Mô hình lừa đảo Ponzi: Cách tiền TĂNG 400.000 lần

Góc khuất của các câu chuyện tài chính về việc sử dụng mô hình lừa đảo Ponzi ở trong bài viết này. Cách Ponzi từ 2,5 đô đạt ước mơ triệu phú! (Tương đương với nhân tài sản 400.000 lần!)

Đối với Ngọ CophieuX nguyên lý chính đó là: “Con người có thể nói dối, nhưng khoa học thì không!”. Bởi bản thân Ngọ thích nghiên cứu và có năng khiếu về những con số – và vì làm về tài chính nên đôi khi có cảm giác sợ về con người.

Bởi con người có thể bịa đặt, đặt điều để lừa đảo nhưng khoa học thì có thể ngược lại. Nhưng khoa học có thể chứng minh là sự “thất thường”. Và nguyên lý chính để người ta áp dụng để lừa đảo là:

Chúng ta có thể dễ nhìn thấy mặt lợi của một thỏa thuận rủi ro và che đậy mặt trái của nó. Và người ta chỉ cung cấp những mặt lợi!

1.Sự xuất hiện mô hình lừa đảo Ponzi là gì?

Mô hình lừa đảo đa cấp được gán cho cái tên Ponzi, được William Miller, một thủ thư ở Brooklyn khởi xướng vào năm 1899, và nhiều người đã bị mất sạch những đồng tiền vất vả kiếm được với cam kết lãi 10%/tuần! Nên ông có biệt danh là “520% Miller”.

Và khi vụ việc đưa ra ánh sáng, William Miller đã lừa đảo nhà đầu tư 1 triệu USD thời bấy giờ (30 triệu USD thời nay)

Nhưng nhiều thập kỷ sau, khi Charles Ponzi thực hiện một cứ lừa đảo ngoạn mục và chấn động nước Mỹ thời kỳ ấy khi khiến nhà đầu tư mất trắng 20 triệu USD, 6 ngân hàng phá sản và có thể nói ông đã “đánh cắp cuộc sống” của rất nhiều người kể cả công nhân, người về hưu, người nghèo.

Thì dạng lừa đảo này mới mang tên chính thức: mô hình lừa đảo Ponzi,  kinh doanh Ponzi, hoặc ngắn gọn là mô hình Ponzi.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

2.Charles Ponzi – thời kỳ trước cú lừa đảo thế kỷ

Charles Ponzi  (Sinh: 03/03/1882 – Mất:15/01/1949), sinh ra tại Ý và hoạt động lừa đảo ở Mỹ và Canada.

Có thể xem Charles Ponzi là một người tài năng nhưng một quá khứ ăn chơi, có tiền án tiền sự.

Tổ tiên Ponzi là thuộc tầng lớp khá giả, nhưng sau đó gặp khó khăn, túng thiếu và ít tiền. Nên ông “vào đời” sớm, và sau đó ông cũng vào Đại học Rome La Sapienza (một trường đại học danh giá và lâu đời ở Ý), nhưng tính cánh thích ăn chơi, la cà quán sá – ông hết tiền, bị phá sản và không thể tốt nghiệp.

Ông đến Hoa Kỳ 15/11/1903 với số tiền túi vẻn vẹn 2,5 USD.

Cau-noi-noi-bat-cua-Ponzi

“Tôi đặt chân lên đất nước này với 2.5 đô la tiền mặt và 1 triệu đô la hy vọng, và những niềm hy vọng đó chưa bao giờ rời bỏ tôi.” – Charles Ponzi. Tương đương với nhân tài sản 400.000 lần!

Ông làm lặt vặt để sống qua ngày, rồi làm rửa bát trong nhà hàng, sau đó “thăng tiến” lên làm bồi bàn. Rồi bị sa thải vì tội trộm cắp và gian dối khách hàng.

