Mrs B: Bán rẻ, nói thật và không lừa dối ai
Bà Rose Blumkin (tên thân mật Mrs. B) là người Do Thái sinh ra ở Xô Viết, với trình độ học vấn hạn chế, và khi đến Mỹ thì chẳng biết đọc hay viết tiếng anh đã sáng lập lên Nebraska Furniture Mart khi 42 tuổi, và 500 USD vốn vay – bắt đầu với một vốn nhỏ ở tầng hầm. Theo thời gian bà đã xây dựng một đế chế bán lẻ đúng nghĩa, dựa trên một triết lý đơn giản: “Bán rẻ, nói thật, và không lừa dối ai”.
Do đó, có thể xem đây là một ví dụ điển hình về cách đạo đức kinh doanh có thể dẫn đến thành công bền vững. Và triết lý này, đã thực chứng khi bà chỉ bán hơn 10% so với chi phí, và dần dần “đè bẹp các đối thủ” – bà bán rẻ đến nỗi họ kiện bà ra tòa vì vi phạm “luật công bằng”, với những lời lập luận đơn giản, đại ý: “Tôi thu 10%, trong khi họ lấy 40%-50%, hay các ông muốn tôi phải lấy khách hàng bao nhiêu?”– bà thắng kiện và biến thành cơ hội quảng bá miễn phí Nebraska Furniture Mart cho và thẩm phán ngay sau đó đến cửa hàng bà mua thảm cũng như đã thu hút lượng lớn khách hàng trung thành.
Ở tuổi 89, năm 1983, bà đã bán 90% Nebraska Furniture Mart cho Warren Buffett, điều đặc biệt là ông không cần kiểm tra sổ sách, và hợp đồng chỉ là 1 trang giấy, và cái bắt tay – mà Buffett mô tả là cái bắt tay với người phụ nữ tuyệt vời trong kinh doanh.

Tất nhiên, dù khi đó, Buffett là một ông trùm về đầu tư, làm những điều không có tiền lệ cũng là một minh chứng về đạo đức kinh doanh của bà và Nebraska Furniture Mart. Và hiện tại, công ty vẫn đang là một trong những nhà bán lẻ nội thất và đồ gia dụng lớn nhất tại Hoa Kỳ, nó vẫn tiếp tục phát triển và mang lại dòng tiền mạnh mẽ cho Berkshire Hathaway, công ty của Buffett.
Ông cũng từng đưa bà làm hình mẫu trong các cuộc nói chuyện của mình trước cổ đông, truyền thông và những người quan tâm. Trong cuốn sách được xem là hồi ký, “Hòn Tuyết lăn” về mình do Alice Schroeder chấp bút (dưới sự hợp tác trực tiếp từ ông) đã dành 1 chương về người phụ nữ mạnh mẽ và xuất sắc trong kinh doanh
Tất nhiên, kinh doanh cần nhiều yếu tố – nhưng đạo đức kinh doanh là yếu tố bắt buộc phải có để phát triển công ty bền vững và dài lâu.
Đạo đức kinh doanh đối với sự phát triển bền vững
Đạo đức kinh doanh không chỉ là việc tuân thủ các quy tắc đúng sai mà còn là kim chỉ nam chiến lược để doanh nghiệp phát triển bền vững trong một thế giới đầy biến động. Hãy tưởng tượng công ty chúng ta bán “sữa thật, thuốc thật” – thì khi các sự kiện biến cố xảy ra như thời gian qua thì giá trị của công ty sẽ càng nâng cao và đáng giá.
Do đó, đạo đức kinh doanh nó không chỉ là tạo dựng niềm tin và uy tín, mà còn giảm thiểu rủi ro và tạo nên giá trị lâu dài.
Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!
Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!
Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết
Đạo đức tạo niềm tin và uy tín doanh nghiệp, tạo dựng khách hàng trung thành.
Nhiều khi không cần những công ty lớn, đôi khi chỉ cần kinh doanh nhỏ như quán cà phê. Nếu ta biết một quán cà phê là cà phê thật, làm đúng những gì công bố và đúng gu thôi, thì đã tạo dựng một lượng khách hàng trung thành.
Tất nhiên kinh doanh thì cần nhiều hơn để thành công. Nhưng sẽ là vấn đề lớn nếu ta lật ngược câu hỏi lại: “Khách hàng liệu có mua hàng ở những công ty không có đạo đức?”. Nếu có mua cũng là hữu hạn.
Giảm chi phí – đặc biệt là chi phí ẩn.
Nếu một doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh, trong ngắn hạn họ sẽ tốn nhiều chi phí hơn, nhưng về lâu dài thì đây mới là cách tiêu tiền khôn ngoan. Bởi mọi hành vi thiếu đạo đức, như gian lận, che giấu thông tin hay bóc lột khách hàng, có thể mang lại lợi ích ngắn hạn nhưng dẫn đến chi phí khổng lồ trong tương lai, từ kiện tụng pháp lý đến mất uy tín, đây được xem là chi phí ẩn.
Hãy tưởng tượng tình hình của Vedan, vẫn làm ăn tốt và có lợi nhuận, nhưng khi vụ xả thải sông Thị Vải thì Vedan phải chịu thiệt hại không thể bù đắp nổi. Hoặc viên kẹo rau củ kera, được quảng cáo bởi Hằng “Du Mục” – ít nhất trong ngắn hạn khi chưa phát hiện, họ đã thực sự kiếm được tiền; nhưng rồi kết quả ai rõ, thương hiệu chấm dứt và người thì rơi vào cảnh tù tội.
Và tùy mức độ, nhưng ở các ví dụ trên thì “chi phí ẩn” vì lý do đạo đức này là quá đắt đỏ; tất nhiên họ xứng đáng phải chịu.
Đạo đức kinh doanh là trách nhiệm xã hội
Bây giờ nhiều doanh nghiệp truyền thông về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như một hình thức của marketing và thu hút khách hàng. Rõ ràng điều này, là một chiến lược kinh doanh đường hoàng và chính đáng.
Ví dụ: Với hãng thời trang ngoài trời, Patagonia – với thông điệp bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội, như là một chiến lược kinh doanh cụ thể như: 100% sản phẩm từ nguyên liệu tái chế, thậm chí quảng cáo đừng mua áo nếu không cần thiết để củng cố một công ty vì môi trường. Và đây cũng là 1 công ty toàn cầu với doanh số tầm 1 tỷ USD
Đạo đức và ảnh hưởng của “thiên nga đen” trong kinh doanh
“Thiên nga đen” được xem là sự kiện hiếm gặp nhưng có tác động rất lớn ở cả 2 thái cực là tiêu cực hoặc tích cực, như cuốn sách “Thiên Nga Đen” của Nassim Nicholas Taleb. Doanh nghiệp có thể phát triển và tồn tại hoặc diệt vọng theo hướng thông thường, nhưng cũng có thể là một thiên nga đen xuất hiện. Một sự kiện có thể chấm dứt đời sống của 1 doanh nghiệp mà không cần theo lý thuyết vòng đời chu kỳ. Chỉ sự kiện Covid xuất hiện cũng đã khiến nhiều công ty phá sản.
Việc làm ăn lừa dối như ví dụ Vedan, kẹo Kera có thể là thiên nga đen ở góc nhìn doanh nghiệp đó. Nhưng là điều bình thường chắc chắn sẽ xảy ra theo nguyên lý đơn giản “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lò ra” – như hoạt động lừa dối như Enron với đồng lõa là công ty kiểm toán Arthur Andersen, lúc đó là một trong Big Five – cuối cùng khiến cả hai phải chấm dứt hoạt động.
Để chốt lại bài này, quay lại trường hợp bà Rose Blumkin, dù không hẳn là thiên nga đen nhưng cũng có chút ít. Đạo đức kinh doanh trở thành đòn bẩy để vượt qua các thách thức và phát triển mạnh mẽ, một thiên nga đen tích cực.
Nebraska Furniture Mart bị các đối thủ sừng sỏ kiện tụng nhưng bà đã thắng kiện. Nếu công ty nào khác làm ăn “cà chớn” có thể sẽ run sợ bởi sẽ kiện“hết cái này sẽ đến cái khác”, nhưng đây là công ty có đạo đức kinh doanh, nên nhờ cơ hội cơ hội này giúp cho công ty được mọi người chú ý hơn, được quảng bá mạnh mẽ, thu hút khách hàng và tạo dựng được khách hàng trung thành và lợi thế cạnh tranh.
Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.