Từ A đến Z công ty chứng khoán LỚN NHẤT Việt Nam 2021

Đối với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường và cả những nhà đầu tư lâu năm đầy kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán thì để trả lời được câu hỏi: Công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam là công ty nào?

Hay công ty chứng khoán uy tín nhất Việt Nam là công ty nào?

Đây là những câu hỏi cực kỳ khó trả lời, rất khó để trả lời chính xác nhất. Hiện tại có hơn 70 công ty chứng khoán đang hoạt động tại Việt Nam.

Tại sao vậy? Bởi vì bản chất câu hỏi là Lớn nhất? hay Uy tín nhất? là những câu hỏi mang tính định tính, chung chung mà như thế thì rất khó trả lời, mà nếu có trả lời thì sẽ có nhiều tranh cãi hay phản biện… nhiều người sẽ nói công ty này là lớn nhất còn người kia sẽ nói công ty khác lớn nhất với đầy đủ lý lẽ khác nhau.

Để trả lời những câu hỏi này chúng ta phải định nghĩa được thế nào là lớn nhất, uy tín nhất? Thế là nào là công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam… ? Bởi vậy chúng ta phải định lượng, xác định cụ thể như thế nào là lớn nhất?

Để xác định công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam chúng ta xác định dựa vào các tiêu chí cụ thể như sau:

  • Vốn hóa thị trường
  • Doanh thu
  • Lợi nhuận sau thuế
  • Vốn điều lệ
  • Thị phần môi giới
  • Bảng xếp hạng tổ chức uy tín

Chúng ta cùng nhau xem xét từng tiêu chí cụ thể nhé!

Đọc thêm:

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

1. Xếp hạng dựa theo tiêu chí Vốn hóa thị trường

Vốn hóa thị trường là số tiền bỏ ra mua toàn bộ 1 doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại.

Hãy tưởng tượng: 1 công ty là 1 thùng bia và mỗi lon bia là 1 cổ phiếu.

Giá 1 lon bia là 10.000 đồng ( ~ 1 cổ phiếu) thì giá trị của 1 doanh nghiệp (1 thùng bia 20 lon) sẽ là 10.000 x 20 lon = 200.000 đồng. Ta gọi 200.000 đồng là vốn hóa thị trường của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, doanh nghiệp không chỉ là 20 cổ phiếu mà là hàng triệu đến hàng tỷ cổ phiếu!

Ta có công thức tính vốn hóa thị trường (giá trị vốn hóa):

Vốn hóa = Giá 1 cổ phiếu X số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Ví dụ: Tập đoàn Vingroup (mã VIC) có vốn hóa 410.000 tỷ đồng (18 tỷ usd) là công ty có vốn hóa lớn nhất Việt Nam.

Tuy nhiên hạn chế khi xếp hạng dựa theo tiêu chí vốn hóa là có những công ty rất lớn nhưng không niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, cụ thể trong ngành chứng khoán là những công ty như TCBS, VPS, Mirae Asset Việt Nam…

Hiện tại có tất cả 26 công ty chứng khoán đã niêm yết trên sàn HOSE và HNX, 13  công ty chứng khoán đang niêm yết trên sàn Upcom.

Dưới đây là bảng xếp hạng công ty chứng khoán có vốn hóa lớn nhất Việt Nam.

Căn cứ theo số liệu bảng xếp hạng thì SSI – Công ty CP Chứng khoán SSI là công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam theo tiêu chí vốn hóa thị trường. Hiện SSI có vốn hóa hơn 26.000 tỷ đồng, SSI cũng là công ty chứng khoán đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có vốn hóa trên 1 tỷ usd (23.000 tỷ đồng).

Tiếp đến là công ty chứng khoán Bản Việt (mã VCI), HSC (mã HCM), VNDirect  (mã VND), chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (mã SHS)…

Cập nhật: Tính đến 20/11/2021, Việt Nam có 3 công ty chứng khoán có vốn hóa hơn 1 tỷ usd là SSI, VNDirect và Chứng khoán Bản Việt. Hiện tại SSI vẫn là công ty chứng khoán có vốn hóa lớn nhất là 56.000 tỷ đồng (2 tỷ usd).

2. Xếp hạng dựa theo tiêu chí Doanh thu

Doanh thu là một tiêu chí quan trọng phản ánh thị phần và độ phủ của công ty đó trên thị trường. Doanh thu của công ty chứng khoán chủ yếu đến từ:

  • Doanh thu dòng tiền margin (giao dịch ký quỹ)
  • Doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán
  • Doanh thu từ hoạt động đầu tư
  • Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nguồn vốn & kinh doanh tài chính
  • Doanh thu từ Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư…

Theo thống kê, tổng doanh thu hoạt động của 60 công ty chứng khoán trong năm 2020 là 35.037 tỷ đồng, tăng 40,8% so với năm 2019. Mặc dù vậy, miếng bánh doanh thu tỷ USD này vẫn tập trung trong tay các công ty chứng khoán lớn. Theo đó, tổng thu của 20 CTCK dẫn đầu là 29.975 tỷ đồng, chiếm 85,6%.

Dưới đây là bảng xếp hạng công ty chứng khoán có doanh thu lớn nhất Việt Nam năm 2020.

Theo số liệu bảng xếp hạng thì SSI – Công ty CP Chứng khoán SSI là công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam theo tiêu chí doanh thu. Năm 2020 SSI có doanh thu là 4.367 tỷ đồng, SSI cũng là công ty có doanh thu lớn nhất Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp.

Tiếp đến là công ty chứng khoán VPS, TCBS, HSC (mã HCM), VNDirect  (mã VND)…

3. Xếp hạng dựa theo tiêu chí Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế là một tiêu chí quan trọng đối với bất kì công ty/doanh nghiệp nào. Vì doanh nghiệp hoạt động thì mục đích cuối cùng vẫn là sinh ra lợi nhuận (trừ doanh nghiệp xã hội). Tiêu chí lợi nhuận phản ánh sự hiệu quả trong kinh doanh của một công ty. Tùy từng ngành thì mỗi ngành sẽ có mức lợi nhuận/doanh thu khác nhau. Đặc biệt các công ty chứng khoán thì tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu là cực kỳ cao.

Dưới đây là bảng xếp hạng công ty chứng khoán có lợi nhuận lớn nhất Việt Nam

Vậy theo số liệu bảng xếp hạng thì TCBS – Công ty CP Chứng khoán Kỹ thương (Techcom Securities) là công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam theo tiêu chí lợi nhuận.

Thống kê tại 60 công ty chứng khoán cho quy mô lớn nhất thị trường, tổng lợi nhuận sau thuế trong năm 2020 đạt 10.547 tỷ đồng, tăng 51,1% so với cùng kỳ năm 2019. Các công ty chứng khoán có quy mô lớn vẫn chiếm ưu thế trong việc tăng trưởng lợi nhuận. Cụ thể, 20 công ty có quy mô lớn nhất ghi nhận lợi nhuận sau thuế là 9.509 tỷ đồng, tăng 45% so với 2019.

Quán quân về lợi nhuận trong năm 2020 là CTCP Chứng khoán Kỹ thương (Techcom Securities, TCBS) với mức lãi sau thuế 2.152 tỷ đồng, tăng 697 tỷ đồng so với 2019. Theo thống kê, TCBS cũng là công ty chứng khoán tăng trưởng mạnh nhất về lợi nhuận trong năm qua.

Cùng với TCBS, Chứng khoán SSI (Mã: SSI) lọt nhóm công ty lãi ròng nghìn tỷ đồng trên thị trường. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của Chứng khoán SSI đạt 1.256 tỷ đồng, tăng 38,4% so với năm 2019.

Đứng thứ ba về lợi nhuận trong năm 2020 là Chứng khoán Bản Việt (Mã: VCI) với lợi nhuận ròng 769 tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm trước đó. Trong nhóm các công ty dẫn đầu thị phần môi giới trên thị trường, Chứng khoán Bản Việt có sự tăng trưởng lợi nhuận khiêm tốn nhất, xếp sau SSI, VPS, HSC, VNDirect và Mirae Asset.

Cập nhật: Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2021 của các CTCK lớn nhất Việt Nam:

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, có 4 công ty chứng khoán báo lãi sau thuế vượt mức nghìn tỉ, bao gồm: TCBS (2.277,2 tỉ đồng), SSI (1.659,6 tỉ đồng), VNDirect (1.453,5 tỉ đồng) và VCSC (1.031,4 tỉ đồng).

Một số công ty chứng khoán cũng báo lãi lớn sau 9 tháng đầu năm 2021 như: CTCP Chứng khoán Tp. HCM (HSC) lãi 923,4 tỉ đồng, tăng 135% so với cùng kỳ; CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) lãi 827,2 tỉ đồng, gấp đôi cùng kỳ; CTCP Chứng khoán VPS lãi 601,1 tỉ đồng, tăng 65,4%; Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset lãi 502,7 tỉ đồng, tăng 41,4%.

Công ty chứng khoán Techcom (TCBS) tiếp tục giữ vị trí quán quân vẫn là công ty chứng khoán có lợi nhuận sau thuế lớn nhất Việt Nam sau 9 tháng đầu năm 2021 là 2.277,2 tỉ đồng. Lợi nhuận của TCBS đã vượt xa đơn vị đứng thứ hai là SSI kể từ năm 2019. Rõ ràng để vượt qua TCBS ở mảng lợi nhuận là điều không hề dễ dàng đối với các công ty chứng khoán còn lại.

4. Xếp hạng dựa theo tiêu chí Vốn điều lệ

Theo quy định vốn điều lệ công ty chứng khoán, công ty chứng khoán cần phải có vốn điều lệ là vốn thực góp. Vốn điều lệ công ty chứng khoản tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo đúng quy định của pháp luật tại Điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Luật chứng khoán;

Vốn pháp định công ty chứng khoán

Theo quy định vốn điều lệ công ty chứng khoán, vốn pháp định cho nghiệp vụ kinh doanh công ty chứng khoán, chi nhánh công tư chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài là:

  • Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;
  • Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;
  • Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam
  • Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam;

Trường hợp doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ đề nghị cấp phép.

Vốn điều lệ là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng tài chính cũng như quy mô của một công ty.

Dưới đây là bảng xếp hạng công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam:

Vậy theo số liệu bảng xếp hạng thì SSI – Công ty CP Chứng khoán SSI là công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam theo tiêu chí vốn điều lệ. Hiện SSI có vốn điều lệ hơn 6.498 tỷ đồng.

Tiếp đến là công ty Mirae Asset đến từ Hàn Quốc với 5.455 tỷ đồng, VPS là 3.500 tỷ đồng, HSC là 3.058 tỷ đồng, KIS Việt Nam đến từ Hàn Quốc với 2.596 tỷ đồng.

Cập nhật: Bảng xếp hạng 20 công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam (tháng 10/2021):

STT Công ty  Vốn điều lệ (tỷ đồng) 
1 SSI CTCP Chứng khoán SSI          9,860
2 MAS Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam)          5,455
3 VNDS CTCP Chứng khoán VNDIRECT          4,349
4 KIS CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam          3,761
5 VPS CTCP Chứng khoán VPS          3,500
6 VCSC CTCP Chứng khoán Bản Việt          3,330
7 SHS CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội          3,213
8 HSC CTCP Chứng khoán TP Hồ Chí Minh          3,058
9 ACBS Công ty TNHH Chứng khoán ACB          3,000
10 VIX CTCP Chứng khoán VIX          2,746
11 MBS CTCP Chứng khoán MB          2,676
12 TVSI CTCP Chứng khoán Tân Việt          2,639
13 AGRISECO CTCP Chứng khoán Agribank          2,120
14 TPS CTCP Chứng khoán Tiên Phong          2,000
15 MBKE Công ty TNHH MTV Chứng khoán MayBank Kim Eng          1,745
16 KBSV CTCP Chứng khoán KB Việt Nam          1,675
17 YSVN Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Chứng khoán Yuanta Việt Nam          1,500
18 FPTS CTCP Chứng khoán FPT          1,475
19 SACOMBANK – SBS CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín          1,266
20 NHSV Công ty TNHH Chứng khoán NH Việt Nam          1,239

5. Xếp hạng dựa theo tiêu chí thị phần môi giới

Để sắp xếp chính xác thứ hạng và tính phần % thị phần các công ty chứng khoán trên thị trường. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chính Minh sẽ tính toán dựa trên công thức như sau:

Thị phần chứng khoán = Tổng giao dịch do đơn vị thực hiện/ (Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường * 2)

Để tính riêng thị trường chứng khoán cơ sở:

Thị phần chứng khoán cơ sở = Tổng giá trị giao dịch của toàn bộ khách hàng thực hiện nhập lệnh thông qua đơn vị đó/ ( tổng giá trị giao dịch của 3 sàn HSX, HNX, Upcom * 2)

Thị phần môi giới chứng khoán sẽ do HOSE và HNX công bố thông tin. Thị phần môi giới là một tiêu chí quan trọng tuy nhiên nó cũng rất là ảo so với chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận là những con số thực tế.

