công – Cách thiết lập tiêu chuẩn để chiến thắng!

Ta chỉ có thể đạt kết quả giống số đông, khi cứ suy nghĩ và hành động theo cách của số đông. Liệu bạn có đủ cởi mở để cho bản thân cơ hội?

Cái tôi: “Tôi” là người giỏi nhất

Buffett là hạng xoàn, “TÔI” mới là người giỏi nhất.

Sorros là tép riu, “TÔI” mới đúng.

Phương pháp của Buffett thế này, thế kia? Của ông Sorros phải…. ? Phương pháp của Benjamin thì không áp dụng được cho Việt Nam…

Chỉ có phương pháp của “TÔI” là đúng!

3-Cau-noi-ve-sai-lam-dung-sai-1220

Ngọ có niềm tin vững chắc rằng: “Hầu như chúng ta đều cho mình là đúng nhất”.

Nhưng nàng TIỀN chỉ yêu Buffett, Benjamin Graham, Sorros mới lạ… Nàng TIỀN – nàng thật là ngốc, nàng chẳng yêu ta.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

“TÔI” đúng nhưng tôi không có TIỀN, Gã khác sai nhưng gã lại có nàng TIỀN.

Công thức của thành công

Giáo sư: Daniel Kahneman (Nobel Kinh tế 2002), trong cuốn sách nổi tiếng: “Tư duy nhanh và chậm” – đã viết ra công thức của thành công:

Thành Công = Tài Năng + May mắn

Vậy nghĩ ngược lại:

Thất Bại = Bất Tài + Xui Xẻo.

Mở rộng ra 2 khái niệm:

Bất tài + May Mắn, Tài Năng + Xui Xẻo.

Việc Hên xui là việc của Trời, nhưng Bất tài/Tài năng là việc của ta. Nếu ta có tài năng thì nếu lỡ xui ta cũng đỡ hơn nhiều so với bất tài mà gặp xui. Nhờ tài năng mà biết xui thành bình thường.

Tôi không biết tài năng có giúp ta giàu có hay không, nhưng tôi biết bất tài thì đường đi khó vạn dặm!!!

Hên xui ta không chủ động được, tuy nhiên ta có thể rèn luyện kỹ năng của mình!

Do đó, sống trong thế giới thực và đề cao chủ nghĩa khắc kỷ – Tức tôi đề cao rèn luyện bản thân để phát triển, và sống cuộc đời ý nghĩa.

Nhìn vào thực tế

Chúng ta hay nói: “Hãy thực tế” – Tuy nhiên, thực tế là hầu như ai cũng cho mình đúng. Nhưng (lại thực tế) số đông hầu như ai cũng vất vả, khổ sở, và tài chính bấp bênh.

Kết quả nói lên tất cả. Thực tế đã nói lên tất cả!

(Điều này đúng khi ứng dụng cho số đông, vì hên xui sẽ triệt tiêu nhau)

Cho nên theo logic thực tế – cho mình đúng là một quan điểm sai lầm nhưng phổ biến với đa số.

Hồi xưa, khi ta học cấp 2-3,  giải 1 bài toán: Đứa 10 điểm thì làm tốt hơn đứa 8 điểm; đứa 8 điểm làm tốt hơn đứa 6 điểm…

Và mọi người thường chấp nhận điều đó, và khắc phục để tiến bộ hơn, ghi điểm nhiều hơn.

Nhưng khi ta lớn lên, chẳng ai chấm điểm ta cả. Ai cũng cho mình đúng! Và cô nàng TIỀN vẫn không chịu lấy ta, và trao cho ta cuộc sống hạnh phúc.

Nếu ta có 1 cái chuẩn khách quan để đánh giá và suy nghiệm, ta cũng sẽ thấy được điểm yếu bản thân và tiến bộ hơn.

Tạo tiêu chuẩn khách quan để tự nhìn mình

Bản thân Ngọ đã từng lấy 2 yếu tố mong mỏi và ước mơ, cũng đầy tranh cãi để tự đánh giá mình, nó rất khách quan: Tiền bạc & Hạnh phúc.

Và nếu không lầm, Ngọ nhớ, sau ra trường, khi còn đang nghèo – Ngọ đề ra tiêu chí để đánh giá mình, như thế ta mới chịu học những người hơn mình. Không biện hộ cho mình khi thua và phải thừa nhận thực lực của những người hơn mình.

Ví dụ: Trong buổi cà phê với môn giáo viên dạy Toán, sau khi Ngọ đậu khóa học thạc sĩ. Cô hỏi: Lý do em thi thạc sĩ? – Trả lời: Để đạt chuẩn có vợ! – Cô cười.

Tất nhiên, Ngọ còn vài tiêu chuẩn cho bản thân nữa.

Cuộc thi hoa hậu & lương khởi điểm 2000 USD

Có một người cuộc thi hoa hậu, hay cuộc thi người mẫu, 1 thí sinh từng trả lời: Em thi cuộc thi này vì điều gì? Câu trả lời rất thực tế: “Vì thắng lợi sẽ có tiền & danh tiếng”.

