Mỗi khi thị trường có chuyển biến mạnh, đặc biệt là khi thị trường giảm điểm mạnh – chỉ cần Vn-Index giảm điểm 4-5% là mọi người cứ nhao nhao tìm hiểu nguyên nhân. Tại sao lại thế, tại sao thị trường lại giảm điểm mạnh? Và cách xử lý tình huống trong vấn đề trên.
Là nhà đầu tư lâu năm trên TTCK, Ngọ thấy nó diễn ra rất thường xuyên và bình thường, giống bịch đường hủ mắm.
Lời giải thích chính xác là: “Tôi không biết”. Tuy nhiên mỗi lần như vậy, người ta lại tự bịa ra những lý do nghe có vẻ thuyết phục mà chẳng đúng để giải thích cho hiện tượng trên.
Nhà đầu tư, thì tin xoáy cổ, dù ai phản biện thì sẽ bảo lời giải thích đó đúng mà. Nhưng thực chất, đó là cái bẫy của lỗi thành kiến chứng thực. Bắn tên rồi, ta mới vẽ đường – vẽ kiểu gì cũng đúng.
Chứ nếu đúng, chắc chúng ta đã rút ra kinh nghiệm và chuẩn bị tốt cho lần sau, thậm chí nếu mọi người đều hiểu thì chắc chẳng có điều đó xảy ra.
Về mặt thực hành, nếu đúng như đa số nghĩ – tại sao số đông hơn 95% nhà đầu tư thua lỗ và rời thị trường?
Chứng khoán là ngành đầu tư, tức là tương lai – dựa vào dữ liệu không đầy đủ. Mọi thứ có thể quay ngoắt 180 độ sau giấc ngủ trưa. Hôm nay tăng đẹp ngày mai giảm sàn.
Kết luận của chứng khoán đúng với chữ: Vô thường!
Mọi thứ có thể chuyển hướng một cách đột ngột, thất thường mà chẳng cần lý do nào hết, không lời bào chữa.
Nó có thể ào lên, ào xuống giống cơn mưa rào.
Chứng khoán là ngành xác suất và dữ liệu không đầy đủ. Đừng cầu mong việc kiếm tiền nhanh, hoặc mua là cổ phiếu lên. Miễn là ta cần nắm rõ nguyên lý, nguyên tắc và luật chơi của nó thì lâu dài ta sẽ thắng.
Đừng cầu mong việc bạn biết thị trường ngày mai sẽ như thế nào, vừa mất thời gian, vừa không hiệu quả nếu bạn dành cuộc đời này cho việc đầu tư.
Thất thường, ngẫu nhiên, vô thường – là bản chất của thị trường chứng khoán trong ngày một, ngày hai.
Tuy nhiên, nếu ta có nguyên tắc đúng, cách chọn cổ phiếu đúng, thời điểm đúng, thì dù có lúc này lúc khác, lúc lãi, lúc lỗ thì về lâu dài tiền sẽ đầy túi bạn.
Sau khi đọc bài này, nếu bạn thấy thị trường hay cổ phiếu tăng nhanh hay giảm nhanh một hôm hoặc đợt nào đó, lời giải thích chuẩn của nó là: “Nó thích tăng, thì tăng thôi. Nó thích giảm, là giảm thôi.”
Có lẽ, nó sẽ không thuyết phục số đông – mà kết quả thua lỗ và đào thải đã nói lên tất cả số đông rồi. Số đông thích nghe lý do – thường là họ chấp nhận lý do sai còn hơn là thừa nhận là nó giảm hoặc tăng đa phần chẳng có lý do nào cả.
Sự điên rồ, và tinh thần động vật – nhiều khi khiến chúng ta không còn tư duy độc lập, một yếu tố then chốt để giúp bạn vượt trội số đông.
Ta chỉ cần chấp nhận chứng khoán là vô thường, không đoán định, không lý do – và ta chỉ cần bám vào nguyên tắc lõi thì chứng khoán đã giúp bạn xây nhà, mua xe và tài khoản rủng rỉnh rồi.
