- Ê! Hôm nay cổ phiếu mình tăng trần! Thật là sướng nhất dzách!
- Ui! Cổ phiếu ngân hàng của mình sàn rồi! Thật buồn!
- Giờ mà cổ phiếu HPG tăng 100 đồng nữa là ta sẽ chốt lời ngay!
- Cổ phiếu giờ hồi lại mức giá 32.75 thì mình sẽ bán!
Đơn giản hơn để tốt hơn?
Khi xem bảng điện, chúng ta phải xử lý cả hàng đống quyết định tự sinh ra trong đầu. Cho nên hoặc chúng ta bị cuốn vào bảng điện giao dịch liên tục, bởi tin tức và hiệu ứng đám đông, các group mớm cổ phiếu.
Hoặc chúng ta bị tê liệt và không thể ra quyết định quan trọng – về lý trí chúng ta sẽ không thể hoạt động và tê liệt. Thứ có thể làm khi đó, chỉ là bản năng – hay đơn giản là tay nhanh hơn não.
Hãy nhớ một hoạt động tâm lý con người là “mệt mỏi vì ra quyết định”. Tức là bạn có quá nhiều lựa chọn, có quá nhiều thứ phải suy nghĩ bạn sẽ bị tê liệt.
Có 1 nghiên cứu ở siêu thị – phải nói thật là Ngọ không nhớ số liệu chính xác. Đại ý như sau:
Có mọi người xem xét và đánh giá từ mùi vị và màu sách của 24 loại thạch được bày bán ở siêu thị. Ngày khác người ta cũng làm vậy nhưng với chỉ 6 loại thạch.
Người ta cứ háo hức khi được xem 24 loại thạch. Nhưng khi quyết định mua loại nào thì bên 24 loại thạch người ta không chọn được và bị tê liệt nên không mua. Trong khi 6 loại thạch thì được mua nhiều hơn.
Cho nên không phải cứ cho lựa chọn nhiều là tốt. Chính cái đó, khiến chúng ta thụ động khi ra những quyết định quan trọng. Trong thị trường cổ phiếu đó là mua, bán, đặc biệt là chờ đợi!
Mua cổ phiếu thì dễ, bán cổ phiếu cũng dễ, chỉ có chờ đợi mới khó. – Nguyễn Hữu Ngọ
Trước khi quay lại lĩnh vực chứng khoán, bạn cùng Ngọ vòng quanh thế giới 1 chút:
- Steve Jobs (Apple) mặc cùng 1 kiểu áo quần giống nhau: Quần Jeans và áo cổ lọ ngắn màu đen.
- Chủ Facebook, Mark Zuckerberg, có tới 20 chiếc áo phông cổ tròn giống nhau.
- Warren Buffett ăn sáng món giống nhau, tại cùng cửa hàng MacDonald’s: Tôi thích ăn đi ăn lại một món giống nhau. Tôi có thể ăn một chiếc bánh sandwich giăm bông mỗi ngày trong 50 ngày liên tiếp.
Một trong những điều ấy, nó liên quan đến vấn đề năng lượng. Hãy nghĩ ý chí và năng lượng giống như cục pin – bạn dùng nhiều tác vụ nhỏ, thì pin cũng sẽ nhanh cạn.
Giống cái Iphone của bạn, nếu bạn không xài sẽ lâu hết pin hơn so với những cái Iphone vừa nghe lên Facebook, vừa xem bảng giá chứng khoán.
Và chính điều này, Ngọ cũng đã quyết định sống tối giản, với tất cả chiếc áo thun và quần đều một màu navy (màu xanh-đen)! – Rồi mọi thứ, bạn cảm nhận cuộc sống sẽ nhàn hạ hơn, khi bạn luôn có dạt dào năng lượng!
Nhưng nếu bạn xem bảng điện, việc kèm nỗi sợ mất mát, hiệu ứng FOMO, cơ hội sẽ luôn kích thích não chúng ta hoạt động!
Và điều này, nó không chỉ bào mòn túi tiền của bạn, vì phí môi giới và những quyết định sai lầm. Và quan trọng hơn bạn sẽ không làm chủ trong công việc hiện tại của mình.
