Mô hình cốc và tay cầm là gì?

Mô hình cốc tay cầm là một trong những mô hình kinh điển mà mọi nhà đầu tư theo PTKT nên biết. Vì sao ư? Vì nhận biết mô hình này báo hiệu những giao dịch đầy tiềm năng thành công.

Biểu đồ ghi lại các hoạt động về giá thực tế của cổ phiếu. NĐT biết đọc chính xác diễn biến của biểu đồ giá cổ phiếu có lợi thế hơn rất nhiều so với NĐT không biết đọc hoặc biết lơ tơ mơ về biểu đồ.

Trong chứng khoán, nhiều mô hình giá lặp đi lặp lại. Bởi vì bản chất và tâm lý của con người là như nhau.

Mô hình cốc tay cầm là gì?

Mô hình cốc và tay cầm (Cup and Handle) xảy ra khi mô hình giá giống như một chiếc cốc có hình chữ U và tay cầm hơi lệch nhẹ.

mo-hinh-coc-tay-cam-1
Mô hình cốc tay cầm

Hình cốc và tay cầm được hình thành khi có một đợt giảm giá, sau đó là một giai đoạn ổn định, tiếp theo là một đợt phục hồi có cùng quy mô với xu hướng trước đó.

William O’Neil lần đầu tiên giới thiệu mô hình Mô hình cốc và tay cầm trong cuốn sách “How to make Money in Stocks” vào năm 1988.

O’neil cho rằng các mô hình cốc và tay cầm thường kéo dài từ 7 đến 65 tuần. Hầu hết là từ 3 đến 6 tháng.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Xác định mô hình cốc và tay cầm

O’Neil cho rằng:

  • Phần thân cốc không nên giảm quá sâu. Chiếc cốc phải tượng trưng cho một tách trà chứ không phải là một chiếc cốc sâu. Thông thường, nếu giảm hơn 50% nhiều khả năng mô hình sẽ thất bại.
  • Phần đáy cốc hình chữ U, tránh đáy cốc hình chữ V sắc nhọn.
  • Tay cầm không được kéo dài quá 1/5 đến 1/4 chiều dài của chiếc cốc.
  • Phần thời gian hình thành phần tay cầm từ 1 – 4 tuần. Điều này sẽ loại bỏ những người bán khống và khiến những người mua mới tham gia vào thị trường.

4 giai đoạn hình thành mô hình cốc và tay cầm

Sự hình thành thường được bắt đầu bởi khối lượng giao dịch thấp. Kế tiếp là khối lượng giao dịch tăng ít nhất là 30%, theo O’neil, khi hình thành phần cốc bên trái.

Sau đó khối lượng giảm xuống gần đáy cốc, một giai đoạn ổn định, sau đó là một đợt phục hồi đưa giá tăng trở lại gần bằng hoặc bằng mức trước đó trước khi giảm mạnh. Hình thành nên phần cốc bên phải, tạo ra hình chữ U.

Lưu ý: Hai miệng cốc không cần phải bằng nhau, nhưng cũng không được chênh quá.

Tiếp đó, giá sẽ giảm xuống một chút để tạo thành tay cầm. Tay cầm phải nhỏ hơn cốc, không được giảm hơn một phần ba chiều cao của cốc.

Để tạo tay cầm, O’Neil thích xu hướng giá giảm hơn là một xu hướng tăng. Quá trình nghiên cứu của ông cho thấy các tay cầm có xu hướng tăng thường dẫn đến lỗi mô hình cốc và tay cầm.

2 kiểu mô hình cốc tay cầm

Mô hình cốc tay cầm thuận

Mẫu hình chiếc cốc tay cầm thuận thường xuất hiện trong xu hướng tăng, hình dáng giống chữ U, phần đáy cốc ở dưới, miệng cốc ở trên, phần tay cầm hơi chếch xuống dưới. Giá sau khi breakout khỏi phần tay cầm sẽ tăng mạnh mẽ.

Mô hình cốc tay cầm ngược

Mô hình chiếc cốc tay cầm ngược có thể xuất hiện trong xu hướng giảm hoặc tăng, hình dáng ngược lại so với mô hình thuận: đáy cốc ở trên, miệng cốc ở dưới, phần tay cầm hơi hướng lên trên. Giá sau khi breakout khỏi phần tay cầm sẽ giảm mạnh mẽ.

mo-hinh-coc-tay-cam-2
Mô hình cốc tay cầm ngược

Cách giao dịch mô hình cốc và tay cầm

Để giao dịch theo mô hình này một cách chính xác, trader nên đặt lệnh dừng mua cao hơn một chút so với đường xu hướng phía trên tạo thành tay cầm.

Bằng cách này, lệnh mua sẽ chỉ được thực hiện nếu giá vượt qua mức kháng cự trên.

Đối với những trader muốn chắc chắn thì nên đợi giá đóng cửa trên đường xu hướng trên của tay cầm.

Thông thường, trader cố gắng mua cổ phiếu ở mức giá thấp hơn sau khi nó phá vỡ đường xu hướng phía trên, với hy vọng giá sẽ tạm thời giảm trở lại. Tuy nhiên, giá có xu hướng tiếp tục tăng.

Hạn chế của mô hình cốc và tay cầm

Một lần nữa, không phải khi nào cũng đoán chính xác mô hình cốc và tay cầm. Trader có thể thất bại vì nhiều lý do.

Không phải lúc nào hình dáng của cốc cũng đúng tiêu chuẩn và đẹp.

Đôi khi, những chiếc cốc sẽ hình thành mà không có tay cầm rõ ràng, dẫn đến câu hỏi liệu đó có phải là tín hiệu sai hay không.

Mô hình cốc và tay cầm có thể mất thời gian để hoàn thành. Điều này khiến trader do dự trong việc ra quyết định, dẫn đến quyết định muộn.

Đó là lý do tại sao cần lập target cho các giao dịch và tuân theo quy tắc số 1: cắt lỗ nhanh chóng.

Giao dịch thành công đòi hỏi nhiều hơn là chỉ biết một mô hình. Nên kết hợp với tín hiệu từ các chỉ báo khác hoặc các mô hình nến tiếp diễn.

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

 

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!