Sau đây, là những danh ngôn của những NĐT từng trải, giúp bạn hiểu được, sự thất thường, điên rồ của con người, để ta bình tâm và kiếm lợi nhuận trong những lúc giông bão:
“Tôi có thể tính toán chuyển động của các hành tinh, nhưng không thể tính toán được sự điên rồ của con người.” Isaac Newton
“Nguyên tắc của các vị thần thị trường – chúng ta sẽ không hiểu được điều gì khiến tất cả tinh thần động vật thức dậy vào cùng một ngày và quyết định bán ra tất cả cùng một lúc.” Bernay Box
“Sự điên rồ của đám đông tái diễn thường xuyên trong lịch sử loài người đến nỗi chúng phản ánh các đặc điểm ăn sâu vào bản chất con người. Có lẽ, chính loại lực đó đã thúc đẩy sự di cư của các loài chim hoặc màn trình diễn đồng bộ của các loài lươn biển. Dường như, có chu kỳ nhịp điệu trong các chuyển động. Ví dụ, khi thị trường tăng mạnh lan nhanh, sau đó sẽ có điều gì đó xảy ra – dù nhỏ hay là lớn đi nữa – và đầu tiên một người sẽ bán và sau đó những người khác sẽ bán theo, suy nghĩ giá sẽ tiếp tục cao hơn rồi sẽ bị phá vỡ. Bernard Baruch
“Tâm lý cho phép bong bóng hình thành rồi luôn luôn đổ vỡ, thỉnh thoảng diễn ra đột ngột.” Seth Klarman
“Đèn xanh có thể chuyển sang đèn đỏ bất cứ lúc nào mà không cần dừng lại ở đèn vàng.” Warren Buffett
“Có thời điểm, tâm trạng của thị trường có thể vui vẻ, tại nơi khác có thể sôi động; toàn bộ thị trường bị cuốn theo làn sóng cảm xúc. Mà trí tuệ dường như không thể tính toán được.” Leon Levy
“Xu hướng có thể đảo chiều mà không có lý do rõ ràng với mức phổ biến thường xuyên.” Barton Biggs
“…thị trường có thể đi theo một chiều hướng trong thời gian dài mà chỉ được hỗ trợ bởi một ý niệm – vào một thời điểm nào đó mà không thể đoán trước, nó có thể dừng lại hoặc thay thế bởi một cảm giác hoàn toàn khác và thậm chí nó kéo dài 20 năm. Paul Singer
“Khi một sự thay đổi trong xu hướng được được ghi nhận, khối lượng giao dịch của giới đầu cơ có sự gia tăng đáng kể, nếu không muốn nói là gia tăng khủng khiếp. Khi xu hướng vẫn tồn tại, dòng chảy đầu cơ vẫn tiếp tục gia tăng, nhưng sự đảo chiều không chỉ liên quan đến dòng tiền hiện tại mà còn cả lượng vốn đầu cơ tích lũy lâu nay. Xu hướng càng lâu thì sự tích lũy càng lớn.” George Soros
“Tài chính và kinh tế dựa trên các giả định chủ quan hướng đến tương lai, và toàn bộ nền kinh tế có thể tăng hoặc giảm khi giả định đó thay đổi. Năng lực sản xuất có thể không thay đổi, nhưng câu chuyện mà mọi người tin là tất cả những gì cần thiết.” Morgan Housel
“Giá trị thị trường chỉ được cố định một phần bởi bảng cân đối kế toán, và báo cáo hoạt động kinh doanh; thêm nữa là bởi niềm hi vọng và sợ hãi của con người, bởi sự tham lam, tham vọng, hành động của thần linh, các phát minh, áp lực và căng thẳng tài chính, thời tiết, khám phá, thời trang và vô số các nguyên nhân khác không thể kể tên hết.” Gerald Loeb
“Giá chứng khoán tăng và giảm nhiều hơn so với lợi nhuận, dẫn đến rủi ro đầu tư đáng kể. Tại sao lại vậy? Tôi nghĩ chủ yếu là do tâm lý nhà đầu tư lên xuống thất thường”. Howard Marks
“Sự bùng nổ và sụp đổ không đối xứng, bởi vì khi bắt đầu bùng nổ, cả khối lượng tín dụng và giá trị của tài sản thế chấp đều ở mức tối thiểu; tại thời điểm sụp đổ- cả hai đều ở mức tối đa ”. George Soros
Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY