Khi nói đến ý nghĩa các màu sắc trong chứng khoán, dân đầu tư có câu nói vui: “Yêu màu tím, thích màu xanh lá, ghét màu đỏ , đập mạnh khi thấy màu xanh lơ“. Bởi các màu sắc trong chứng khoán có những quy định riêng trên bảng giá để thể hiện những ý nghĩa cụ thể.
Nhưng qua đó cũng truyền tải những thông điệp dễ nhận dạng, giúp nhà đầu tư ra quyết định, hiệu quả hơn nhất là đối với trường phái day-trader (giao dịch theo ngày). Qua bài viết này, bạn không chỉ biết được các màu sắc trong chứng khoán ở góc độ bảng giao dịch điện tử, mà còn là sắc màu chứng khoán dưới góc độ tâm lý và câu chuyện của người “ăn dầm, nằm dề” ở thị trường tài chính này.
Ý nghĩa các màu sắc: Tím, xanh, vàng, đỏ, xanh lơ
Trong khi cổ phiếu đang giao dịch, ta thấy các mã cổ phiếu sẽ có các màu sắc TÍM, XANH LÁ, VÀNG, ĐỎ và XANH LƠ trong bảng giá chứng khoán.
Như ví dụ hình trên:
- Khi mã cổ phiếu có màu TÍM (Ví dụ mã: MWG – Thế giới di động, DPR): Tức là cổ phiếu đang tăng HẾT biên độ cho phép trong ngày hôm đó – và mức tăng là cực đại. Khi cổ phiếu có màu tím thì sẽ gọi là TĂNG TRẦN.
- Khi mã cổ phiếu có màu XANH LÁ (Ví dụ mã: VCB – Vietcombank, VNM – Vinamilk): Tức là cổ phiếu đang tăng giá trong ngày hôm đó, nhưng không phải tăng cực đại, và tăng chưa hết biên độ. Khi cổ phiếu có màu xanh thì thường gọi là TĂNG.
- Khi mã cổ phiếu có màu VÀNG (Ví dụ mã: ACC, ABS): Tức là cổ phiếu ĐỨNG YÊN trong ngày hôm đó, không tăng và không giảm, và đây cũng là mức giá tham chiếu. Chú ý: Mức giá tham chiếu tức là giá tham khảo thường là giá cuối phiên hôm trước (đối với sàn HOSE, HNX), hoặc bình quân có trọng số đối với sàn UPCOM.
- Khi mã cổ phiếu có màu XANH LƠ (Ví dụ mã: NVT – SGO): Tức là cổ phiếu đang giảm HẾT biên độ cho phép trong ngày hôm đó – và mức GIẢM là cực đại. Khi cổ phiếu có màu xanh lơ thì sẽ gọi là GIẢM SÀN.
- Khi mã cổ phiếu có màu ĐỎ (Ví dụ mã: DSN, FLC): Tức là cổ phiếu đang giảm trong ngày hôm đó, nhưng chưa giảm HẾT BIÊN ĐỘ cho phép ngày hôm đó, đây không phải mức giảm lớn nhất trong ngày. Khi giá cổ phiếu có màu đỏ thì gọi là GIẢM
Do đó, nói về cường độ về mức TĂNG giá đến GIẢM giá ta có phương trình sau:
TÍM > XANH LÁ > VÀNG > ĐỎ > XANH LƠ
Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!
Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!
Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết
Lưu ý mức tăng giảm cực đại của các sàn như HOSE, HNX, UPCOM là khác nhau:
- Đối với sàn HOSE mức tăng giảm tối đa là +-7%
- Đối với sàn HNX mức tăng giảm tối đa là +-10%
- Đối với sàn UPCOM mức tăng giảm tối đa là +-15%
Tuy nhiên ý nghĩa các màu sắc trong chứng khoán không chỉ là đối với mã cổ phiếu riêng lẻ mà còn với các chỉ số chứng khoán Vnindex (sàn HOSE), như hình trên thì Vnindex (VNI) có màu xanh, tức là trung bình chung các mã là tăng! – Ví dụ ảnh trên, thị trường chứng khoán rất tích cực trong ngày tăng 24,29 điểm, tương đương với tăng 1,6%! Vnindex khi giảm điểm thì sẽ có màu ĐỎ.
