KHÔNG có sự lựa chọn? Cách có Tự do từ tù ngục!

Lần tôi hiểu về khái niệm sức mạnh của việc không có sự lựa chọn – là khi 1 thầy giáo hỏi lớp học: “Mấy em mang dừa ra trước Dinh Độc Lập bán, các em làm được không?” – Mọi người ngơ ngác!

Rồi hỏi tiếp: “Giả sử em có đứa con trẻ ở nhà nuôi, nó khóc, nó cần tiền để ăn để học; em có mang dừa ra trước Dinh Độc Lập?  – Câu trả lời bây giờ là: “Có”

“Đó là hình ảnh của mẹ em”. Không có sự lựa chọn nên không bị dị nghị, ngại ngùng áp đảo.

Thêm lầm nữa,  khi tôi là sinh viên, 1 em khóa dưới nói cho tôi về việc không có sự lựa chọn được gọi là điều phải chọn!

Danh-ngon-ve-su-lua-chon-1220-2-William-James

Bạn không thể chọn nơi bạn sinh ra, bố mẹ bạn, đất nước bạn, đứa con bạn, thậm chí một số bạn không được chọn trường bạn muốn học – dường như là điều phải chọn!

Hôm rồi, tôi và đứa em nói về việc lựa chọn công việc. Em nó có 3 sự lựa chọn với khả năng tương đương và phân vân: (1) Trở thành 1 giảng viên (2) Tự mình kinh doanh riêng (3) Làm 1 công ty và đi lên. Và nó làm em phân vân.

Điều này khiến tôi nhớ đến 1 lý thuyết mà tôi đọc được, tôi cũng luyện tập nó hằng ngày. Ví dụ:

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

  • Sản phẩm A: Chất lượng 10 & Bán giá 8
  • Sản phẩm B: Chất lượng 8  & Bán giá 10.

Bạn sẽ mua sản phẩm nào?

Có lẽ chúng ta sẽ không chần chừ chọn sản phẩm A, vì chất lượng tốt hơn và rẻ hơn.

Nhưng bây giờ bài toán có lẽ khó hơn:

  • Sản phẩm X chất lượng 10, bán giá 10
  • Sản phẩm Y chất lượng 8 và bán giá 8.

Bạn sẽ chọn sản phẩm X hay Y?

Tình huống này khó chọn hơn tình huống chọn A hay B!

Những thứ khiến chúng ta tốn nhiều thời gian, nhiều năng lượng để suy nghĩ, phàm là những lựa chọn tương đương, độ chênh lệch của nó thấp.

Cưới 1 anh chàng xấu trai nhưng có tiền hay là chọn anh đẹp trai nhưng không có tiền? (Giả định chỉ có 2 phương án đó, ko có lỡ cỡ).

Nếu chúng ta không có những yếu tố mặc định từ trước – phân vân kiểu “kẻ tám lạng người nửa cân” thì về logic chọn X hay Y đều như nhau. Nên phân vân thì cứ chọn nhanh cho đỡ nhức đầu, nhờ đó rèn luyện tính quyết đoán và khả năng phân tích.

Bốc thăm là 1 mẹo ứng dụng, trong tình huống này tốt nhất – Hãy để Trời cao giúp bạn lựa chọn!

Điều khiến chúng ta dây mơ rễ má, tốn thời gian suy nghĩ các lựa chọn tương đương đó theo tôi là 2 lý do:

(1) Nỗi sợ sai lầm: tâm lý lỡ như …

(2) Tư duy bó hẹp.

Sáng ta nên ăn bún hay phở nhỉ? Bún thì ngon hơn nhưng giá 40k, phở thì không ngon bằng nhưng giá chỉ 30k?

(1) Chúng ta sợ sai lầm, chúng ta mới suy nghĩ nhiều – nhưng suy nghĩ quá nhiều lại là 1 sai lầm.