Em ấy bị đập tơi tả! Cả trên sóng truyền hình & người xem.

Tất nhiên, tôi vẫn tin rằng: “Đa số người chỉ trích em ấy cũng làm việc vì tiền. Mua ly cà phê, mua cái áo cũng chê đắt rẻ đó sao?

 Còn nếu họ đã lên mức cao tháp nhu cầu Maslow rồi, thì họ lại thông cảm, vì ít nhất quá khứ họ cũng vậy.

Trước đây cũng từng có câu hỏi dậy sóng trên phương tiện truyền thông: “Làm thế nào để ra trường lương khởi điểm 2.000 USD?

Nhiều người sẽ chỉ trích em “ngáo lương”. Nhưng quên rằng: em có quyền đặt câu hỏi và đó là câu hỏi rất cầu thị và rất thực tế!

Bởi vì, con người cho mình đúng nhất, và họ chỉ có mức thu nhập thấp hơn 2000 USD, thậm chí còn dưới 1000 USD – nên nghĩ người khác không thể nào ra trường đạt mức lương khởi điểm 2000 USD!

“Nếu tiền bạc không quan trọng, thì… hãy đưa nó cho tôi!”

“Tiền bạc không quan trọng”, “tiền bạc không làm bạn hạnh phúc” – Con người hay phát ra câu đó. Ít người thẳng thừng nói ra: “Tiền bạc quan trọng.” “Tiền bạc có thể giúp ta hạnh phúc” vì sợ bị số đông đánh giá này nọ.

 Nhưng trong lòng, thì tiền bạc lại ngầm ẩn quan trọng. Đó là mâu thuẫn sâu sắc giữa điều nói ra và giấu trong lòng.

4-Tien-va-hanh-phuc

“Nếu tiền bạc không quan trọng, thì… hãy đưa nó cho tôi!” – Người ăn xin nói!

Ai hơn ta điều gì, ta học họ điều đó.

Chúng ta đều cho mình đúng, nhưng lại không có tiêu chí để đánh giá. Ta thông minh hơn người khác, ta khôn ngoan hơn người khác… Có mấy người nghĩ mình ngốc hơn người khác đâu – Nếu ngốc hơn, ta sẽ nói người ta may mắn, chửi người ta cái này cái khác.

“Giàu thì bị ghét, đói rét bị khinh, thông minh thì bị tìm cách tiêu diệt.”

Tết đến xuân về, ta hay chúc nhau: “Sức khỏe, hạnh phúc, thịnh vượng.” – Nên tại thời điểm sung sức: Ta có có thể lấy tiêu chí hạnh phúc, giàu có là tiêu chí đánh giá, giống như điểm số thời đi học.

Bạn giàu hơn tôi. Bạn giỏi hơn tôi.

Bạn thu nhập hơn tôi, bạn giỏi hơn tôi.

Bạn sinh ra trong gia đình giàu, bạn giỏi hơn tôi. – Vì bạn có năng lực đầu thai xuất sắc!

Bởi Ngọ biết rằng: Ở trong sâu thẳm con người chúng ta đều ước mơ về sự tiến lên, về sự lương thiện. Nên nhờ vậy mà ta vươn lên!

Nhưng lại bị hiệu ứng: “Luôn cho mình đúng”  & nếu làm không được thì là đổi thành hiệu ứng chùm nho xanh – Con cáo không với tới chùm nho thì chê chùm nho xanh và chua.

Đôi khi, chúng ta cũng đổ thừa này nọ, để giải tỏa tâm lý nhất thời – Nhưng về lâu dài ta nên ý thức rằng mình cố gắng lên.

Để được giàu có & hạnh phúc

Giàu có & Hạnh phúc là 2 tiêu chuẩn khách quan. Giàu có hơn & Hạnh phúc hơn thì đúng hơn!

Có 2 tiêu chuẩn của việc giàu có kiểu mới: New Rich = Thời gian + Sự linh động. Mời bạn đọc bài New Rich

Vì khó cắt nghĩa từ hạnh phúc so với giàu có. Giàu có có thể dựa vào tài sản, thu nhập. Còn hạnh phúc – thì chúng ta luôn tái định nghĩa để sống cuộc đời “hạnh phúc giả”

Sau đó, Ngọ cắt nhỏ từ hạnh phúc thành vài tiêu chí có thể định lượng: “Thời gian rảnh rỗi, đi du lịch, vui chơi với con trẻ, có nhiều thời gian bên vợ, chia sẻ cho nhiều người…”

Khi đó, mục tiêu ta rõ ràng, ta chỉ cần hành động!

Bây giờ, nếu ta muốn ta đúng – thì ta cần phải cải thiện trong hoạt động để giàu có và có thời gian!

Đừng tự hào mình nghèo mà học giỏi, hãy tự hỏi giỏi sao vẫn nghèo?” (Áp dụng khi ta 40 tuổi trở lên).

10 năm nữa, bạn là ai so với bây giờ?

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!