Khi Ngọ ở Thác Bản Giốc – Có 1 em trai ở Ninh Thuận, kinh doanh ốp lưng điện thoại. Mong muốn của em ấy như bao người khác là giàu có.
Ngọ hỏi: Em định nghĩa thế nào là giàu?
Em ấy trả lời khá thú vị: Đó là không cần phải nhiều tiền, mà nếu một người ngã xuống thì người kia vẫn gánh vác được cơ nghiệp. Tức là khi ta chết đi vẫn có 1 lớp kế cận kế thừa.
Khi đó, Ngọ đặt tên cho việc ấy đảm bảo sự giàu có bền vững.
…
Bao nhiêu tiền là giàu? 10 tỷ – 20 tỷ – 50 tỷ – 100 tỷ. Bỏ qua tất cả Ngọ lấy số nhỏ là 10 tỷ hoặc 1 triệu USD.
Nhiều người sẽ phản biện là ở Hà Nội, hay Sài Gòn thì quá nhỏ! Chúng ta thấy mặt bằng phố cổ có thể 100 tỷ – nhưng nếu rộng ra toàn Hà Nội, thì tỷ lệ như vậy quá bé.
…
Ngọ đã từng đọc tài liệu ở Mỹ là chỉ 5% dân số là 15 triệu/300 triệu dân là triệu phú (2021). Trong khi GDP/người Mỹ = 63.000 USD/năm.
GDP Việt Nam – theo tính toán điều chỉnh là 3.500 USD/năm – có thể tài sản ngầm abc gì đó. Thì tỷ lệ đạt số tiền 1 triệu USD sẽ bé hơn rất nhiều.
…
Vì Việt Nam có 100 triệu dân, nên về số lượng sẽ có kha khá người giàu. Nhưng tỷ lệ giàu trên toàn cõi Việt Nam là bé.
…
Theo tính toán của Knight Frank, để có thể gia nhập nhóm 1% người giàu nhất Việt Nam, người này cần sở hữu ít nhất 160.000 USD (khoảng 3,7 tỷ đồng) – 2021
Thì cứ tưởng tượng:
1 người = 3,7 tỷ. 2 người được 7.4 tỷ. 3 người được 11.1 tỷ. 4 người = 14.8 tỷ. 5 người = 18.5 tỷ!
Như vậy (tương đối) ở mức 1% dân Việt Nam.
…
Tuy nhiên, để có góc nhìn tương đối hơn – Trong 1 mô thức chung – có 1 triệu đô ở Mỹ không bằng có 10 tỷ ở Việt Nam – dựa vào GDP sức mua (PPP).
Rộng ra theo tỉnh thành là mức sống – bạn có 10 tỷ ở Hà Nội, Sài Gòn – thì ít có giá trị hơn là 10 tỷ ở Đà Nẵng, miền Tây.
…
Tính trong từng gia đình nó lại là 1 câu chuyện khác nữa. Có người nắm 20 tỷ sống bươn trải, có người 10 tỷ lại thảnh thơi.
…
Trong nghiên cứu về phong trào FIRE, theo William Bengen 1994 – trong cuốn sách của ông. Một người được xem là tự do khi sở hữu số tiền >= 25 lần chi tiêu hàng năm của gia đình. (Chi tiêu 4% tài sản – năm. Vì bản thân số tài sản này vẫn sinh ra tiền nhé)
…
Nếu bạn e ngại vấn đề khác, bạn có thể chọn là số tiền có >= 33 lần chi tiêu hàng năm. (Chi tiêu 3%).
…
Mỗi người cần lượng hóa, bao nhiêu tiền là đủ. Đừng để đủ là 1 con số khơi khơi cảm tính. Bởi “được voi đòi tiên” – được 10 muốn 100, được 100 muốn 1000!
…
Thay vì so sánh 1 con số bao nhiêu tiền – có lẽ sẽ thích hợp và may mắn hơn, ta nhìn nhận bằng con số tương đối: Bạn thuộc top mấy %, hoặc bạn có bao nhiêu năm tự do – bởi nói sẽ tính theo PPP
…
Ngoài vấn đề tài chính, còn là tâm lý nữa. Cảm thấy bản thân giàu có nhiều khi quan trọng hơn cả số tiền giàu có.
…
Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.