Lợi thế cạnh tranh, con hào kinh tế bền vững, hay con gọi Moat hoặc Economic là 1 trong những tiêu chí NĐT quan tâm khi đổ tiền mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Nhưng không phải NĐT nào cũng biết được moat là gì? Mặc dù “cái hào kinh tế này” rất cần thiết trong đầu tư.
Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh tốt, sẽ đảm bảo sự phát triển ổn định, và tránh sự đe dọa của các đối thủ. Đối với Warren Buffett, với mục tiêu nắm giữ dài hạn, thì lợi thế cạnh tranh bền vững, điều ông thường gọi là “cái hào kinh tế” (economic moat, hay moat) luôn là yêu cầu rất quan trọng.
Bài viết này, gồm các nội dung:
- Economic Moat là gì?
- Các để tạo Lợi thế cạnh tranh
- Điều gì tạo Moat cho doanh nghiệp
I. Moat là gì?
Moat là cái doanh nghiệp rất tốt so với đối thủ. Moat là cái doanh nghiệp có mà đối thủ không có.
Moat là 1 thuật ngữ do Warren Buffett đặt tên!
Chính lợi thế cạnh tranh này cho phép công ty sản xuất các sản phẩm dịch vụ tốt hơn, chất lượng hơn nếu cùng mức chi phí, nguồn lực bỏ ra. Điều này giúp cho doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa hơn, qua đó sẽ có lợi nhuận cao hơn so với đối thủ trong ngành.
Moat của doanh nghiệp được quy về 1 số yếu tố như: Cấu trúc chi phí, xây dựng thương hiệu chất lượng sản phẩm, mạng lưới phân phối, marketing, sở hữu trí tuệ, dịch vụ khách hàng, văn hóa doanh nghiệp…
Trong thế giới đầu tư, người ta không chỉ tìm những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao mà còn là tìm những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững (cái hào kinh tế, moat). Chính cái hào qua thời gian sẽ giúp công ty phát triển hàng thập kỷ như Cocacola, Vinamilk.
Liệu bạn muốn mua một công ty với tương lai bất ổn không?
Nếu bạn hiểu về bản chất lợi thế cạnh tranh, bạn có thể áp dụng không chỉ đối với doanh nghiệp, mà còn các tổ chức khác, quốc gia, hay cá nhân của bạn.
II. Các chiến lược để tạo lợi thế cạnh tranh là gì?
Để tạo được Moat, tức là lợi thế cạnh tranh bền vững, trước hết doanh nghiệp phải tạo được lợi thế cạnh tranh trước đã, một level thấp hơn Moat. Đây là các chiến lược tạo Moat.
1. Chiến lược chi phí thấp.
Là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách sản xuất các sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp hơn để bán với giá thấp hơn, hướng đến đối tượng nhạy cảm về giá.
Ví dụ: Các hãng hàng không giá rẻ ra đời, hay một số công ty chứng khoán phí môi giới 0.15% thậm chí 0.04%. Hay dạy chứng khoán có chỗ chứng khoán giá rẻ 1 tr – 2 triệu, hướng đến đối tượng “nhạy cảm về giá”, ít coi trong chất lượng. Nếu vậy bạn chỉ cần đọc bài của Ngọ là thừa hoàn toàn free, nó có khoa học và hàm lượng chất xám hơn hẳn, như bài viết này.
2. Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm.
Là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ có sự khác biệt rõ so với đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ: Thế giới di động có hệ thống phân phối rộng lớn, và dịch vụ sau bán hàng tốt => Bán được giá cao hơn đối thủ cạnh tranh.
3. Chiến lược lược tập trung
Chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tập trung vào thị trường ngách: có thể dựa trên vùng miền địa lý, hoặc phân hạng khách hàng (siêu giàu hay sinh viên), tuyến sản phẩm đặc thù.
Ví dụ: Hãng hàng không NetJets, tập trung với giới siêu giàu.
4. Kết hợp chiến lược chi phí thấp và chiến lược khác biệt
Thường do sự phát triển của công nghiệp sản xuất linh hoạt, nên việc theo chiến lược chi phí thấp và khác biệt hóa không có rõ ràng.
Nó không rõ ràng như kiểu Apple thương hiệu, chất lượng cao hay Điện thoại trung quốc thường giá rẻ.
Chia sẻ xíu: Ngọ làm dịch vụ dạy chứng khoán, dựa vào nền tảng chiến lược khác biệt hóa: “Kiến thức đúng, dễ ứng dụng và kiếm tiền”. Và cũng có chút chiến lược tập trung: “Tập trung vào tập khách hàng ưu tiên coi trọng tri thức khoa học, quy trình bài bản”,
Tuy nhiên, nhưng không có lợi thế về marketing, về cách bán hàng, Ngọ không quảng cáo, hay tổ chức hội thảo, không nói kiểu đa cấp hay dựa hơi vào cty CK dù thường được mời về làm. Ngọ làm độc lập dựa trên cá tính ưu tiên tính hiệu quả, khoa học.
Kết hợp giữa sự khác biệt và yếu điểm về marketing. Nên mức giá Ngọ ở mức hợp lý.