Điều này cũng đúng với các chỉ số chung HNX-index (sàn HNX) và Upcom-index (sàn Upcom)
Thường thì sàn chung nó sẽ chỉ có 2 màu XANH hoặc ĐỎ! (Hiếm khi có màu vàng, họa chăng thì 10 năm mới có 1 lần), vì nó là đại diện trung bình cho các mã toàn thị trường!
Bạn tham khảo: Cách đọc bảng giá chứng khoán đúng chuẩn
Ý nghĩa các màu sắc trong chứng khoán: Xanh vỏ đỏ lòng trong chứng khoán là gì?
Xanh vỏ đỏ lòng là trái dưa hấu!!! Trong chứng khoán, đôi khi diễn ra hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng”, đây cũng thể hiện ý nghĩa nhất định của nó.
Vậy ý nghĩa các màu sắc trong chứng khoán “xanh vỏ đỏ lòng” là gì, mà báo chí và người làm tài chính lại quan tâm. Ta xem ví dụ sau:
Ta thấy hình trên trong khung màu ĐỎ, VNI (Chỉ số Vnindex) tăng 24.29 điểm, nên có màu xanh.
Và số mã tăng là 330 mã (tính cả 12 mã tăng trần). Số mã giảm là 125 mã (tính cả 4 mã giảm sàn).
Do đó, ta sẽ thấy trường hợp:
- Chỉ số chung Vnindex: XANH. Chỉ số chung được xem là VỎ
- Số lượng mã XANH (330) > Số lượng mã ĐỎ (125). Số lượng mã cấu thành chỉ số chung xem là LÒNG
Trường hợp này là: XANH VỎ XANH LÒNG.
Nếu diễn ra trường hợp sau:
- Chỉ số chung Vnindex TĂNG: XANH VỎ. Số mã GIẢM > Số mã TĂNG: gọi là ĐỎ LÒNG.
- Khi đó sẽ có hiện tượng ta gọi là: Xanh vỏ đỏ lòng.
Thường thì ta sẽ thấy hiện tượng Xanh vỏ xanh lòng, đỏ vỏ đỏ lòng. Nhưng đôi khi ta vẫn thấy Xanh vỏ đỏ lòng, hoặc đỏ vỏ xanh lòng.
Kỳ ghê nhỉ! Tại sao lại có hiện tượng xanh vỏ đỏ lòng?
Vì thị trường chứng khoán là có tính theo trọng số. Đối với Vnindex, thường thì 30 mã cổ phiếu lớn nhất chiếm tỷ trọng 70%, phần đông (hơn 300 mã) còn lại chỉ chiếm 30% trong chỉ số chung.
Đây giống kiểu ví dụ: Trong công ty 3 ông, thì 1 ông thu nhập 70 triệu, 2 ông thu nhập là 10 triệu. Nên tính trung bình mỗi ông là 30 triệu.
Thị trường chứng khoán cũng có hiện tượng như vậy. Khi phần đông các cổ phiếu giảm (đỏ lòng), nhưng những mã cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn thì tăng, do đó ảnh hưởng lên toàn thị trường sẽ tăng (xanh vỏ).
Giống như : Vì Covid và tình hình online gia tăng; ông thu nhập 70 triệu tăng lương thêm 40 triệu, thành 110 triệu. Và 2 ông lương 10 triệu, do cắt giảm đơn hàng nên lương còn 5 triệu. Ta thấy trường hợp này chỉ 1 ông tăng lương, 2 ông giảm lương, nhưng trung bình thì mỗi người được tăng 10 triệu/người.
Trường hợp này, nhìn bề ngoài thì tăng nhưng ở trong “chăn mới biết chăn có rận”, vì đa phần là giá GIẢM và nhà đầu tư thua lỗ!
Khi giá giảm thì sẽ kích hoạt tâm trạng u ám và “xanh vỏ đỏ lòng” thường hiếm nên thường được nhà đầu tư chú ý.
Do cổ phiếu trong ngắn hạn, vì số mã giảm có sức ảnh hưởng lan tỏa, nên hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” được xem là tiêu cực.
Các sắc màu trong chứng khoán – Những gam màu sáng tối
Ngọ ở trong thị trường chứng khoán tầm chục năm; nên cảm xúc gần như chai sạn nhiều, nhưng những nhà đầu tư mới (gọi là F0) liên tục xuất hiện. Khi thắng khi khoe, tự tin thái quá; rồi sau đó thua lỗ rồi méo mó “ước gì cho thời gian” để cầu mong gỡ vốn.
