Ở Hồ Gươm – có 1 ván cờ thế về cờ tướng được đặt ra – 1 ăn 3! Nhìn bên ngoài có thể dễ ăn, nhưng có vô vàn nước đi, khiến người khách qua đường mất tiền.
Chưa kể là trò chơi 2 người bắt tay nhau, để đẩy giá cược lên, từ 100k – lên 1,2 triệu. Tất nhiên cũng có người thấy dễ ăn mà nhảy vào liền. (Nhiều thứ vặt vãnh ngoài sức tưởng tượng)
Teng Teng- bạn đã có 1 bài học thú vị – và 2 người kia nghĩ bạn là kẻ ngốc!
Đây là câu chuyện có thật ở Hà Nội – và tất nhiên Ngọ không tham gia, chỉ ghi lại cho vui.
Trên đời này, kể cả chứng khoán chẳng có điều gì dễ ăn cả. Nhất là người mới bắt đầu!
Khi bước lĩnh vực mới, bạn chưa biết rõ – nhất là tri thức – cần đòi hỏi tính khoa học và thực tế của vấn đề.
Khi bạn mua cổ phiếu X mức giá 50, thì phải có người bán Cổ phiếu X mức giá 50 đó cho bạn. Bạn có lý do mua, thì người kia cũng có lý do để bán. Đó là cuộc đấu trí!
Nếu đối thủ bạn quá giỏi, thì bạn sẽ là người thua. Vì chứng khoán là nghề tính xác suất cao – nên về lâu dài người giỏi sẽ thắng. Và người dở sẽ thua.
Khi nhìn góc nhìn của đối thủ, lý do mua bán của cổ phiếu. Bạn sẽ không vội mua & cũng không vội bán. Bạn sẽ suy nghĩ bình tâm hơn, và nó mang lại lợi thế lớn cho bạn, tránh sự bất đồng không đáng có.
Thị trường xuống khiến bạn than khóc, thì thử hỏi ai sẽ là người chấp nhận mua cho bạn khớp lệnh. Còn thị trường lên, số đông tranh nhau mua, thì thử nghĩ ai là người bán cho số đông khớp lệnh.
Chính sự tự tin thái quá, khiến con người lu mờ mất sự lý tính trong vấn đề. Khi thua lỗ thì chê thị trường xào nấu, chơi bẩn.
Cũng như thua ván cờ tướng – bạn đổ thừa cho bị lừa và mất tiền.
Theo định nghĩa ấy, bị lừa cũng là cách chúng ta học tập và tiến bộ. Chúng ta học qua phạm sai lầm mà.
Vì trải nghiệm trong đầu tư nhiều, Ngọ thấy đỉnh cao của sự lừa đảo là:
“Tự mình lừa mình”.
Và cú lừa này chúng ta không nhận thấy bị lừa.
Phát hiện bị lừa còn đỡ. Bị lừa mà không phát hiện bị lừa mới là sự lừa đảo đỉnh cao.
Những lời chào mời – anh ơi mua cổ phiếu ABC đi, em có đội ngũ hỗ trợ hùng hậu, những con robot bách chiến bách thắng. Theo góc nhìn khoa học, những thứ đó không đáng tin cậy.
Đừng dại mà bỏ tiền vào.
Chỉ mua cổ phiếu bạn hiểu rõ. Không rõ không mua. Nếu bạn nhờ người ta phím hàng, thử nghĩ ai rảnh phím cho bạn miễn phí – nếu bạn muốn phím hay tham gia vào quỹ đầu tư – cái đó ít ra đáng tin cậy hơn. Phần còn lại thì cẩn thận.
Mỗi lần bạn nhờ ai, nhờ phân tích dùm mã nào đó, thì tốt nhất đừng mua nó. Hãy nhớ lời nói của Buffett như ảnh dưới:
“Bạn thực sự không nên hỏi ý kiến người khác về cổ phiếu nào đó. Tôi có thể đưa ra ý kiến về công ty XYZ. Và tôi cũng có thể thay đổi ý kiến của mình chỉ sau 1 tuần và bạn sẽ không biết điều đó. Bạn nên có lý do của riêng mình để mua cổ phiếu. Nếu bạn không có, bạn sẽ bị lung lay vì sự kiện nào đó – thị trường chứng khoán có thể sụt giảm mạnh hoặc bạn đọc một số bình luận tiêu cực. Bạn nên đưa ra những đánh giá của riêng mình đối với cổ phiếu.” – Warren Buffett