Nếu thị trường tăng giá 6 tháng liền! Nhiều nhà đầu tư nhảy vào! Cũ có và mới có!
Nhưng liệu ai… ai trong số này biết đầu tư vào thị trường con bò như thế nào?
Mỗi lần thị trường trải qua một đợt tăng giá mạnh, thường Vn-Index tăng 20% trở lên – sẽ có nhiều nhà đầu tư mới nhào vào thị trường đầu tư.
Còn những nhà đầu tư, trước đó chịu những cơn đau khổ vì thua lỗ, như trải qua đợt giảm giá gần nhất. Nhiều lần tự hứa với lòng mình, ta sẽ từ bỏ chứng khoán mãi mãi, cũng dần quay lại. Giống như là cơ hội chuộc lại sai lầm 100 năm có một vậy.
Nhưng bạn à!
Bạn có thực sự biết đầu tư vào thị trường con bò như thế nào chưa?
Hay chỉ là thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào?
Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!
Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!
Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết
Dù sao bạn cũng đọc bài này rồi, đó là nhân duyên, nên ta cứ cùng nhau khám phá thị trường con bò. Để có thể đầu tư ngay và luôn, hoặc chuẩn bị cho thị trường con bò lần kế tiếp nhé!
Con bò nhưng mãi mãi không thể là con bò!
Thị trường chứng khoán sẽ là một kênh đầu tư đáng quan tâm ở hiện tại và tương lai. Mức sinh lời sẽ tầm 10%/năm tùy quốc gia. Vì chứng khoán là kênh chống lạm phát tốt, những nước lạm phát cao nhất như Venezuela, hay Argentina là những nước có mức tăng danh nghĩa lớn nhất.
5 năm có thể tăng 250 lần là có đó đấy mấy bác à! – Ảnh dưới là mức tăng của thị trường chứng khoán Argentina.
Nhưng nói đúng, đầu tư chứng khoán nên là kênh xét đến mức tăng thực tế thì đúng nhất.
Ví dụ: Hồi xưa 1 đồng mua 1 ổ bánh mỳ – chính xác là 1 rổ hàng hóa tạm gọi là X – mà giờ 250 đồng mua được nửa ổ, thì là thực tế giảm một nửa. Còn nếu 250 đồng mà mua được 25 ổ, tức là mức tăng thực là 10 lần! Ở đây ta bỏ qua yếu tố cổ tức nhé. Ở đây không quan trọng mức tăng danh nghĩa mà là mức tăng thực nhé!
Ăn mày dĩ vãng, chuyện xa xưa của bất động sản!
Nhiều bác hay so sánh với bất động sản, vì thấy nước mình 25 năm qua bất động sản tăng đến 100-200 lần. Nhưng mấy bác nghĩ 25 năm nữa bất động sản sẽ tăng bao nhiêu, khi loại trừ lạm phát?
Ngọ tin rằng nó chỉ tăng 100-200 lần, chỉ khi có siêu lạm phát xảy ra, hoặc siêu siêu bong bóng và sẽ đối diện với nhiều thập kỷ mất mát như Nhật Bản sau thập niên 1990! 3 thập kỷ mất mát của người Nhật!
Cụ thể là: Hồi xưa làm 2-3 năm, dù gia đình bình thường 2 giáo viên, vẫn có thể mua đất ngon lành, nhưng giờ thì có lẽ họ phải chờ 20-30 năm. Hay nói đơn giản là định giá theo thu nhập là tăng 10 lần rồi ấy (Từ 2-3 lần, lên 20-30 lần)! Tức là dù thu nhập giữ nguyên thì giá cũng tăng 10 lần!
Chuyện vui nhưng có thật: Của hồi môn con gái được chọn là 1 con trâu và mảnh đất – thì chọn cái nào?
Thời đó sẽ chọn trâu, vì 1 con trâu có thể mua vài mảnh đất.Nhưng giờ thời thế thay đổi, một mảnh đất có thể mua nhiều con trâu.
Tất nhiên, có máy du hành thời gian, Ngọ cũng chọn trâu, bán trâu rồi mua đất. Nhưng đời này, ta sống ở thì hiện tại, và hướng đến tương lai, ăn mày dĩ vãng chẳng giúp ta tốt hơn đâu.