Năm 1907, ông sang Canada, với tính cách hiếu thắng và nói được 3 thứ tiếng Ý, Pháp, Anh nên trở thành trợ lý giao dịch viên ngân hàng trên phố Saint Jacques do Luigi “Louis” Zarossi thành lập chuyên phục vụ dòng người nhập cư Ý.

Sau đó ông ăn cắp tiền của khách hàng, khi giả mạo chữ ký, khi viết lên tấm séc 423,48 USD và ông bị 3 năm trong tù! Và trong thư gửi mẹ mình, ông nói mình đã tìm được công việc mới là “trợ lý đặc biệt” cho quản giáo nhà tù.

Sau đó, Charles Ponzi ra tù, làm bên hỗ trợ y tế, rồi buôn tạp hóa, bán quảng cáo, bán trái cây. Nhưng dường như hoặc bị mất việc hoặc bị thất bại.

3. Charles Ponzi: Từ kinh doanh đến lừa đảo!

Mùa hè 1919, Ponzi thành lập một văn phòng nhỏ tại 27 School Street, Boston, và cố gắng bán các ý tưởng kinh doanh cho những người quan tâm ở châu Âu.

Vào một ngày đẹp trời, một công ty ở Tây Ban Nha đã gửi cho Ponzi một lá thư đề nghị trao đổi về ý tưởng kinh doanh. Trong thư có 1 tấm phiếu IRC – có thể sử dụng như một con tem và đã được nhiều nước chấp nhận.

Ponzi phát hiện ra cơ hội làm giàu béo bở, khi giá tem mỗi nơi một khác: Mua IRC tại Ý với giá rẻ như bèo và bán giá cao ngất ngưỡng  tại Mỹ.

Ponzi nhẩm tính, sau khi trừ tất cả chi phí, khoản lợi nhuận thu được là hơn 400%. Đây là hình thức kinh doanh chênh lệch giá khi thu lợi bằng cách mua một tài sản ở thị trường giá thấp, cùng lúc bán ngay tài sản đó ở thị trường giá cao hơn, điều này hoàn toàn hợp pháp.

Khi nhìn thấy cơ hội, ông cố gắng vay tiền nhưng bị ngân hàng tư chối, do đó Ponzi mở công ty mang tên “Securities Exchange Company” ở Boston và tìm cách kêu gọi tài chính.

Ông kêu gọi bạn bè mình “đầu tư” và hứa trả họ lãi suất lên đến 50% vào 45 ngày trong khi lãi ngân hàng lúc bấy giờ chỉ là 5%/năm. Một vài người bạn liều, và bỏ tiền và đã được trả lãi như đã cam kết. “Tiếng lành đồn xa”, các khoản tiền đầu tư cứ thi nhau chạy về tài khoản.

Ông thuê hàng loạt nhân viên, với việc hứa trả lãi suất cao ngất ngưỡng như vậy, đến tháng 2/1920 ông đã có 5000 USD (Một số tiền khổng lồ khi đó), thì đến tháng 3/1920 chỉ sau 1 tháng ông đã có 30.000 USD.

Tiền bạc làm lóa mắt Ponzi!

Với chiêu này, ông đã thuê mướn nhân viên gom tiền của hàng loạt người khác. Những nhà đầu tư được trả lãi cao ngất ấy lại tái đầu tư số tiền lãi vào tiếp và huy động thêm bạn bè người thân tham gia.

  • Tháng 5, số tiền lên đến 420.000 USD
  • Tháng 6, số tiền tăng lên 2,5 triệu đô la. Tốc độ tăng là 1 triệu USD/tuần.
  • Tháng 7, số tiền tăng lên 8 triệu USD. Và đến cuối tháng 7, số tiền cứ tăng lên với tốc độ là 1 triệu USD/ngày!

Số tiền tăng nhanh hơn cả Thánh Gióng!

Cach-hoat-dong-mo-hinh-ponzi-1
Cách hoạt động của mô hình Ponzi

Ông huy động tiền từ mọi tầng lớp xã hội, tại thời hoàng kim đến 75% cảnh sát ở Boston tham gia; tài xế riêng, anh rể, chủ ngân hàng và kể cả cậu bé bán báo, dân nhập cư … đều tham gia!