Dưới góc độ logic, phân tích lợi ích & thiệt hại – Ta sẽ có:

Phương trình kỳ vọng = Lợi ích xác suất – Thiệt hại xác suất*

Nếu sự kỳ vọng là dương thì ta hãy làm.

Nếu cả 2 phương án tương đương, dù bạn suy nghĩ nhiều, bỏ công sức nhiều, giả sử bạn chọn đúng thì phần lợi ích chẳng tăng lên là bao. Chưa kể là bạn chọn sai!

Trong khi đó, tốn thời gian để suy nghĩ  và năng lượng làm ta mệt mỏi và thiếu động lực thực hiện.

Tổng hòa giá trị sẽ là ÂM.

Chúng ta sợ mắc sai lầm, thì càng dễ dẫn đến sai lầm.

Thậm chí 2,3 phương án tương đương bạn chọn nhanh là đúng, thậm chí đúng 1 cách thần kỳ (dù nó chỉ độ chênh rất thấp).

Đã tương đương, thì nghĩ càng nhanh thì càng tiết kiệm“chi phí suy nghĩ”.

*Có 1 nguyên tắc: Dù là kỳ vọng dương bao nhiêu đi nữa, tôi chỉ tham gia khi đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn – tức là không mất vốn vĩnh viễn.

(2) Tư duy bó hẹp:

Danh-ngon-ve-su-lua-chon-1220-1-Albert Camus

Chúng ta thường không suy nghĩ rộng ra, ở mức độ lớn. Mỗi năm ta chọn X hay Y cả hàng trăm lần, cả đời người có hàng ngàn lần lựa chọn.(Nên đi du lịch Hội An hay Đà Lạt, Nên đi đám cưới đứa này hay không?)

Nhưng chúng ta không suy nghĩ lợi ích tổng thể 1000 lần, mà chỉ chú trọng tình huống đơn lẻ.

Nếu làm 1000 lần, nếu ta logic thì tổng lợi ích chênh lệch chọn X hay Y sẽ là 0. Tuy nhiên, sức lực – tâm tư thời gian chọn X hay Y tốn rất nhiều, nên ta thậm chí ÂM hoặc ÂM NẶNG, do tốn “chi phí suy nghĩ.

Thời gian là tiền bạc. Ta ý thức được điều đó chưa?

  • (1) Có nên làm Vinamilk không, công việc ổn định, lương nghìn đô (2) HAY khởi nghiệp có thể về mẹ xin ăn hoặc thu nhập cả tỷ?
  • (1) Chúng ta nên mua Iphone 12 để bạn bè trầm trồ chơi (2) Hay tiếp tục xài Vinsmart để đảm bảo tài chính khi gặp biến cố?
  • (1) Chúng ta có tự học chứng khoán, sẽ tiết kiệm tầm vài triệu, nhưng có thể tốn thời gian và chi phí sai sót nhiều hơn (2)HAY học khóa học của Ngọ? Có nghiên cứu chứng minh, giúp nhàn hạ & đầu tư đơn giản. Sẽ tốn tiền học và nhưng tăng tính hiệu quả.

Nếu tâm lý lỡ như xuất hiện khi chọn, ta hãy nhớ lỡ như cả đúng & lỡ như sai (đừng chỉ nhìn mỗi sai) và quay lại bài toán kỳ vọng!

Nếu bạn chọn dễ dàng, thì đó là vì 2 lựa chọn đó nó chênh lệch nhau LỚN.
Điều khiến ta cân nhắc là sự lựa chọn mà chênh  lệch rất BÉ.

Về logic chênh lệch bé thì chọn cái nào đâu gây hại hay được lợi nhiều, chọn cái nào cũng như nhau. Tuy nhiên, tâm lý suy nghĩ nhiều chỉ vì sự chênh lệch bé tí này.

Câu chuyện thực tế ở quanh tôi dành cho bạn trẻ!

Câu chuyện 1:

Tôi nhớ 1 người bạn, tên T, trong kỳ họp lớp ĐH nói, lúc mới ra trường bạn ấy đi xin việc và yêu cầu mức lương 7 triệu đồng/tháng, với lý do như vậy mới đủ sống. Công ty từ chối, bạn ấy nói đó may mắn!

