Bản thân Ngọ là người sống tối giản 5 năm, do đó Ngọ thấy được lợi ích của việc sống tối giản. Là một người thích du lịch và phượt nên cuộc sống Ngọ chỉ trong đúng 1 cái ba lô.
Vật dụng cá nhân đối với một người thì 1 cái ba lô là đủ. Khi ở cố định 1 nơi bạn sẽ thêm dụng cụ ăn uống, nhà bếp, ngủ nghỉ, máy giặt, điều hòa… và không cần đến tivi, hoặc không cần sofa, không cần giường hoặc cần giường tích hợp, không xài thì có thể thu gọn lại.
Sống tối giản, chúng ta khởi đầu là tối giản vật dụng nhưng xa hơn ta sẽ tối giản trong tâm trí. Ở Việt Nam, sống tối giản chắc tỷ lệ chỉ dưới 1%, nên ở thái cực đối lập 99% sẽ nhiều tiếng nói phản biện và phản đối. Ngọ chỉ muốn chia sẻ những gì Ngọ thấy về lợi ích của việc sống tối giản.
1.Hàm Toán học lợi ích của việc sống tối giản
Bây giờ chúng ta sẽ nói về Thuyết Trung Dung, tức là cái quá nhiều cũng không tốt, quá ít cũng sẽ không tốt, biết đủ là tốt!. Có thể bạn cũng thấy “biết đủ là tốt”.
Tuy nhiên, chúng ta thường thấy mình “quá ít đồ đạc”, nên muốn sở hữu thêm.
Ta sẽ dùng Toán học, để xem xét chung về thuyết trung dung và ngưỡng tối ưu!
Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!
Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!
Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết
Nếu mọi thứ có giới hạn, và tháp hình chuông màu đỏ là đối xứng nhau, và vì bạn sở hữu vật dụng theo lý thuyết sẽ là 0 đến vô cùng nhưng điều kiện con người là có giới hạn, nên hàm giá trị thỏa mãn cuộc sống f(x) sẽ xu hướng lệch trái nhiều hơn (đường màu xanh dương)
Câu hỏi sở hữu bao nhiều đồ đạc là đủ, để ta có một cuộc sống chất lượng nhất, hay f(x) tối ưu? Và lợi ích của việc sống tối giản có phải là tối ưu chưa?
Mỗi vật dụng đều cần chi phí để sở hữu, không gian để lưu trữ, thời gian để bảo dưỡng, chi phí cơ hội… nên mang giá trị ÂM. Và mỗi vật dụng đều có công năng hữu ích… mang giá trị DƯƠNG. Ta cần đánh giá góc nhìn tổng thể và nhiều chiều.
Câu hỏi ta đặt ra là: Bao nhiêu đồ dùng để ta có chất lượng cuộc sống tối ưu?.
Quy về môn toán sẽ là: Tìm x, để hàm f(x) đạt giá trị lớn nhất? Tức là trung hòa giữa phần lợi và hại đạt giá trị lớn nhất.
2. Tính toán cảm tính về lợi ích của việc sống tối giản.
Tâm lý người Việt, cái gì cũng có mặt tốt và mặt xấu, và điều kiện con người là có giới hạn. Nên sở hữu căn nhà 40m2, 60m2, 80m2, 100m2 … cũng sẽ những giá trị hữu dụng và tối ưu đối với từng người hoặc từng gia đình.
Căn hộ 40 m2, giả định 1,5 tỷ – căn hộ 100m2 là 3,5 tỷ. Giả sử 2 gia đình đều có hoàn cảnh giống nhau, mức tài chính giống nhau. Bạn có thể chọn căn hộ 1,5 tỷ và thừa 2 tỷ để làm việc khác hoặc phòng thân; hay mua luôn căn hộ 3,5 tỷ là quyết định mỗi người!
Mục đích của con người là tăng giá trị hạnh phúc cuộc sống, thì chính chúng ta quyết định sở hữu cái nào, dựa vào điều kiện cá nhân của mỗi người, sao cho tối ưu về tổng thể. Vì không phải ai cũng giàu có, nhiều người công nhân sau 8-10 giờ làm việc cật lực ở nhà máy thì về sống trong khu trọ nhỏ bé. Do vậy, người thu nhập thấp, sẽ nhận được lợi ích của việc sống tối giản lớn nhất.
Không ai giải bài toán cho riêng bạn, nhưng cùng một điều kiện có người sẽ có chất lượng cuộc sống tối ưu hơn; thậm chí trong điều kiện hạn chế thì nếu chúng ta “giỏi giải bài toán hạnh phúc”, chúng ta cũng sẽ hơn hẳn người có điều kiện hơn ta.
Chúng ta từng thấy chiến lược lấy ít địch nhiều và cho kết kết quả tốt đẹp; thì ta hoàn toàn có thể tối ưu hóa để có cuộc sống tốt hơn.