Ponzi có cuộc sống như 1 ông hoàng, sống xa hoa, mua lâu đài, xe hạng sang… Nhưng, Ponzi lại chẳng thể nào kiếm đủ IRC để đầu tư và sinh lãi.

Tới tháng 8 cùng năm, người ta phát hiện Ponzi đang trả lãi cho nhà đầu tư cũ bằng tiền của nhà đầu tư mới. Hành động này được xem là “lấy của người này chia cho người kia”,

Và bây giờ đã có cái tên chính thức là “kiểu mô hình lừa đảo Ponzi”.

Và rồi kết cục đổ bể, năm 1920 – Ponzi bị truy tố và đối diện với 86 tội danh lừa đảo và 22 tội danh trộm cắp, ông vào tù và sau đó bị trục xuất về nước năm 1934.

Vụ việc lừa đảo này đã “đánh cắp cuộc sống” của rất nhiều người, và đẩy họ vào cuộc sống lầm than.

4.Siêu lừa thời hiện đại Madoff – kế hoạch lừa đảo Ponzi lớn nhất lịch sử

Bernie Madoff ( Sinh:1938-Mất:2021) từng là chủ tịch của sàn Nasdaq, một trong những sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất ở Mỹ, nơi niêm yết những công ty lớn nhất thế giới như Apple, Alphabet (Google), Mycrosoft, Facebook…

Khi sự lừa đảo bị phanh phui năm 2008, ông đối mặt với 11 tội danh, chịu mức án 150 năm tù với số tiền bồi thường là 150 tỷ USD – Tương đương với Toàn người dân Việt Nam làm ra không ăn, không uống, không chơi, không được đi khám bệnh… chỉ để dành tiền trong 1,5 năm (GDP Việt Nam 2008 là 99.13 tỷ USD).

Những ông trùm thì sẽ săn những đại gia, hoặc những người của giới tinh hoa như Elie Wiesel (giải Nobel Hòa Bình 1986) đã mất toàn bộ gia sản tiết kiệm cả đời vào tay Madoff; quỹ từ thiện của Steven Spielberg (đạo diễn Hollywood) cũng đầu tư gần 70% số tiền quỹ mà mất sạch; thậm chí lừa đảo cả công ty chứng khoán hoặc các ngân hàng như Liên hiệp Ngân hàng tư nhân Thụy Sỹ mất 1 tỷ USD, ngân hàng Emilio Botin mất 3 tỷ USD…

Với tổng cộng hơn 13.000 nạn nhân là tổ chức và cá nhận bị sập bẫy bởi vụ lừa đảo thế kỷ này.

Những con người thường dễ bị lừa bởi mức lãi 20%/ngày hoặc 20%/tháng. Ở Việt Nam bạn thấy đẩy rẫy những quảng cáo như vậy, lúc đầu Ngọ ngạc nhiên bởi lợi nhuận 1 con số vô lý đến vậy mà vẫn nhiều người dính vào, sau này Ngọ thấy rằng 2 nhóm người bị mắc bẫy là (1) Họ tham lam (2) Họ quá tự tin là mình kịp rút ra đúng lúc, giống trò chơi chuyền hòn than nóng như thuyết kẻ ngốc hơn.

Những người ít tham hơn sẽ bị lừa đảo với mức cam kết lợi nhuận 20%/năm!

Lưu ý: Bất cứ mức cam kết lãi nào hơn mức lãi ngân hàng nhà nước (5-7%/năm), đều chứa đựng rủi ro nhất định. Do đó, mức lãi dù chỉ 10%/năm – cũng phải chịu rủi ro!… (kể cả mua trái phiếu, ví dụ vụ Tân Hoàng Minh!)

Một con số mức lãi cao hơn, phải đối diện với sự biến động & không chắc chắn! Có nghĩa là bạn sẽ có năm lỗ, năm lãi, năm ít, năm nhiều chứ không thể cam kết, và ổn định!