Tất nhiên, giá bất động sản cũng tăng theo tăng trưởng kinh tế, năm 2000: GPD/người Việt Nam tầm 395 USD, giá 1 USD = 14.000 đồng. Còn 2024 thì GDP/người là 4300 USD, 1 USD = 25000 đồng! (Nguồn GDP/người Việt Nam)
Nhưng tương lai thì sao?
Chứng khoán tăng giá cũng không ngoại lệ, trong dài hạn phụ thuộc vào mức tăng lợi nhuận của doanh nghiệp – từ việc bán được nhiều sản phẩm hơn (hồi xưa bán 1 bịch sữa, giờ bán 10 bịch; còn sinh ra các sản phẩm mới nữa), và tăng mức giá bán!
Hãy thử nhìn năm 2000 gia đình và người thân uống 1 tháng bao nhiêu sữa? và giá 1 lon sữa hồi đó để cảm nhận!
Ngọ nhắc đến năm 2000, vì đó là năm thị trường chứng khoán bắt đầu hoạt động! Dù 23 năm thị trường Việt Nam tăng 12 lần (chưa kể cổ tức), nhưng ngay từ đầu đã không có chuyện bán với mức định giá P/E =2-3 lần như bất động sản đâu!
Cho nên về cơ bản thì sau 24 năm bất động sản có thể tăng. Nhưng!!!
Cho nên bất động sản đã trải qua những cơn siêu siêu con bò… tương lai dù có những lần sốt nóng nhưng bất động sản không như xưa đâu. Phóng tầm mắt ra những nước xung quanh nhé! Ít nhất ta sẽ có góc nhìn bao quát hơn!
Hãy nhớ! Ở thị trường chứng khoán thì mọi con bò dù là siêu bò tót rồi nó cũng chết! Không có gì mãi mãi, vì cây dù tăng cao cũng không thể chạm đến trời xanh.
Chúng ta không nhìn quá khứ qua lăng kính tăng giảm và mà cả logic nữa! Logic quan trọng, không hiểu rõ thì dễ bị dụ gà!
Ví dụ, Ngọ đang ở Đà Nẵng – một mảnh đất 2 mặt tiền bên công viên Hồ Nghinh rao là 12,7 tỷ (có thương lượng, tương đương 500.000 USD tầm 100m2), nếu tăng 150 lần như 25 năm trước, thì mảnh đất sẽ có giá 75 triệu USD vào năm tầm 2050! Có lẽ vô lý để ta dễ tưởng tượng!
Du hành quá khứ của chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng trải qua những con bò, như 2006-2007, năm 2018 hay gần nhất là thời Covid 2020 đến tháng 04/2022! Ai từng đầu tư giai đoạn đó thật huy hoàng, cảm giác giàu lên nhanh chóng và kiếm tiền rất nhiều!
Thị trường con bò – nếu ai ở chân của nó, thì tài sản sẽ là bò mẹ đẻ bò con, thị trường tăng trưởng theo cấp số nhân! Thậm chí bản thân Ngọ – sở hữu 1 con bò cũng là đủ để nghỉ hưu tuổi 31 và sống cuộc sống FIRE! (Năm 2022 – Ngọ chẳng thiệt hại gì). Bạn có thể xem các lá thư Ngọ viết!
Chứng khoán là ngành theo chu kỳ, nhiều khi 10 năm – hoặc 15 năm – 20 năm; sẽ có những con bò khủng xuất hiện. Nó sẽ đổi đời không ít người!
Nhưng như đã nói, con bò nó không phải là bò mãi mãi, sau 2022 nhiều người thua lỗ tiền tỷ là chuyện bình thường! Cho nên con bò có thể hốt bạc và có thể đốt bạc bất kỳ ai!
Nhớ rằng:
Con bò không thể là mãi mãi con bò và con gấu không thể là mãi mãi con gấu!
Tung đồng xu ở thị trường con bò!
Ở thị trường con bò, Ngọ thấy cứ mua là thắng, thậm chí mua mấy cổ phiếu rác còn lãi nhiều hơn những cổ phiếu cơ bản và giá trị.
Cứ bán tưởng đâu là hay thì vài hôm sau nó đã tăng lên một tầm cao mới. Điều này, ít nhất đúng trong ngắn hạn!
Điều gì nếu margin (tức là mượn tiền công ty chứng khoán để đầu tư), ví dụ bạn có 100 triệu bạn vay 100 triệu thành 200 triệu. Khi đó, thay vì lãi 1 lần bạn lãi gấp 2! Khi đó bạn cổ phiếu lãi 50% bạn sẽ lãi 100%! (Chưa tính phí nhé)
Bạn chốt lời! Bây giờ bạn có 200 triệu – 100% là tiền của bạn! Bạn lại tiếp tục margin! Tiền lại tiếp tục nhân lên, có bạn trẻ mới ra trường, cộng với máu liều trong vòng 2 năm có trong tay 2 – 3 – 5 tỷ là bình thường!
Còn mấy bác khác có vốn nhiều hơn, có thể lên cả chục tỷ, hàng chục tỷ!
Tất nhiên, có 1 thực tế – Ngọ không biết nói ra có vi phạm gì không, bởi không có bằng chứng – nhưng những người trong ngành mới hiểu – theo luật là có 1 vay tối đa thêm 1 thành 2, nhưng thực tế nó khác lắm … (các bạn tự hiểu vế sau nhé).
Cho nên 1 năm có thể X10 tài khoản với những người liều là thực sự xảy ra nhé!
Cứ mua là thắng! Sướng quá còn gì!
Chẳng có gì GATO (ghen ăn tức ở) hơn là đứa bạn học thua mình, cái gì cũng thua mình mà nó đổi đời nhanh chóng. Thế là FOMO (hiệu ứng sợ bỏ lỡ), thế là nhảy vào…
- Đợt 1 Thắng!
- Đợt 2: Thắng
- Đợt 3: Thắng
- Đợt 4: Địt m* chứng khoán! Trả dép tao về…Đứa nào nhắc đến chứng khoán, ta sẽ thù suốt đời!
Ở thị trường con bò – giống trò chơi tung đồng xu, cứ mua là thắng. Nhưng khác cờ bạc ở chỗ, dù bạn thắng 10 lần, thì cờ bạc bạn vẫn tâm niệm nó là cờ bạc. Còn ở chứng khoán bạn sẽ nghĩ là do mình tài năng.
Mà tài năng, thì dại gì không vay mượn, lấy thêm tiền người thân để đầu tư.
Và việc tung đồng xu, rồi cũng sẽ có dịp chấm hết! Ước mơ nhà lầu thành ngủ gầm cầu!
Con bò khi nào sẽ xuất hiện?
Thị trường con bò được định nghĩa là mức giá chung của Vn-Index tăng 20% trở lên! Tuy nhiên ở Việt Nam, việc tăng giảm giá cổ phiếu có lẽ mạnh bạo hơn! Việc tăng giảm 20% này, diễn ra liên tục
Ta cứ chỉnh lại xíu là sẽ tăng 30% trở lên! (Cái này, trái với học thuật nhưng lại có thể phù hợp với Vn-Index Việt Nam – khi 50% vốn hóa cổ phiếu thuộc về ngành ngân hàng.
Con bò xuất hiện khi nó đến gần ta! Chứ xa xa thì khó lắm!
Hãy cứ tưởng tượng, khi cổ phiếu tăng hồi lâu, tăng 30% rồi, ta mới biết đó là con bò. Cứ ta mà nhìn xa được, tầm nhìn trên 10km – thì chắc ta lượm tiền hết của thiên hạ rồi.
Có khi nhìn gà hóa cuốc, nhìn heo hóa bò thì thua. – Con heo có khi được biểu tượng là thị trường đi ngang!
Chứng khoán là 1 thế giới động vật có khỉ, bò, heo, gấu, chim lợn, cá mập, bìm bịp… nhưng hình ảnh con bò ai nhìn ra lúc mờ ảo giỏi nhất là sướng nhất.
Giống như trò lật ô chữ, nếu lật hết thì được thưởng ít. Nhưng nếu chỉ lật vài chữ, thì được thưởng nhiều. Vậy vài mẹo sau để bạn biết khi nào thị trường con bò xuất hiện – nhưng không gì là đảm bảo tuyệt đối.
Cực suy sẽ là cực thịnh!
Xuất phát điểm con bò là từ một mức định giá thấp hoặc là do nhà đầu tư hoảng loạn, nên thị trường giảm mạnh trước đó. Mới đầu Covid đến người ta hoảng loạn lắm, thị trường xuống tận 600 – rồi mới lên 1500 điểm.
Hoặc người ta chán nản cực độ, chẳng ai quan tâm đến chứng khoán. Thậm chí giờ cổ phiếu ngân hàng nó nhạy như sóc, nhưng trước đây nó gọi là cổ phiếu nặng mông! Tức là ì ạch, chẳng tăng chẳng giảm bao nhiêu.
Con bò lúc này xem là sự chuyển tiếp của con gấu. Cực suy sẽ là cực thịnh.
Tăng trưởng, tăng trưởng hơn nữa
Dân giàu nước mạnh, mà nước mạnh dân giàu.
Cụ thể: Một người sinh ra ở Hà Nội, thì khả năng sẽ giàu hơn 1 người sinh ra ở Hà Giang! – Sinh ra ở Mỹ thì giàu hơn sinh ra ở Việt Nam.
Do đó, một nền kinh tế tăng trưởng, và phát triển mạnh mẽ là một nhân tố thúc đẩy thị trường bò. Doanh nghiệp mở rộng, lợi nhuận tăng – người ta mua sắm chi tiêu nhiều hơn, tỷ lệ thất nghiệp ít.
Cho nên (thông thường) lợi nhuận tăng gấp đôi, cổ phiếu sẽ tăng gấp đôi! Tất nhiên không đúng chính xác nhé, chỉ là nói đơn giản thôi.
Hồi xưa P/E = 10, lãi 1 đồng thì cổ phiếu giá 10 đồng – nhưng giờ lãi 2 đồng, P/E=10 thì giá sẽ tăng gấp đôi là 20 đồng!
Chứng khoán cũng là công việc kỳ vọng tương lai, giờ mà tăng gấp đôi nhưng nếu tương lai thấy xám thì cổ phiếu cũng sẽ không tăng mạnh đâu.
Tăng trưởng lợi nhuận, ít nhất xét trong lâu dài, thì sẽ tăng giá cổ phiếu!
Lợi nhuận tăng cổ phiếu tăng, và tăng trưởng hơn nữa, giá cổ phiếu lại tăng nhanh hơn nữa.
Tiền rẻ thì cổ phiếu đắt
Tiền cũng có giá của nó! Hãy nghĩ vài trò của hàng và tiền có thể thay đổi vị trí cho nhau.
Ví dụ: 1 cái bánh mỳ giờ đem trao đổi được 1 đồng. Nhưng bây giờ bà bán hàng có 1 cái bánh mỳ mà đổi được 2 đồng. Thì rõ ràng bánh mỳ đắt lên, tiền sẽ rẻ đi.
Tiền là tiền, nhưng tiền cũng có giá của nó. Ví dụ bạn gửi ngân hàng 100 triệu, sang năm nhận được 106 triệu cả lãi lẫn gốc – nên tiền có giá ấy nhé!
Vậy giá tiền có sự thay đổi bởi ngân hàng trung ương, bằng các chính sách tiền tệ ví dụ giảm lãi suất. Ngân hàng mà giảm lãi thì thì doanh nghiệp vay nhiều hơn, trả lãi ít hơn – lãi nhiều hơn. Khi tiền rẻ thì vay tiền để kinh doanh và tạo nhiều lợi nhuận.
Mua hàng, ta thấy rẻ cũng mua nhiều hơn. Thì một loại hàng của doanh nghiệp là tiền. Tiền rẻ thì vay nhiều hơn. Hồi xưa vay 1 tỷ hàng năm phải trả lãi là 140 triệu; mà lãi kinh doanh (chưa tính lãi vay) mà 140 triệu thì ai dại mà vay. Nhưng giờ chỉ trả lãi 100 triệu, thì vay để kinh doanh và sẽ lãi thêm 40 triệu.
Chưa kể, lãi giảm thì nhà đầu tư cũng vay tiền để đầu tư luôn! Tiền rẻ thì mượn tiền đầu tư hơn là gửi tiết kiệm!
Tất nhiên, khi nền kinh tế cũng sẽ theo quy luật cung cầu, tiền rẻ còn do nhà nước đẩy mạnh đầu tư công như hạ tầng, xây dựng… vân vân mây mây. Khi đó, tiền đẩy ra ngoài thị trường nhiều hơn, cũng như doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn, nên lời hơn. Khi đó giá cổ phiếu tăng, càng thêm tăng!