Vì biểu đổ hàm f(x) xu hướng lệch trái là Ngọ dựa vào góc nhìn, niềm tin của Ngọ và thuyết trung dung. Bởi cuộc sống không phải là Toán học chính xác!
Hiện tại, Ngọ chọn sống tối giản dù giờ có nhiều sự lựa chọn hơn, nhưng có thể do quen, hoặc Ngọ chưa thấy được lối sống nào hơn lợi ích của việc sống tối giản cả!
Bạn ở khách sạn 5 sao và 1 sao có khác nhau nhiều không? Thực tế, không quá khác nhau về công năng sử dụng như sự chênh lệch của 2 dạng phòng trên. Nó chỉ khác nhau về kỳ vọng và sự chấp nhận!
Bởi cuộc sống, và tâm lý không diễn biến theo Toán học, mà con người thường tính toán cảm tính. Giáo sư Richard H.Thaler (Đạt giải Nobel kinh tế 2017), từng thực hành một khảo sát:
Bạn ở trên bờ biển nóng nực, bạn cần chai bia ướp lạnh ưu thích. Đứa bạn gọi điện, và nói mua bia chỗ gần nhất để mang đến cho bạn? Giả định các hoạt động là y chang, chỉ khác nhau là chỗ mua. Bạn sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền khi mua tại (1) khu resort hạng sang (2) Một cửa hàng tạp hóa nhỏ? Câu trả lời trung bình điều chỉnh 2 nơi mua là 7.25 USD và 4.10 USD (giá ở Mỹ nhé!)
Hợp lý & vô lý: Có đến 2 mức giá khác nhau, cho cùng 1 chai bia, và cùng 1 nơi uống là bãi biển!
Những bài toán cuộc sống bao giờ cũng thú vị!
Bởi đích đến hướng tới đối với Ngọ là niềm vui, sự bình an. Vậy tại sao, cùng 1 đích đến ta lại trả 1 mức giá quá cao, trong khi ta có thể trả mức giá thấp hơn! (Một góc nhìn đúng kiểu nghề đầu tư)!
3. 3 lợi ích chính của việc sống tối giản
Nếu bạn muốn kể 30+ lợi ích của việc sống tối giản, thì bạn có thể đọc sách: “Lối sống tối giản của người Nhật”.
Ta kể cho nhiều để thuyết phục người đọc, nhưng thực tế theo logic thì, ta có thể dựa vào các nghiên cứu toán học về cuộc sống như Nguyên lý Pareto (Nguyên lý 80/20), tức là dù có 100 lợi ích thì cũng chỉ có 20 lợi ích của sống tối giản giúp bạn tăng lên 80% chất lượng sống!
Nếu tính level Pareto bậc 3, ta sẽ ra nguyên tắc 50/1 (tức là 80%X80%X80% / 20% X 20% X20%).Tức là sẽ có 1 lợi ích quan trọng nhất, chiếm đến 50% chất lượng cuộc sống của chúng ta. Do đó Ngọ, sẽ chỉ viết đúng 3 lợi ích chính mà Ngọ đã nhận được từ lối sống tối giản!
Thời gian, không gian, tiền – Đó là 3 thứ trực quan và dễ định lượng nhất mà chúng ta đều hướng đến đó sao!
4. Sống tối giản cho ta nhiều thời gian hơn
Nhiều anh chị em hay than thiếu thời gian, gò bó, đầu tắc mặt tối. Vậy chúng ta sống vì điều gì? Bởi con kiến cũng bận rộn!
Thế giới ngày càng sung túc hơn, nhưng số đông mức độ bận rộn vẫn không giảm. Nhìn vào mức độ bận rộn có khi chúng ta cứ ngỡ xã hội đang đi lùi!
Bữa cơm hàng ngày của người bình thường – chất lượng hơn quan lớn cách đây 100-200 năm. Ngọ từng đọc sách người Pháp nói về thời Huế, là dịp tết thì Quan lớn mới được cấp dưới biếu con heo, còn quan nhỏ hơn thì được con gà, cặp vịt.
Hãy phấn chấn lên! Chúng ta đã sung túc hơn và sống lâu hơn quan triều Nguyễn, và có lẽ cả các quan thời đại phong kiến Việt Nam! So với dòng chảy thời gian thì 100-200 năm, cũng chỉ là % nhỏ xíu của lịch sử thời gian.
Thống kê năm 2021, tuổi thọ trung bình người Việt là 73.7 tuổi! Và tuổi thọ khỏe mạnh là 64 tuổi!
Nhưng nếu tính tuổi thọ “chất lượng sống”, có khi còn thấp hơn! Nếu ta thấy ta lúc nào cũng tất bật, stress, từ kiếm tiền, làm việc nhà, giao du với người không thích, làm điều không muốn, chuyện yêu đương, gia đình… hỏi ta đang sống hay tồn tại?