Trong các cuộc trò chuyện quán cà phê, 90% ta nói về người khác và những câu chuyện thế sự. Từ chính sách nhà nước bất cập hay sửa đổi, từ quy định công ty phải này nọ, như điểm danh, báo cáo công việc hàng ngày… Nhưng cuộc đời ta cứ dậm chân tại chỗ!
Bản thân Ngọ không khuyến khích việc hay xem bảng điện, đôi khi phải chấp nhận 1 thực tế là bạn mua cao hơn 1-2% thậm chí 5%, tức là định mua giá 50 thì có thể mua 51-52! Đồng thời khi bán có thể bán thấp hơn 1-2%-5%!
Có thể đối với người khác thấy thiếu logic, nhưng nhìn góc độ tổng quát – thực tế nó có ích cho tài khoản bạn nhiều hơn hại.
77- 49 Tác hại khi xem bảng điện?
Cũng như việc xem bảng điện, nhiều khi nghĩ là có lợi như biết chớp thời cơ mua rẻ. Nhưng thực tế có hại hơn bạn tưởng nhé. Chúng ta sẽ thử phân tích xem, nhưng điều gì khiến ta mệt mỏi và ra quyết định kém khi xem bảng điện:
Tâm lý bị chi phối:
Việc theo dõi biến động giá thường xuyên, nhảy nhót xanh đỏ – có đang khiến bạn căng thẳng và lo lắng không? Ngọ nghĩ chắc chắn là có!
Thành thật mà nói, khi căng thẳng những quyết định ta sẽ giảm đi khá nhiều. Cho nên trong đầu tư, điều này sẽ khiến ta mua bán ẩu, chỉ dựa vào cảm xúc thay vì dữ liệu và chiến lược của mình.
Thúc đẩy giao dịch không cần thiết:
Giống như khi bước vào siêu thị hoặc shop quần áo, ta rất dễ nổi hứng mua đồ. Việc xem bảng giá cũng sẽ thúc đẩy việc mua bán quá mức, và nhiều giao dịch không cần thiết. Điều này sẽ làm tăng chi phí giao dịch, phạm phải các sai lầm nuối tiếc và suy giảm lợi nhuận.
Đánh mất trọng tâm:
Tết đến, Ngọ không thích ăn hạt dưa, và tập không ăn hạt dưa. Nhưng nếu hạt dưa trước mặt – sự vô thức gần như dẫn dắt Ngọ tiến đến đĩa hạt dưa, và khi ý thức được thì hạt dưa đã ở trong miệng rồi.
Việc xem bảng giá cổ phiếu, cũng hấp dẫn như đĩa hạt dưa trên, khiến ta mất đi sự chú trọng vào mục tiêu lâu dài. Chúng ta có thể quên đi các yếu tố cơ bản của một công, hoặc nguyên lý chung của thị trường mà khiến mình cuốn vào vòng xoáy ngắn hạn, thậm chí là T+2!
Tăng rủi ro:
Việc ăn uống luôn hấp dẫn trước mặt so với một thân hình thon thả trong tương lai. Việc đọc báo chí luôn cuốn hút hơn so với việc đọc 1 cuốn sách, dù sách có ích hơn trong tương lai. Việc ngồi chém gió ở quán cà phê với bạn bè, sẽ sướng hơn dành thời gian học 1 kỹ năng mới, ví dụ như ngoại ngữ, đầu tư.
Sự hấp dẫn của bảng giá chứng khoán, nó tương tự như đường với cơ thể; hoặc những cô gái xinh đẹp trước mặt chàng trai. Điều này, sẽ khiến nhà đầu tư phân tâm và đưa ra những giao dịch bốc đồng, ví dụ thấy ngon và margin quá mức dẫn đến thất bại.
Tiêu tốn thời gian:
Thời gian là vàng, là một câu nói đúng đắn! Nhưng có khi ta có xu hướng dành thời gian đó xem giá vàng hay giá cổ phiếu hơn là lấy thời gian đó làm việc để mua vàng, mua cổ phiếu!
Ngọ thấy bảng giá chứng khoán rất kịch tính, và nhất là những mã cổ phiếu mà bạn định mua bán hoặc đang nắm giữ. Nó giống như một trận bóng mà ta có sự chú tâm vào – ví dụ đặt cược – mỗi pha lên bóng, mỗi pha cản phá luôn giàu cảm xúc.