Ông Nguyễn Hồng Nam – Tổng Giám đốc Chứng khoán SSI cho rằng mỗi công ty đều có những mục tiêu riêng để theo đuổi và hành động theo những mục tiêu đó. Thị phần môi giới là tiêu chí quan trọng nhưng không phải duy nhất

Ông Trần Hải Hà – Tổng Giám đốc Chứng khoán MBS cho biết với việc golive app mới, kết hợp eKYC (định danh điện tử), MBS sẽ có khả năng thu hút thêm tệp khách hàng lớn hơn, đặc biệt từ tập đoàn MB. Hiện MB có khoảng 3 triệu tài khoản active và nếu lấy được hết lượng khách hàng này, MBS sẽ trở thành công ty chứng khoán có lượng khách hàng lớn nhất Việt Nam. Thị phần môi giới thời gian qua tương đối “ảo”, không phản ánh hết giá trị, sức mạnh của các CTCK.

Ông Tô Hải – Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt nhìn nhận: Cần phải nhìn vào doanh số và chi phí thực tế. Còn chỉ theo đuổi thị phần thì sẽ rất khốc liệt, thị phần có yếu tố ảo khá nhiều khi các công ty chứng khoán thực hiện mua cổ phiếu cơ sở và short sell bằng chỉ số cơ sở để nâng thị phần.

Ông Trịnh Hoài Giang – Tổng Giám đốc Chứng khoán HSC chia sẻ: Nếu giàu lên khi giao dịch với chúng tôi, họ sẽ tự gắn bó. Còn nếu mất tiền, họ giao dịch làm gì nữa, quan trọng nhất là khách hàng của công ty đầu tư phải có lãi chứ không phải thị phần số 1 hay 2.

Trong 10 năm qua, SSI và HSC là 2 công ty chứng khoán luôn góp mặt trong top 10, và cũng gần như chiếm trọn 2 vị trí dẫn đầu. Quý 1/2021 chứng kiến sự đổi ngôi trên bảng xếp hạng thị phần của các công ty chứng khoán. VPS – từ chỗ nằm ngoài top 5 về thị phần môi giới chứng khoán trên HoSE đầu năm 2020 – đã tiến thẳng đến vị trí số 1, khi quý I khép lại với 13,24%.

Cùng với đó là việc SSI chấp nhận mất ngôi vương về thị phần môi giới sau 8 quý liên tục dẫn đầu. Ba vị trí còn lại trong top 5 vẫn là những cái tên quen thuộc gồm HSC, Bản Việt và VNDirect.

Theo đó, trong quý I, tổng giá trị thị phần của Top 10 công ty chứng khoán chiếm 55,23%, với nhiều tên tuổi quen thuộc.

Vậy theo số liệu bảng xếp hạng thì VPS – Công ty CP Chứng khoán VPS là công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam theo tiêu chí thị phần môi giới cổ phiếu. Hiện VPS có 13.24% thị phần. Tuy nhiên VPS mới chỉ vươn lên dẫn đầu trong Quý 1/2021, rất khó để nói hay dự đoán công ty nào sẽ có thị phần môi giới cổ phiếu lớn nhất năm 2021 vì tình hình kinh doanh còn phụ thuộc vào quý 2,3,4/2021. Rõ ràng đại gia SSI đang lăm le để chiếm lại vị trí số 1 bất cứ lúc nào, đó là chưa kể đến những ông lớn lâu năm HSC, VNDirect và cả đại gia mới nổi TCBS.

Dưới đây là biểu đồ biến động thị phần môi giới cổ phiếu trong 10 năm qua, giai đoạn 2010-2020. Rõ ràng ta có thể thấy rõ SSI luôn là công ty dẫn đầu trong đa số thời gian này, bên cạnh đó là HSC cạnh tranh liên tục không ngừng, đặc biệt năm 2011, 2012 HSC chiếm vị trí số 1.

Biến động thị phần môi giới những công ty chứng khoán lớn nhất trên HOSE 10 năm qua giai đoạn 2010-2020
Biến động thị phần môi giới những công ty chứng khoán lớn nhất trên HOSE 10 năm qua giai đoạn 2010-2020

6. Xếp hạng dựa vào bảng xếp hạng VNR500

VNR500 – BẢNG XẾP HẠNG 500 DOANH NGHIỆP LỚN NHẤT VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CỦA FORTUNE 500 – dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập theo chuẩn mực quốc tế của Công ty Vietnam Report, được định kỳ công bố thường niên từ năm 2007 bởi Báo VietnamNet, với sự tư vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước – đặc biệt gồm GS John Quelch, Nguyên Phó hiệu trưởng Trường Kinh Doanh Harvard.

Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp:

Là doanh nghiệp hạch toán độc lập không phân biệt vốn sở hữu, có tư cách pháp nhân, được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Dữ liệu đánh giá tính đến thời điểm 31 tháng 12 của năm trước đó.

Ví dụ: Bảng xếp hạng năm 2021 được đánh giá dựa trên dữ liệu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cập nhật đến hết 31/12/2020.

Các tiêu chí đánh giá:

  • Doanh thu
  • Lợi nhuận
  • Tốc độ tăng trưởng
  • Tổng tài sản
  • Tổng số lao động

Dưới đây là bảng xếp hạng công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam theo VNR500.

Theo bảng xếp hạng VNR500 thì VPS – Công ty CP Chứng khoán VPS là công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam dựa theo bảng xếp hạng của VNR500. Tiếp đến là đại gia SSI, rồi đến TCBS, HSC, Chứng khoán Bản Việt…

Rõ ràng qua phân tích cụ thể và chi tiết 6 tiêu chí trên ta có thể thấy rằng SSI – Công ty CP Chứng khoán SSI là công ty chứng khoán lớn nhất và uy tín nhất Việt Nam vào thời điểm hiện tại, đây là những điều không thể phủ nhận hay bàn cãi.

SSI là số 2 thì không ai là số 1

Mặc dù Quý 1/2021 vừa rồi VPS vượt qua SSI trở thành công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu lớn nhất Việt Nam nhưng đây chỉ là tạm thời trong quý 1, chúng ta phải đợi kết quả kinh doanh Quý 2,3,4/2021 để đưa ra kết luận. Cho dù có đứng nhất về thị phần môi giới thì con số nào vẫn là “ảo ảo” theo đánh giá của 4 Tổng Giám đốc 4 công ty chứng khoán lớn ở phía trên. Rõ ràng tiêu chí vốn hóa thị trường, doanh thu và đặc biệt là lợi nhuận là những tiêu chí chính xác hơn.

Khi VPS vươn lên số 1 trong Quý 1/2021, Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng đã tự tin đăng một bài Post trên trang Facebook cá nhân rằng:

Có thể ý ông muốn nói rằng VPS chỉ là công ty thứ 3 sau MBS năm 2009 và HCM năm 2012 có thị phần môi giới 1 quý trên HSX vượt SSI, VPS chỉ có thể vượt SSI trên 1 quý thôi còn các quý tiếp theo đâu lại vào đấy, SSI sẽ chiếm lại vị trí số 1 và ngự trị ở vị trí số 1 như bao năm qua. Kiểu như trong bóng đá có câu:

Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi

Tuy nhiên, thương trường luôn là chiến trường khốc liệt nhất, trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi. Cơ hội vẫn còn rộng lớn đối với các đại gia kỳ cựu như HSC (đã từng vượt SSI năm 2012, 2013), VietCapital Securities (VCSC), VNDirect… và cả những ông lớn mới nổi như TCBS (lợi nhuận lớn nhất Việt Nam), VPS (thị phần môi giới Quý 1/2021 lớn nhất Việt Nam)… Hy vọng một ngày gần nhất những ông lớn này sẽ vượt qua SSI để độc chiếm vị trí là công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam!

Thực ra để mở tài khoản giao dịch chứng khoán thì chọn công ty chứng khoán lớn nhất hay uy tín nhất là chưa đủ, mà điều quan trọng vẫn là công ty chứng khoán có mức phí giao dịch thấp nhất để tiết kiệm chi phí tối đa cho bạn, cả những nhà đầu tư mới và đặc biệt là những nhà đầu tư lâu năm khi số tiền giao dịch đã lên đến hàng trăm triệu, hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng…

Mức phí giao dịch thấp nhất, rẻ nhất… hiện nay trên thị trường là khoảng 0,1%/giá trị giao dịch tại các công ty như TCBS, MBS, AIS, Yuanta… Mức phí này áp dụng cho khách hàng giao dịch trực tuyến (online) và không có nhân viên môi giới hỗ trợ.

  • Mở tài khoản chứng khoán TCBS 100% online: TẠI ĐÂY

Đọc thêm:

Theo bạn?

Công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam hiện nay là công ty nào?

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

4 thoughts on “Từ A đến Z công ty chứng khoán LỚN NHẤT Việt Nam 2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!