Chuyện thị trường
Thị trường chứng khoán chẳng bao giờ dành cho tay mơ. Nhưng đối với Ngọ thật sự thú vị để nghiên cứu tài chính và con người.
Chúng ta có thể nói đừng tham, nhưng bước vào thị trường chứng khoán vừa cám dỗ, vừa ma mị khiến nhiều người trỗi dậy lòng tham đó. Tất nhiên, ở góc độ đầu tư nó cũng rất tốt cho Ngọ thôi, bởi khi bạn hơn trung bình thì ai đó phải ở dưới trung bình.
- Chứng khoán là nơi tiền chuyển từ người không kiên nhẫn sang người kiên nhẫn. Buffett
- Nếu người khác không phạm sai lầm, thì chúng tôi đã không giàu đến vậy. Munger
Nghe câu nói, sẽ có người nghĩ giống như trò được mất có tổng bằng 0. Điều này, sẽ đúng hơn với phái sinh và chứng quyền (còn là âm giữa các nhà đầu tư), nhưng chứng khoán cơ sở thì không chính xác.
Thực tế hoạt động đầu tư chứng khoán giống như đầu tư bất động sản, hoặc kinh doanh khác. Bởi sau mỗi cổ phiếu là một doanh nghiệp. Nhưng chắc số đông chỉ thấy cổ phiếu là tờ giấy nên biến thị trường thành cờ bạc.
Hiểu về KSAO
Trong đầu tư, nhà đầu tư là chủ thể. Vậy ta bao giờ thử nghĩ nhà đầu tư thắng lợi có điều gì khác biệt so với phần còn lại.
Ở Vietstock có bài: 9 triệu tài khoản, 99% nhà đầu tư cá nhân, 90% thua lỗ!
Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!
Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!
Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết
Hầu hết số đông cứ đổ lỗi thị trường, nhưng ít khi đánh giá lại chính bản thân mình. Giả sử, bạn sếp một công ty, một người làm kinh doanh, hoặc doanh nhân… bạn muốn thuê ai đó, bạn có muốn thuê một người đổ lỗi không?
Trong quản trị nhân sự có mô hình KSAO để đánh giá con người, cụ thể:
KSAO đơn giản chỉ là viết tắt của 4 từ: Knowledge – Skills – Abilities – Other Characteristics (Kiến thức – Kỹ năng – Khả năng – Đặc điểm khác) để đánh giá năng lực của cá nhân trong công việc. Thì ở đây ta áp dụng trong hoạt động đầu tư.
Knowledge (Kiến thức): Sự hiểu biết của một nhà đầu tư về cả lý thuyết và thực hành (Hiểu về thị trường chung, các công cụ tài chính, phân tích tài chính, quản trị rủi ro…)
Skills (Kỹ năng): Các kỹ năng cụ thể để ứng dụng vào thị trường chứng khoán (Kỹ năng phân tích, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng nghiên cứu…)
Abilities (Khả năng): Năng khiếu tự nhiên hoặc được rèn luyện trong mỗi nhà đầu tư (như tư duy phản biện, tính kiên nhẫn, khả năng chịu dựng, khả năng thích nghi…)
Other Characteristics (Các đặc điểm khác): Các yếu tố cá nhân như tính cách, giá trị, động lực, và đạo đức nghề nghiệp – như tò mò, luôn học hỏi…
Từ lý thuyết đến thực tiễn
Dù bạn là kinh doanh hay làm công, cũng hiểu 1 quy trình thông thường sẽ là từ doanh nghiệp nhỏ thì mới có doanh nghiệp to; từ vị trí thấp lên vị trí cao; từ mức thu nhập thấp mới có mức thu nhập cao.
Tuyển dụng, thì cũng yêu cầu trình độ liên quan, kinh nghiệm làm việc. Khi mở rộng kinh doanh, hay tuyển dụng, đều nghiên cứu kỹ lưỡng mới làm…
Nhưng, khi bước vào thị trường chứng khoán, con người có xu hướng quên hết.
Người mới vào thấy lãi 20%/năm là chê ít, phải ít nhất lãi 50%/năm – 100%/năm mới chịu.
Chẳng khác nào một người làm nhiều năm lương 20 triệu/tháng; thì một người “mới toanh”, thậm chí chẳng có gì hết “ Không KSAO: Không Kiến Thức – Không Kỹ Năng – Không Khả Năng – Không Rõ Đặc Điểm” muốn mức lương 50 triệu- 100 triệu/tháng.
Nếu ở vị trí quản lý, hoặc làm chủ; bạn có thấy mấy người đó: NGÁO!
Thực tế, trong thị trường chứng khoán, lãi 15%-20%/năm đã là rất tốt rồi! Thậm chí 12%/năm cũng là mức khá xét trong lâu dài.
Tuy nhiên, những người trong ngành họ phải cứng lắm mới dám nói điều này, bởi sẽ có một khoảng trống giữa mong muốn người mới và thực tế.
Bạn có thể thu nhập 500 triệu-1 tỷ/tháng; thì đừng nghĩ chứng khoán bạn có thể giỏi tương tự. Đây sẽ là ảo tưởng của người có tiền rồi cho mình giỏi. Họ thường sẽ mất rất nhiều sau đó.
Chứng khoán là trò game
Chơi game cũng tăng theo từng cấp. Nếu mới chơi, chỉ cần không lỗ và hiểu được phần nào chứng khoán, bỏ công sức ra học tập cũng đã là tốt lắm rồi. Học thì có thể học sách, hoặc học từ người khác, học có thể không tốn phí đến trả phí.
Nhưng lưu ý, ngành nào cũng có những người ma trợn. Bạn muốn đầu tư chứng khoán, thì hãy tìm người xem đầu tư là 1 nghề để mà học, chứ không phải là tư vấn này nọ.
Đầu bếp giỏi mới dạy bạn nấu ăn ngon. Đầu tư tốt mới có ý nghĩa tương tự, lựa người giỏi mà học.
Ở góc độ nhân sự: Vào công ty, lựa mấy ông nào giỏi về mảng bạn cần, nhân cách tốt mà bạn phục mà học. Chứ không bạn sẽ có cuộc sống khó khăn lắm. Nhiều khi đời cũng ăn may, gặp người giỏi & tốt; chứ mấy người dở thì thua.
Chơi game, mà lựa mấy thằng giỏi nó hướng dẫn cũng lên trình.
Lưu ý: Bạn mới chơi, thì hãy bắt đầu level 1, làm được thì mới lên level 2, level 3.
Ngành này có level 1.000.000 nên yên tâm đủ để bạn chơi đến già! Buffett 95 tuổi, chơi game này siêu vậy còn học, thì ta còn học được.
Đừng ngại, hiện bạn mức nào. Hãy tận hưởng trò này giống game là được. Cũng như làm giàu, bạn đâu cần là Buffett, bạn chỉ cần tốt lên theo phiên bản của bạn là được.
Chúc bạn tương lai trở thành thành triệu phú, hoặc thành người siêu giàu [hehe] ở Việt Nam từ ngành này! Quan trọng, là luôn hứng thú và vui vẻ với đầu tư và cuộc sống. Luôn cười.[haha]
Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.