Nhưng rõ ràng, công ty chứng khoán thích bạn tốn nhiều thời gian xem bảng giá, vì bạn sẽ giao dịch nhiều hơn. Còn chúng ta vừa tốn thời gian, không làm được việc khác. Nếu người bình thường lương 20 triệu/tháng – thì một giờ tương ứng với 100K/giờ.
Con người thật bủn xỉn khi nói đến tiền bạc, dù là đầu tư cho học tập – dù là 100K, nhưng lại hoang phí với thời gian – dù đó là 4 tiếng đồng hồ! (Thị trường mở cửa từ 9h00 – đến 14h45 phút).
Tiêu tốn năng lượng:
Thời gian, tiền bạc và sự tập trung là 3 điều quan trọng với chúng ta. Nhưng chúng ta có xu hướng kẹt xỉ với tiền bạc, phung phí với thời gian, và đánh mất năng lượng dành cho sự tập trung.
Ngọ đã 2 lần đi hết 63/63 tỉnh Việt Nam. Nếu tính những tỉnh mà đi 3 lần trở lên chắc cũng phải 2/3 số tỉnh ở Việt Nam. Và Ngọ cũng dành 3,5 năm đi du lịch gần như toàn thời gian cũng không sai ở Việt Nam và các nước trong khu vực! – Vì đi lại, Ngọ chú ý đến vấn đề giao thông, sợ tai nạn!
Ngọ cũng xem, khung thời gian tai nạn ở Mỹ, họ chia ra khung 4 giờ chứ không phải 6 giờ! Thậm chí là những ngày lễ, ví dụ như Tết chẳng hạn; Ngọ cũng chú ý nhưng chưa có dữ liệu và hậu quả. Một tai nạn chết người, khác với 1 tai nạn bị gãy chân!
Ngọ thấy ngoài việc tần suất lưu thông – ví dụ 0h-6h00 là ít nhất, hay chất kích thích. Thì một yếu tố là năng lượng – chúng ta và những người lưu thông khác sẽ tỉnh táo và giàu năng lượng hơn vào buổi sáng, khi đã ngủ đủ giấc so với buổi chiều và buổi tối sau 1 ngày lao động và bào mòn năng lượng.
Xem bảng giá nhiều, giống như ta đã lái xe 1 đoạn dài trên đường – năng lượng chúng ta sẽ tụt xuống, khiến niềm vui sống và những quyết định chúng ta giảm sút!
Chúng ta cần thừa nhận rằng: Mục tiêu của bạn tham gia chứng khoán là để kiếm lợi nhuận! Ví dụ, chúng ta luôn bị bẫy vì những điều nhỏ nhặt, ví dụ như một hội thảo chứng khoán miễn phí… sau đó, bằng các chiến lược kinh doanh đầy kích thích ví dụ như giảm giá, khuyến mãi – khiến chúng ta phân tâm và mua hàng không đáng giá!
Với xã hội hiện đại, để có cuộc sống khá giả, 1 cái nhà và 1 chiếc ô tô – và 1 tài khoản tiết kiệm khoản 1-2-4 tỷ là khá đơn giản! Tất nhiên, có những người giàu có hơn, nhưng Ngọ nói với những người bình thường nhất. Nhưng chúng ta chú ý rằng: Đơn giản không đồng nghĩa với dễ dàng! – nhưng vì dính các loại bẫy tài chính nên khiến chúng ta tụt lại.
Nhưng chúng ta rất dễ dính bẫy, ví dụ cứ thích nhìn bảng điện vậy thôi! Thích nghe phím hàng vậy thôi – họ hô mua, ta mua mà chẳng biết lý do. Để rồi, thua lỗ! Trong khóa học của Ngọ và cách Ngọ đầu tư – KHÔNG BẢNG ĐIỆN!
Nếu chúng ta chậm lại 1 chút, chúng ta sẽ tư duy tốt hơn. Sẽ đầu tư tốt hơn nếu ta không nhìn bảng điện!
Hay quá thầy ơi. Cám ơn thầy rất rất nhiều ạ