Chúng ta 1 ngày đều có 24 giờ! Nếu ta bớt những việc ấy 2-3 tiếng/ngày, thì ta sẽ có 2-3 tiếng tự do!
Khi Ngọ đọc 4 tác phẩm của Nassim Nicholas Taleb (quyển sách nổi tiếng nhất của ông là: Thiên Nga đen), thì ông cũng đề cập và cho Ngọ hiểu hơn về cụm từ “Nô lệ kiểu mới”!
Xã hội chẳng ai gọi ta là Nô lệ, nhưng vì sự sinh tồn, ta phải làm điều ta ghét, thấy khó chịu thì ở góc độ nào đó là xem là Nô lệ!
Ai cũng có thể từng là Nô lệ nhưng chỉ có số ít là thoát hoặc giảm đến mức thấp nhất, thân phận Nô lệ của mình.
Sống tối giản sẽ giúp ta giảm bớt làm điều không cần thiết, sẽ cho ta thêm 2-3 giờ/ngày để tự do.
Bởi ít vật dụng, tức là ít lâu chùi, ít công sức bực mình với nó, và từ ít đồ vật… sẽ đến tối giản tư tưởng ta sẽ ít những nhu cầu không cần thiết! Tối giản tin tức, tối giản internet!
Khi mà mọi thứ quanh tôi được tối giản đến hết mức, thì sự chú ý của tôi với các thông tin bên ngoài cũng được giảm xuống tối đa. Tôi cũng không còn quan tâm đến những tin tức vô bổ, những câu chuyện tầm phào, hay cả những câu chuyện cười mà tôi đã từng rất hứng thú. Tôi không tìm hiểu về những gì người khác tạo ra, những việc người khác đề xướng… Tôi bắt đầu tin vào tiếng nói bên trong con người mình hơn là những lời lẽ của người khác. Và tôi có cảm giác mình đã “trở về với chính mình” – Trích sách: Lối sống tối giản của người Nhật
Chào bạn, bạn đang đọc blog của 1 người thuộc top 5% có nhiều thời gian nhất thế giới! Chắc chắn điều đó rồi! Vì Ngọ có khát khao tự do, mà không muốn bản thân trở thành 1 nô lệ kiểu mới!
Vì có nhiều thời gian, Ngọ đã dành 1 năm đi khắp Việt Nam, và rồi cũng thích dành thời gian cho chính mình, như leo núi, đọc sách, cà phê với người mình thích.
Sống tối giản, bạn sẽ có rất nhiều thời gian hơn trước đây kha khá! Bạn thực hành tối giản sẽ thấy điều ấy!
5. Sống tối giản cho ta nhiều không gian hơn
Đây được xem là nghệ thuật của sự sàng lọc và sắp xếp. Một cái nhà 60 m2, bạn ít đồ đạc bạn có đến 50 m2 là trống! Chứ nhiều cái nhà 100m2, mà vẫn có cảm giác tù túng, vì nhiều đồ đạc vướng mắc, tạo sự khó chịu.
Ai từng học quản trị kinh doanh hoặc làm ở nhà máy đều có thấy quy trình 5S: Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng! 5S có thể ứng dụng tốt trong cuộc sống chúng ta.
Bởi đồ đạc nhiều, không chỉ khiến bạn tốn thời gian, mà chiếm không gian khiến bạn rồi trí! Bản thân Ngọ không thích những gì chiếm không gian lớn, một bộ bàn ghế sofa, cái giường, bộ bàn ghế. Thực tế, chúng ta không nên có tivi, không có tivi giúp IQ con cái ta tăng lên, và ta cũng sẽ sống thực hơn!
Bây giờ chúng ta có thể xem quán cà phê là phòng khách. Chúng ta sống trong 1 thế giới mở, ta có thể ra ngoài nhiều hơn, hoặc nếu hướng nội ta có thể đọc sách hoặc yoga trong nhà.
Sống trong 1 cuộc sống thoáng đãng! Thật sự thích! Chúng ta không chỉ có ngôi nhà, căn phòng rộng hơn mà còn một cuộc sống kết nối với thế giới rộng lớn!
Chúng ta thích sự rộng rãi! Thì ta có mệnh đề không gian:
Không gian rộng rãi = Không gian căn nhà – Không gian đồ vật chiếm chỗ – Không gian xung quanh đồ vật
Bởi một cái bàn 1,5m2 thì cần cộng thêm không gian bên cạnh để “tránh đi đụng nó”…, nên ảnh hưởng không gian chung.
Và ở đây, không chỉ là không gian vật dụng mà còn là không gian tâm trí. Con người rất dễ “suy nghĩ lan man”, khiến cuộc sống giảm hạnh phúc. Ít vấn đề = ít lan man!