Và thú vị thay: Mức lãi của Bernie Madoff là 10%/năm ổn định, thậm chí năm mà thị trường sụp đổ giảm 38%, thì Madoff cũng báo cáo lợi nhuận 5,6%!

Các kế hoạch Ponzi trả lợi nhuận càng cao thì càng nhanh chóng sụp đổ. Lợi nhuận hàng năm của Madoff là “ổn định bất thường“, khoảng 10%, và là yếu tố chính dẫn đến việc gian lận tiếp diễn trong thời gian khá dài, và với số tiền lừa đảo kỷ lục!

Hồi cấp 3, Ngọ học chuyên Toán – nên Ngọ cảm thấy thú vị khi Harry M. Markopolos đã chứng minh được bằng toán học rằng Madoff là một kẻ gian lận trước khi vụ việc bị siêu lừa vỡ lỡ đến tận 10 năm. Năm 1999 ông đã báo điều này với SEC (Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ), rồi 2000, 2001, 2005 ông lại tái báo cáo và bổ sung thêm điều này, nhưng không được xem xét.

Mời bạn đọc cuốn sách: Để không phạm sai lầm – tác giả: Jordan Ellenberg; bạn không chỉ thấy chuyện của Markopolos sử dụng toán học để nói Madoff gian trá, mà còn nhiều thú vị khác mà ứng dụng Toán học nhìn thấy sự “gian dối” của nó. (Ngọ đã đọc rồi)

Bản chất của mô hình Ponzi là lấy tiền của người vào sau trả lãi cho người đến trước – Cướp của Peter để trả Paul (To rob Peter to pay Paul)

5. Dấu hiệu “cờ đỏ” của Mô hình lừa đảo Ponzi theo chuẩn Hoa Kỳ

Đối với người làm tài chính như Ngọ, thì cần những kiến giải và đọc sách có nguồn hơn, bạn có thể search google, về Mô hình lừa đảo Ponzi thì đầy ra. Tất nhiên, ta đều biết mẫu số chung của việc Mô hình Ponzi là hứa hẹn lợi nhuận cao. Nhưng bản thân, Ngọ muốn cái gì chỉnh chu hơn.

Do đó, Ngọ xin lấy từ:  Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), kế hoạch Ponzi thường có đặc điểm nhận dạng, dấu hiệu nguy hiểm sau:

7-dau-hieu-nhan-biet-lua-dao-min

  1. Lợi nhuận đầu tư cao với ít hoặc không có rủi ro.

Mọi khoản đầu tư đều có mức độ rủi ro khác nhau, và các khoản đầu tư hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao hơn thường có nhiều rủi ro hơn.

Rủi ro thấp nhất là trái phiếu chính phủ, ở Việt Nam để thuận lợi cho người dân, thì tạm xem là lãi suất Ngân hàng Nhà nước, sẽ tầm 5-6%/năm (tùy thời điểm bạn đọc). Do đó, bất cứ mức lãi cao hơn con số này thì đều có rủi ro cả. Và kỳ vọng lãi càng cao càng rủi ro, và nếu bạn thấy cam kết lãi theo tháng kiểu 2%-5%-10%/tháng; thì cũng nên chuẩn bị tinh thần có thể mất hết.

Bất kỳ cơ hội đầu tư “được đảm bảo” nào cũng nên được coi là đáng ngờ! Ở Việt Nam nhiều chỗ rất rõ ràng dấu hiệu mô hình đa cấp này, nhưng nhiều người vẫn dính! Than ôi!

  1. Lợi nhuận quá ổn định.

Giá trị đầu tư có xu hướng tăng và giảm theo thời gian, đặc biệt là những giá trị mang lại lợi nhuận tiềm năng cao. Một khoản đầu tư tiếp tục tạo ra lợi nhuận dương thường xuyên bất kể điều kiện thị trường tổng thể được coi là đáng ngờ.