Tâm lý – FOMO
Chẳng thấy nỗi buồn nào hơn, khi thấy người hàng xóm mình hay chơi khoe lãi! Thấy tiền mình gửi ngân hàng 1 tỷ, 1 năm lãi có 60 triệu. Mà cái ông bạn già đánh cờ hôm trước khoe mà mới thắng được cổ phiếu X tận 600 triệu! Thế là thèm thuồng muốn nhảy vào chứng khoán giống ông hàng xóm – đó là ta bị tâm lý FOMO
Chưa kể, ông bạn già còn rỉ tai mình, mua cổ phiếu anh Q đi. Giờ chốt lời cổ phiếu X, và qua cổ phiếu anh Q., tôi ở trong nhóm VIP, trước giờ phím mã nào thắng mã đó (mà quên là thị trường bò, mua mã nào cũng thắng), vì mã anh Q có dự án lớn, đang lái với giá mục tiêu 40, hiện giá mới có 8 à! (Trước đây giá 2)
Thế là rút tiền tiết kiệm, mới đầu rút 200 triệu, vì sợ … sau đó thắng phát… tự tin và rút hết 1 tỷ!
Khi càng nhiều nhà đầu tư tham gia, lượng tiền vào thị trường càng nhiều, nên đẩy giá cổ phiếu tăng lên nhanh chóng!
Hiệu ứng FOMO khiến giá thị trường tăng nhanh, và dẫn đến thị trường con bò, thậm chí sốt!
Cách đầu tư vào thị trường con bò như thế nào?
Thị trường con bò, chúng ta rất dễ sinh lãi, với điều kiện giá không quá cao, và định giá cao. Hầu hết nhà đầu tư sẽ dựa vào phân tích kỹ thuật để chọn mã. Nhưng số đông lại quên cắt lỗ, nên sau này thua lỗ lớn.
Đối với nhà đầu tư giá trị, giai đoạn này hơi khó đầu tư với họ nhất. Vì tìm cổ phiếu rẻ lại khó tìm hơn. Buffett than suốt khi ngồi trên đống tiền mặt 150 tỷ USD!
Thực lòng mà nói, ta không thể đoán được thị trường con bò khi nào sẽ kết thúc. Ai biết được sẽ giàu to rồi!
Nhưng chúng ta cần nhớ một điều:
Mua khi người ta chán, bán khi người ta thèm!
Khi thị trường con bò, khi đó người ta sẽ thèm thuồng rất nhiều hãy cẩn thận!
Nếu bạn mua muốn kiếm tiền nhanh, thì có thể lướt sóng và có kèm cắt lỗ. Và hạn chế dùng đòn bẩy, nhưng thực tế số đông lại sử dụng đồn bẩy mạnh nhất vào giai đoạn này!
Giai đoạn này, nếu chưa đến đỉnh, là giai đoạn mua là thắng! Nên dường như chiến lược nào cũng thắng hết, thậm chí càng đẩy rủi ro lại càng kiếm nhiều tiền!
Giai đoạn này, đối với người thông thái, nên giảm tỷ trọng cổ phiếu, là đầu tư lãi nhất là đầu tư cho cái đầu! Thẳng thắn đó! Thị trường con bò đầu tư lãi nhất là đầu tư cho cái đầu!
Còn bạn hỏi khi nào nên đầu tư, thì cứ nhớ lời Buffett:
Hãy đầu tư – khi ra đường mà bạn thấy đứa làm chứng khoán nào cũng đáng ghét hết! Thậm chí muốn đấm vào mặt nó! (Nếu bạn chưa có kinh nghiệm)
Và hạn chế đầu tư – nếu thấy em nào làm chứng khoán cũng “cưng” hết, dễ mến dễ thương hết!
Năm 2022, khi thị trường giảm 33% – chắc chắn nhiều người sẽ lỗ gấp đôi! Khác với năm 2021 khi thị trường tăng 35%, nhiều người kiếm lãi bằng lần. Nhưng sau 2 năm thì còn cái nịt
Lời chia sẻ cuối
Nếu bạn đầu tư vào thị trường con bò, theo trường phái tăng trưởng ngắn hạn hoặc phân tích kỹ thuật hãy nhớ cắt lỗ. Nhớ giúp là phải giỏi cắt lỗ!
Còn với nhà đầu tư giá trị, bạn cứ tìm và tìm, tuy không nhiều nhưng vẫn có 1 số mã rất rẻ, bị lãng quên.
Quan trọng nhất: Đầu tư cho cái đầu.
Còn bạn mới, hoặc F0, Hãy đọc bài viết: Hướng dẫn chơi THẮNG chứng khoán cho người mới bắt đầu
Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.
Bài viết quá ý nghĩa. Cám ơn thầy Ngọ
Cảm ơn Liêm!