1 cô gái đẹp, với mái tóc dài có thể bảy sắc cầu vồng cũng được. Một nước da trắng trẻo. Mũi cao và đôi môi bỏng nước, 1 khuôn mặt đầy đặn, 1 dáng vóc nõn nà, đồng hồ cát… Cứ tưởng tượng theo cách của bạn.
Mỗi lời nói ra của cô ấy, cũng sẽ được nhiều lời sự đồng tình hơn. Và cũng xem là đúng đắn hơn. Thực ra đây là hiệu ứng halo – hiệu ứng hào quang.
Có 1 nghiên cứu thú vị mà Ngọ không nhớ nguồn là: Sinh viên đánh giá người có hàm giáo sư cao hơn 3cm so với thực tế!
Cho nên có 1 cách để tăng chiều cao mà không cần phẫu thuật kéo chân, đó là học cực giỏi và hiểu biết rộng.
…
Cho nên 1 người như Cao Thái Sơn, Ngọc Trinh … nói về chứng khoán, tiền số cũng sẽ có sự “đung đúng” nhất định. Hiệu ứng hào quang mà.
…
Giả sử Lê Quang Liêm (Cờ vua), và Ngọ đều nói về nghệ thuật – giả định cả 2 đều chẳng biết khỉ mốc nào hết. Thì người ta vẫn tin Liêm hơn.
…
Đối với những người giỏi trong 1 lĩnh vực, và nghĩ mình biết trong 10 lĩnh vực…thật sai lầm. Đôi khi tạo hiệu ứng Halo ngược.
…
Tức là bạn không biết về một vấn đề – bạn nói về nó giống như bạn hiểu – khiến người ta nghĩ cũng ngốc nghếch không kém ở các vấn đề khác.
…
Chứng khoán là 1 công việc mang tính xác suất cao. Dù bạn có giỏi ngang ngửa Buffett thì bạn cũng chọn nhiều mã sai lầm!
…
Nassim Nicholas Taleb (tác giả của bộ sách Incerto như Thiên Nga đen) – đã dạy Ngọ 1 điều – ông thích nghe 1 vấn đề từ nhóm hiểu biết thấp nhất hoặc cao nhất của vấn đề đó. Ông không muốn nghe những thứ dở dở ương ương.
…
Lúc trước Ngọ cũng thử việc này, nó thật sự hấp dẫn hơn rất nhiều ấy … bớt những thông tin rác của những người ảo tưởng hiểu biết.
…
Ví dụ 1 người dẫn tour, 1 bác sĩ, 1 người lái xe taxi nghĩ gì về chứng khoán – có thể là cờ bạc, có thể là giàu nhanh, có thể tôi không hiểu nó… Hoặc nghe từ người đã làm được và có kinh nghiệm.
…
Chúng ta từng tranh luận nhau nhiều vấn đề về chứng khoán. Nếu bạn tung đồng xu có thể là 3 mặt sấp liên tiếp, nhưng nếu bạn tung 100-1000 đồng xu, thì tỷ lệ sẽ quay về 50/50 -49/51 – 48/52.
…
Nếu bạn mới tham gia, chưa đủ thời gian kết luận. Nhưng thường thì bạn hiểu biết sai về chứng khoán. Còn chơi lâu à, trong tài chính chúng ta thẳng thắn 1 câu:
…
Bạn đúng à? Tiền đâu? Nếu bạn đúng tại sao bạn không kiếm được tiền?
…
Nhiều người chê phương pháp ABC, ví dụ của Benjamin Graham – chỉ tìm điếu xì gà – nhưng Benjamin dù cuộc sống rất phong lưu. Ông đã từng thuê cái nhà vài trăm triệu trước khủng hoảng 1929 để sống, hoặc để lại đứa con mình 3 triệu USD (mất 1976)
…
Nhiều người còn chê Buffett, Soros nữa… Tất nhiên 2 ông này là tỷ phú về chứng khoán.
…
Ngọ có 1 hiệu ứng Lindy, cần tối thiểu 5 năm kinh nghiệm. Dù không phải lúc nào cũng chính xác, lời nói của người thắng chứng khoán có nhiều giá trị hơn trong lĩnh vực đầu tư này.
Điều này cũng đúng trong lĩnh vực khác. Nếu ai đó nói tư duy kiếm tiền, kinh doanh… Ngọ muốn nhìn họ có bao nhiêu tiền so với bối cảnh thực tế của họ trước (xuất thân, gia cảnh, trí thông minh, nghề nghiệp, tuổi tác…).
Tất nhiên nó đúng ở góc độ khả năng cao – chứ không phải là tuyệt đối 100% nhé.
…
Nhưng thật là tai hại khi người thắng chứng khoán lại nói về vấn đề dạy con hoặc tán gái.
…
Thực tế rằng – theo hiệu ứng Halo – Khi Ngọ giỏi chứng khoán thì Ngọ cũng đẹp trai hơn.
Giọng hay, điềm đạm, sexy hơn nữa thầy… hihi
Hehe, cảm ơn em 🙂