Rất may mắn, trời thương Ngọ luôn có những cổ đông, học viên, những người bạn qua Happy-fund và khóa học chứng khoán của mình.
III. Điều gì nên Economic Moat của doanh nghiệp
Warren Buffett thích những cái hào kinh tế moat, hay những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững, qua đó ông mới đầu tư. Vậy Cocacola, GEICO, Netjets, Apple có những lợi thế cạnh tranh gì mà ông đầu tư?
Ta sẽ xem xét 3 nhà đầu tư giỏi chia sẻ về Moat:
“Động lực của chủ nghĩa tư bản là đảm bảo rằng: các đối thủ cạnh tranh sẽ liên tục tấn công bất kỳ “pháo đài kinh doanh” nào mang lại lợi nhuận cao. Do đó, một rào cản đáng gờm chẳng hạn như một công ty có chi phí sản xuất thấp (GEICO, Costco), sở hữu thương hiệu mạnh trên toàn thế giới (Coca-Cola, Gillettle, American Express) là điều cần thiết để thành công bền vững. Lịch sử kinh doanh được lấp đầy bởi những “Ngọn Nến La Mã – Roman Candles” – những công ty có những cáo hào kinh tế được chứng minh là hão huyền, đã sớm bị vượt qua.”
“Nghĩa của con hào là mang tính quốc tế. Về cơ bản có 7 con hào kinh tế trên toàn thế giới: “Thương hiệu, chi phí chuyển đổi, quy định, bằng sáng chế, lợi thế về chi phí (ví dụ: lợi thế kinh tế nhờ quy mô), hiệu ứng mạng lưới và văn hóa. Trong một doanh nghiệp tuyệt vời bạn có thể phát hiện ra chúng dù ở xa 1 dặm. Nếu bạn không chắc về con hào công ty là gì, thì thông thường con hào không có hoặc ít nhất không đủ rộng. Robert Vinall
“Lợi thế cạnh tranh có nhiều dạng, có các hiệu ứng mạng lưới [ví dụ: Facebook]. Chi phí chuyển đổi có thể là một lợi thế cạnh tránh [Microsoft 365/Oracle]. Sở hữu trí tuệ [Cải tiến công nghệ, hoặc các công ty công nghệ sinh học như Alergan]. Tính kinh tế theo quy mô; độc quyền và thương hiệu là những ví dụ khác. Đổi mới mô hình kinh doanh [Vail Resorts]. Tôi có thể nói văn hóa là một lợi thế cạnh tranh mà rất nhiều người có thể quan tâm, văn hóa không thể đo lường được [O’Reilly].” Jeff Mueller
Nhìn chung, ta thấy Moat bao gồm:
1. Thương hiệu
Chúng ta sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho 1 sản phẩm mà chúng ta tin tưởng.
Chúng ta trả tiền để mua Red Bull cao hơn so với các loại nước tăng lực khác. Ở góc độ nghiên cứu thành phần so với nhiều sản phẩm tăng lực của Pepsico hay Cocacola, nhưng giá vẫn cao hơn. Do đó thương hiệu tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
2. Bí quyết
Thể hiện bởi bằng sáng chế, hay bí mật thương mại, giúp tạo lợi thế so với đối thủ
Bằng sáng chế ở những loại thuốc, hay các phát minh được bảo hộ
3. Độc quyền
Có thể xuất phát từ bản chất thị trường hay ngành nghề cụ thể có thể do vùng địa lý nên chỉ vài doanh nghiệp cung cấp, hoặc lợi thế về quy mô hoặc lợi thế người dẫn đầu…
Ở TTCK Việt Nam có thể nhận ra như Bến xe miền Tây (WCS), Hay Cáp treo núi Bà Tây Ninh (TCT)…
Theo đánh giá của Ngọ, thì độc quyền luôn là được xem là lợi thế cạnh tranh nhất trong kinh doanh.
4. Khách hàng trung thành
Khi sản phẩm dịch vụ trở thành một phần cuộc sống của khách hàng, thì họ không muốn chuyển sang đối thủ cạnh trang.
Buffett mua Apple vì ông nhận thấy những tín độ của Iphone và sản phẩm của hang!
5. Giá cả
Doanh nghiệp định giá ở mức thấp, để ngăn không cho doanh nghiệp khác nhảy vào cạnh tranh được.
Ở góc độ đọc báo cáo tài chính, NĐT có thể nhận ra 1 phần nào đó doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững thông qua các chỉ số ROE, Biên lợi nhuận gộp, Nợ, dòng tiền nhàn rỗi.
Hi vọng bài viết này, bạn sẽ hiểu lợi thế cạnh tranh là gì? Cách nhận diện về lợi thế cạnh tranh. Tốt nhất để đầu tư ĐÚNG bạn tham khảo khóa học chứng khoán hoặc inbox Facebook Ngọ.
Cảm ơn bạn đã cho bản thân cơ hội để đổi thay!
Đọc thêm:
- Bí kíp sống còn cho nhà đầu tư nhỏ lẻ trong chứng khoán
- Cổ tức – Hiểu đúng ưu nhược điểm để săn cổ phiếu trả cổ tức hiệu quả
Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY