Hiệu ứng tiền chùa – Tại sao tôi muốn kiếm tiền từ từ & bền vững?

Tình huống 1:

Một năm qua, bạn làm nhân viên nào là stress, nào là phải đi sớm, về kẹt xe, sếp chửi, chạy doanh số…ăn uống tiết kiệm. Cuối năm bạn tiết kiệm được 100 triệu!

Nhìn số tiền đó, bạn quyết định làm gì với nó? Bạn quyết tiết kiệm thêm nữa, hoặc đầu tư để làm gì đó hay sẽ ưu tiên mua sắm, đi du lịch?

Thường thì bạn sẽ tiết kiệm & hoặc đầu tư để tương lai tốt hơn.

Tình huống 2:

Bạn tất tay vào 1 cổ phiếu và giàu to, tương tự với vietlot, forex, coin… tức là bạn có tiền 1 cách nhanh chóng… Bạn sẽ làm gì?

Mời bạn bè đi nhậu 1 bữa, rủ vợ con đi ăn cái gì đó, tiện thể vào shop đổi vài cái áo, đang rảnh bay qua Thái Lan chơi tí, còn dư bạn tậu cái xe mới…

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Đó xuất phát từ suy nghĩ: “Đó đâu phải là tiền của tôi đâu”.

Nhưng nếu logic thì 100 triệu của bạn dù từ nguồn nào thì đó cũng là tiền của bạn, bạn là chủ nhân của nó. Và 100 triệu tiền đó đều như nhau cả thôi.

Cái tâm lý đó không phải là tiền của tôi đâu, mất có sao đâu
Đó là người ta gọi là “Hiệu ứng tiền chùa”

Có tới 70% những người trúng vé số độc đắc phá sản trong vòng 7 năm, thậm chí còn bi kịch hơn lúc chưa trúng số. (Xem Tại đây)

Hiệu ứng tiền chùa
Hiệu ứng tiền chùa là gì?

Giả định giờ bạn có 20 tỷ bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ nghĩ ra kế hoạch tuyệt vời lắm, rất cân bằng giữa thưởng cho mình 1 món quà như du lịch châu Âu, và cân đối để tiền sinh tiền như gửi vào Happy-fund 5 tỷ chẳng hạn.

Nhưng đó là bạn nghĩ vậy thôi, chứ giờ rớt xuống đầu bạn giải độc đắc Vietlot là bạn hành xử khác liền…

Hồi đó, có xe ga thì bạn lên anh Hơi… Mà hồi trước ăn cơm văn phòng 35k/phần, giờ trưa phải ăn 100k, hồi đó mặc đồ Việt Tiến, thì giờ phải Gucci, Hermes, LV… Khi lên rồi thì rất khó mà xuống.

Bởi vì: Tiền đó đâu phải tiền của tôi, nó từ trên trời rơi xuống mà!

Từ cái này, nó sẽ kéo lê cái kia…nhu cầu thì luôn tăng, rất ít ai có đủ khả năng dừng lại. Nhưng tiền của bạn thì có hạn (vì bạn may mắn chứ không phải là nguồn thu nhập thường xuyên như doanh nhân).

Có đứa em đi làm tâm sự về tài chính với tôi, hồi sinh viên 5 triệu em xài thấy đủ, giờ mới ra trường đi làm mà 10 triệu em thấy lúc nào cũng thiếu.

Khi bạn đã bước vào 1 phân khúc mới, bạn sẽ xài tiền theo phân khúc đó vì bạn thấy người ta toàn có vậy, điều mà trước đây bạn sẽ không để ý nhiều, sự ganh tỵ sẽ trổi dậy và tiền thì sẽ xuống.

Khi bạn đi anh Máy thì nếu có 4 bánh là vui quá trời, rồi có Mazda thì muốn anh Mẹc, hoặc Audi thôi, có Mẹc thì thì mong muốn Rolls Royce.

Với việc mồi chài, tiền chùa đâu phải của tôi đâu khiến bạn có những quyết định tận hưởng 1 cách dễ dàng và rủi ro.

Nhiều bạn kiếm được tiền từ coin, từ Forex hay trúng 1 mã chứng khoán nào đó… Bạn sẽ có xu hướng rủi ro hơn, nếu mất mình cũng có sao đâu, vì mình cũng chẳng mất gì, nhiều lắm là hòa vốn…

Bạn có thể trúng lần nữa… nhưng qua nhiều năm bạn còn lại gì? Chẳng còn gì hết!

Tiền đến dễ dàng, sẽ luôn tạo cái bẫy cho tâm lý!

Làm gì cũng nên có kiến thức, người ta quản trị công ty lớn này nọ, thì ít ra bạn cũng biết quản trị tài chính cá nhân của mình.

Tiền kiếm ra từ hoạt động trí óc hoặc tay chân, tiết kiệm, đầu tư nó sẽ bền.

Tiền đến với mình nhanh quá, thần tài gõ cửa sớm quá.  Xin đừng vội mừng!

Nhớ rằng: Đi sau đồng tiền là Hiệu ứng tiền chùa, rất có thể nó sẽ kéo bạn xuống cuộc đời bi đát hơn!

danh-ngon-cach-lam-giau-nhanh-chong-12
Bezos: “Warren, chiến lược đầu tư của ông rất đơn giản. Tại sao người ta không bắt chước ông?” – Buffett: “Bởi vì chẳng ai muốn giàu chậm cả”.

BeZos (chủ Amazon) – “Cách đầu tư của ông rất đơn giản, và ông thành tỷ phú giàu thứ 2 thế giới, sao người ta không làm theo?”

Buffett: “Không ai muốn giàu chậm cả”.

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!