Thế là bạn ấy khởi nghiệp: – Lần tôi gặp bạn ấy khi Việt Nam thắng Malaysia và vô địch thì bạn ấy chia sẻ có trong tay đội ngũ nhân viên, công tác viên của bạn ấy là 70 người, với mức lương phải chi hàng tháng là hơn 500 triệu.

Hoặc một bạn tên M, khi mua son về, đứa bạn kia rút lui: “Giờ em phải làm sao, chẳng lẽ ăn cho hết”. Thế là bạn ấy đi buôn và trở 1 bà chủ shop mỹ phẩm và giày dép.

Không có sự lựa chọn, và điều phải chọn có thể rất tuyệt vời đối với con người, vì sự toàn tâm toàn ý để phát triển.

Bản thân người viết hầu như đạt kết quả tốt hơn đều xuất phát từ việc KHÔNG có sự lựa chọn. Từ việc học hành đến công việc.

Cuộc đời tôi là kết quả chấp nhận việc KHÔNG có sự lựa chọn tạo nên nhiều hơn.

Tôi chọn đầu tư chứng khoán vì tôi chẳng có công việc nào hấp dẫn hơn. Tôi chọn làm giáo viên vì tôi thấy mình làm tốt hơn hẳn những công việc khác. Công việc giáo dục đã chọn tôi.

Tôi chọn hay đi chơi, vì tôi KHÔNG có sự lựa chọn nào khác để khiến đời tôi thú vị. Tôi có niềm đam mê đi phượt, đọc sách, và chia sẻ bất tận.

Câu chuyện 2:

Tôi được nghe chuyện về anh đồng nghiệp cũ của mình là anh T, là có thời điểm anh chán làm quá rồi, nhưng công ty lại trả lương cao.

Nói nghỉ thì không dám nghỉ, mà cứ ước là công ty đuổi việc mình. Vì nghỉ ảnh tin thu nhập ảnh sẽ cao hơn đáng kể, nhưng lại sợ nếu như thu nhập không như ý…

Phải mất 2 năm, so với thời điểm anh chia sẻ điều đó, anh mới bước ra làm riêng.

Hầu hết những gì tôi quan sát từ những người chịu hi sinh những kết quả đoán định trước, miễn là không quá lớn để theo đuổi những thứ vô hình đều đạt được kết quả tốt hơn.

Danh-ngon-ve-su-lua-chon-12203-Phat-giao

Chấp nhận đánh đổi sai lầm nhỏ và thấy được & để đón nhận những lợi ích tiềm năng nhưng khó thấy.” Nassim Nicholas Taleb (tác giả Thiên Nga đen), thì tổng hòa lợi ích lớn hơn.

P/S:  Ngược lại: Đón nhận những lợi ích nhỏ, dễ thấy & quên đi những thiệt hại ẩn và khó thấy – thì tổng hòa bạn sẽ bị ÂM. Số đông con người đều bị dính cái suy nghĩ này nên khó vượt trội.

Khóa học của Ngọ nếu nhìn vào giá và suy nghĩ logic thì bạn chỉ mất tối đa vài triệu, Ngọ dạy toàn kiến thức lớp 4, nhưng khách quan và khoa học, và nhàn hạ — Nếu bạn nhận lại được, thì có thể vài trăm hoặc cả tỷ, thời gian dài có thể là cả chục tỷ cộng với việc rảnh rỗi, nhiều thời gian đã đáng giá lắm rồi.

Tất nhiên, nhà đầu tư cần bỏ sức và sự kiên nhẫn, cũng như không có tư tưởng giàu nhanh.

Đánh đổi sai lầm nhỏ có thể thấy được để đón nhận những lợi ích tiềm năng to lớn. Ngọ nhắc lại: “Bạn có phải là nhà đầu tư không?”

Nếu là Nhà đầu tư thì bạn cần phương trình: Lợi ích xác suất – Thiệt hại xác suất. Nếu bạn thấy dương thì hãy đầu tư!

Câu chuyện 3:

Trước kia, một anh bạn tên H, bỏ làm nhân viên lập trình, lương 20+ củ để đi làm kinh doanh, sau 1 năm anh đã thấy lợi ích của việc bỏ lập trình. Bạn ấy từng chia sẻ: Nếu vẫn tiếp tục làm lập trình thì có thể mất 10 năm để dư có chút đỉnh, dù lương sẽ tăng, chừng nào mới mua nổi cái nhà nếu tự làm.

Bỏ mức lương 20+ củ cộng đối với người 28 tuổi của bạn ấy là không dễ, nhưng đổi lại bạn ấy mua được nửa căn chung cư chỉ sau 1 năm! Và được cả 1 căn sau 2 năm.

Những gì bạn ấy đạt được, đã chứng minh việc không có sự lựa chọn giữa tương lai nghề lập trình trong công ty để ra kinh doanh là sáng suốt.

Chúng ta luôn phân vân giữa việc chọn các phương án, nhưng khi chúng ta đẩy mình vào tình huống phải chọn ta sẽ có kết quả tốt hơn.

Theo sách “Nghịch lý của sự lựa chọn”, bạn càng nhiều phương án thì kết quả thực hiện càng tệ. Bạn sẽ cạn kiệt năng lượng ý chí, cũng như khó ra quyết định thực hiện.

Câu chuyện 4:

Bạn tôi, một bác sĩ, dành 7 năm trời ngồi trên trường ĐH Y Dược, sau khi phân tích nhiều chiều về xác suất tính khả thi.

Người bình thường, cứ nhìn vào các phòng khám, họ làm ăn khá mà quên đi đa số bác sĩ không được vậy. Với những tính toán chi tiết, nếu cố gắng làm thì sau 1 độ tuổi nhất định, sẽ tầm 30 triệu/tháng – xác suất cao. Số thu nhập đó, chưa kể thời gian bỏ ra đáng kể, và những rủi ro đi kèm. Người ta cứ nhìn vào bác sĩ có thu nhập cao hơn trung bình, nhưng quên bác sĩ thông minh hơn trung bình và tốn nhiều thời gian hơn trung bình.

Với những lợi thế dựa vào sở thích, lợi thế, tính toán “lợi ích-chi phí”, trí thông minh bạn không mất đi, bạn sẽ học nhanh hơn người khác, và có một con đường đi của người trong gia đình.

Bạn ấy nghỉ bác sĩ để xuất phát lại, xem tấm bằng Y Dược là bằng chứng của sự thú vị.

Thực tế, chúng ta đều có sự lựa chọn và không có sự lựa chọn trong 1 số tình huống cụ thể. Cánh cửa này đóng lại, thì cánh cửa khác sẽ mở ra.

Hãy cho chính chúng ta cơ hội, nếu bạn thành công, nó sẽ là một cuộc cách mạng của đời bạn. Nếu bạn thất bại, bạn vẫn có thêm sự lựa chọn là quay lại con đường cũ, nếu muốn, với những hiểu biết và góc nhìn mới mẻ.

Miễn là chúng ta phân tích được Lợi ích – chi phí dưới góc độ xác suất, nếu nó dương thì hãy làm. Về lâu dài bạn sẽ có 1 cuộc sống đáng giá hơn nhiều!

Qua đây tôi muốn chốt lại bài viết từ 4 ý tưởng:

  • Không có lựa chọn cũng là 1 sự lựa chọn, giúp ta tập trung vào làm việc và thực hành.
  • Nếu 2 lựa chọn tương đương thì hãy quyết đoán và chọn nhanh.
  • Hãy đánh giá: “Lợi ích xác suất – Chi phí xác suất”. Hãy làm khi nó dương.
  • Hãy chấp nhận những sai lầm nhỏ, những dễ thấy để có được lợi ích tiềm năng nhưng vô hình.

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!