Thực tế, chứng khoán rất đơn giản, chỉ là Toán lớp 4 và 5 phút/ngày là thừa. Bạn có thể vừa đi du lịch, vừa đầu tư…
Tuy nhiên phải nói rằng, trong thâm tâm rất nhiều người muốn giàu nhanh chóng nên phải trả giá đắt.
Chúng ta thử tưởng tượng chúng ta đang chơi cờ! Cùng là mã ABC với mức giá 100k, sẽ có người bán cổ phiếu ABC và cũng có người mua cổ phiếu ABC. Giống như mua bán bất động sản vậy đó, chỉ là chứng khoán được niêm yết nên giấu mặt. Người bán và người mua giống như 2 người chơi cờ.
TTCK sẽ có hàng triệu nhà đầu tư đang “chơi cờ” với nhau, tất nhiên ta không biết là ta đang chơi với ai. Chứng khoán là ngành xác suất cao, chứ không như đánh cờ vua: Lê Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn sẽ thắng bạn ngay, gần như là 99-100%; còn chứng khoán thì trong 1-2-3 ván, hoặc 1-2 năm bạn có thể đánh bại Warren Buffett thì nó chỉ xác suất tầm 60/40. Nhưng lâu dài thì những người mới F0 sẽ mất sạch tiền cho Buffett.
Chứng khoán khi bạn thoát kiếp con mồi, đừng phạm sai lầm thì bạn đã thoát tối. Khi đó bạn sẽ thành “kẻ đi săn” đến với sáng!
Chứng khoán chắc chắn sẽ có người thắng và kẻ thua. Chứng khoán đơn giản là TOÁN HỌC!
Do đó, Ngọ tin rằng: Các màu sắc trong chứng khoán không chỉ là tím, xanh, vàng, đỏ, xanh lơ. Mà ý nghĩa của nó còn là các màu sắc của cuộc đời!
Dừng thua bạn sẽ thắng! Đừng tham thì bạn sẽ giàu.
Sắc màu kỳ lạ trong chứng khoán: Khi ai cũng thấy nó dở thì nó sẽ ngon.
Ngọ cũng muốn chia sẻ đến bạn về chỉ số chứng khoán có liên quan đến cuộc sống gọi là Chỉ số MBA Harvard
Nó xem xét phần trăm số người tốt nghiệp trường kinh doanh Harvard có thể tìm được việc làm tại những ngành như ngân hàng đầu tư, chứng khoán.
Nếu hơn 30% người tốt nghiệp có công việc trong lĩnh vực này, thì thị trường không hấp dẫn. Còn nếu 10% số người tốt nghiệp bước vào nghề này, thì tương lai rất sáng ở phía trước.
Chỉ báo MBA Harvard phản ánh xu hướng dài hạn về mức độ hấp dẫn của các công việc phố Wall. Nếu có quá nhiều người say sưa với các công việc tại đây tức là thị trường đã gần đến đỉnh và sắp thoái trào. Ngược lại, ít người muốn tìm tới Phố Wall tức là cơ hội mua hấp dẫn.
Chỉ báo này được phát minh bởi Roy Soifer, một người tốt nghiệp trường kinh doanh Harvard. Trong năm 1987 và 2000, chỉ số của Soifer đã cho thấy dấu hiệu bán và S&P lần lượt tăng 2,4% và giảm 9,78%. Lần dự báo năm 1987 xem ra giống như lời tiên tri bởi vì sau đó thị trường đã lao dốc.
Chỉ số MBA Harvard được xem là sắc màu nghịch đảo trong chứng khoán.
Kết luận: Chứng khoán là ngành hấp dẫn, và khi bạn già đi bạn vẫn kiếm được tiền, và không phụ thuộc con cháu, tuy nhiên luôn học tập và đừng mua bừa, kỷ luật và không tham lam.
Nếu bạn là người mới – Bạn nên đọc bài sau: Hướng dẫn cách CHƠI THẮNG chứng khoán cho người mới bắt đầu
Mục lục các bài viết CophieuX giúp bạn thắng lợi bền vững chứng khoán
Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY
Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.