6. Lợi ích của việc sống tối giản: Có nhiều TIỀN hơn
Ngọ thích Toán học, nên chúng ta cần phải so sánh giữa ưu và nhược, tổng hòa về nó sao cho giá trị là lớn nhất.
Giả định chúng ta cần 50m2 không gian trống, nếu nhiều đồ vật ta sẽ cần mua căn nhà 100m2, trong khi sống tối giản chỉ cần 60m2. Chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua nhà, chưa kể mua vật dụng không thiết yếu!, ví dụ: Tivi là vật dụng không thiết yếu được gắn mác thiết yếu! Bây giờ mỗi m2 đều đáng giá tiền! Thậm chí nhiều loại tủ để đựng những thứ ta không cần!
Chắc chắn sống tối giản sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn rất nhiều!
Tuy nhiên, thực tế sống tối giản còn giúp ta kiếm được nhiều tiền hơn, với thời gian ít hơn! Sống tối giản là tập trung vào những điều cần, chứ không phải là thứ mang giá trị không thiết yếu. Sẽ giúp ta dần dần hiểu đúng và trúng trọng tâm vấn đề, và những cốt lõi của cuộc sống.
Sống tối giản, có nhiều thời gian và không gian, nên ta sẽ theo đuổi những thứ mình thích. Học điều mình thấy giá trị! Khi đó, chắc chắn chúng ta sẽ có cả thứ mình thích và cả tiền.
Bản thân Ngọ, thích làm điều mình thích và có cả tiền là phần thưởng đi kèm! Bởi làm điều mình thích thì hiệu suất sẽ tăng gấp đôi, hoặc gấp 3!
Nói đến kiếm tiền, là hoạt động theo lãi kép, tức là bạn có nhiều kinh nghiệm thì lương, hoặc thu nhập bạn sẽ cao hơn. Kinh nghiệm không được tính theo cách thông thường, 1 năm hoặc 10 năm, vì có nhiều người làm 10 năm, mà chỉ là kinh nghiệm 1 năm lặp lại 10 lần!
Kinh nghiệm cần thời gian để tái tạo và học hỏi, có thời gian học hỏi thì kinh nghiệm mới lên.
Và điều đó, giúp bạn tự do tài chính sớm hơn được ít nhất ½ thời gian.
Số tiền tự do tài chính cần gấp 25 hoặc 33 lần so với chi tiêu trung bình hàng năm. Chi tiêu ít hơn, số tiền cần ít hơn, thời gian sống tự do nhiều hơn.
7. Những khó khăn của việc sống tối giản
Sống tối giản không hợp với mọi người, vì hầu hết nó phụ thuộc vào góc nhìn và tâm lý. Nhưng nếu bạn thích, hãy bắt đầu từ giảm thiểu từng chút một, hoặc giấu đồ vật đi!
Ngọ làm nghề tài chính, và Ngọ hiểu rằng 2 vấn đề không nên nghe theo đám đông, mà thường Ngọ thích thiểu số hơn: (1) Tiền (2) Hạnh phúc. Bởi đa phần đều không nhiều tiền, và không hạnh phúc về cuộc sống!.
Chúng ta thường nghĩ nhiều hơn là tốt hơn, nhưng thực tế chỉ cần đủ mới tốt, vì cái gì cũng có ưu và nhược. Quá mức sẽ sinh ra nhược! Chúng ta thường nghĩ là “không đủ”, dù vốn dĩ là thừa, vì ta bị ảnh hưởng bởi thời đại marketing, quảng cáo với những slogan: “Có X sẽ giúp bạn tốt hơn.”
Do đó, sẽ không hợp với tất cả mọi người. Nếu bạn thấy cuộc sống mình ổn, và hạnh phúc – Ngọ xin chúc mừng bạn! Còn nếu bạn thực sự thấy cuộc sống “ngột ngạt”, hãy thử nghiệm sống tối giản một cách từ từ – biết đâu nó sẽ thay đổi bạn mãi mãi.
Cuộc hành trình vạn dặm, cũng chỉ bắt đầu bằng 1 bước chân!
Sống trên đời này, sinh ta ra – để làm người tự do!
Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY
Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.
Dạo này Thầy đăng bài nhiều đọc phê. ^^
Đọc xong thấy mình giống nô lê kiểu mới quá.. e là người ghét các con số nên khi đọc khám phá ra nhiều góc nhìn của một người thích toán học thấy cuộc sống thú vị và dễ thở hơn rất nhiều. Chúc Thầy sức khỏe dồi dào để những người như e đc đứng trên vai Thầy ạ.
Cảm ơn em nhiều, chúc em luôn thành công và có 1 cuộc sống như ý! ^^