Bernie Madoff chỉ “lừa đảo” người ta 10%/năm, gần như với sự ổn định trong thị trường tài chính mà cuỗn đi cả hàng chục tỷ USD!

Như câu chuyện ở trên, Harry M. Markopolos đã chứng minh bằng cách thể hiện sự “phi lý” của kết quả trên ở thị trường tài chính.

  1. Các khoản đầu tư chưa đăng ký.

Các kế hoạch Ponzi thường liên quan đến các khoản đầu tư chưa được đăng ký với các cơ quan quản lý tài chính. Đăng ký rất quan trọng vì nó cung cấp cho các nhà đầu tư biết về các thông tin quan trọng về quản lý, sản phẩm, dịch vụ và tài chính của công ty.

  1. Người bán không được cấp phép.

Tại Hoa Kỳ, luật chứng khoán liên bang và tiểu bang yêu cầu các chuyên gia đầu tư và các công ty của họ phải được cấp phép hoặc đăng ký.

Hầu hết các kế hoạch Ponzi liên quan đến các cá nhân không có giấy phép hoặc các công ty chưa đăng ký.

Ở Việt Nam, rất nhiều tổ chức, hoặc sàn tự lập nên giống như sự tự phát gây ra mất mát lớn cho người người tham gia

  1. Chiến lược bí mật hoặc phức tạp.

Các khoản đầu tư không thể hiểu được hoặc không tìm thấy thông tin đầy đủ được coi là đáng ngờ.

  1. Các vấn đề về thủ tục giấy tờ.

Lỗi sao kê tài khoản có thể là một dấu hiệu cho thấy tiền không được đầu tư như đã hứa.

  1. Khó khăn khi nhận thanh toán.

Các nhà đầu tư nên nghi ngờ về những trường hợp họ không nhận được thanh toán hoặc gặp khó khăn khi rút tiền mặt.  Hoặc những người quảng bá kiểu “mô hình lừa đảo Ponzi” đôi khi cố gắng ngăn cản những người tham gia rút tiền mặt bằng cách cung cấp lợi nhuận thậm chí cao hơn cho việc duy trì giao dịch.

Khi Ngọ viết bài này, có người bị dính vụ trên và liên hệ hỏi Ngọ, là đầu tư 29.000 USD – lãi 48.000 USD – khi rút tiền về thì tài khoản đóng băng, và phải nộp thêm tiền ký quỹ 10% là 4.800 USD.

29.000 USD (650 triệu đồng) – đối với nhiều người là tích góp cả đời!

Ngọ là người sống bằng nghề tài chính,nên Ngọ có vài ý sau:

  1. Không có cái gì là miễn phí, miếng pho mát miễn phí chỉ có trên bẫy chuột. Đặc biệt, đối với người mới hoặc người xa lạ thì càng khó có miễn phí.
  2. “Rủi ro càng cao, lợi nhuận càng cao”: “Có làm thì mới có ăn, không làm chỉ có ăn đ** b***, ăn c** (Lời Huấn Hoa Hồng)”; cái gì hứa hẹn càng cao thì nên chuẩn bị cho tinh thần chấp nhận thiệt hại lớn xảy ra.
  3. Trong đầu tư, nguyên tắc số 1 không được để mất tiền, nguyên tắc số 2: Không quên nguyên tắc 1. Nhà đầu tư giỏi, là người đầu tiên phải tập trung vào rà soát rủi ro trước, rồi mới đến lợi nhuận sau. Còn những người bị lừa đảo thì họ chỉ chăm chăm vào lợi nhuận trước mắt, và kết cục là họ trả giá!

Đối với đầu tư cá nhân bình thường, cần chú ý: “rủi ro và lợi nhuận luôn song hành”, và “lãi quá cao, hoặc quá ổn định ở mức cao (>lãi ngân hàng), thì cần xem xét kỹ, có thể nó là thế giới của kiểu mô hình lừa đảo Ponzi.

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

2 thoughts on “Mô hình lừa đảo Ponzi: Cách tiền TĂNG 400.000 lần

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!