[Góc nhìn] Bao nhiêu tiền là giàu?

Khi Ngọ ở Thác Bản Giốc – Có 1 em trai ở Ninh Thuận, kinh doanh ốp lưng điện thoại. Mong muốn của em ấy như bao người khác là giàu có.
Ngọ hỏi: Em định nghĩa thế nào là giàu?
Em ấy trả lời khá thú vị: Đó là không cần phải nhiều tiền, mà nếu một người ngã xuống thì người kia vẫn gánh vác được cơ nghiệp. Tức là khi ta chết đi vẫn có 1 lớp kế cận kế thừa.
Khi đó, Ngọ đặt tên cho việc ấy đảm bảo sự giàu có bền vững.
du-lich-phu-luong-thanh-hoa
Những nếp nhà sàn ở Phù Luông
Bao nhiêu tiền là giàu? 10 tỷ – 20 tỷ – 50 tỷ – 100 tỷ. Bỏ qua tất cả Ngọ lấy số nhỏ là 10 tỷ hoặc 1 triệu USD.
Nhiều người sẽ phản biện là ở Hà Nội, hay Sài Gòn thì quá nhỏ! Chúng ta thấy mặt bằng phố cổ có thể 100 tỷ – nhưng nếu rộng ra toàn Hà Nội, thì tỷ lệ như vậy quá bé.
Ngọ đã từng đọc tài liệu ở Mỹ là chỉ 5% dân số là 15 triệu/300 triệu dân là triệu phú (2021). Trong khi GDP/người Mỹ = 63.000 USD/năm.
GDP Việt Nam – theo tính toán điều chỉnh là 3.500 USD/năm – có thể tài sản ngầm abc gì đó. Thì tỷ lệ đạt số tiền 1 triệu USD sẽ bé hơn rất nhiều.
Vì Việt Nam có 100 triệu dân, nên về số lượng sẽ có kha khá người giàu. Nhưng tỷ lệ giàu trên toàn cõi Việt Nam là bé.
Theo tính toán của Knight Frank, để có thể gia nhập nhóm 1% người giàu nhất Việt Nam, người này cần sở hữu ít nhất 160.000 USD (khoảng 3,7 tỷ đồng) – 2021
Thì cứ tưởng tượng:
1 người = 3,7 tỷ. 2 người được 7.4 tỷ. 3 người được 11.1 tỷ. 4 người = 14.8 tỷ. 5 người = 18.5 tỷ!
Như vậy (tương đối) ở mức 1% dân Việt Nam.
Tuy nhiên, để có góc nhìn tương đối hơn – Trong 1 mô thức chung – có 1 triệu đô ở Mỹ không bằng có 10 tỷ ở Việt Nam – dựa vào GDP sức mua (PPP).
Rộng ra theo tỉnh thành là mức sống – bạn có 10 tỷ ở Hà Nội, Sài Gòn – thì ít có giá trị hơn là 10 tỷ ở Đà Nẵng, miền Tây.
Tính trong từng gia đình nó lại là 1 câu chuyện khác nữa. Có người nắm 20 tỷ sống bươn trải, có người 10 tỷ lại thảnh thơi.
Trong nghiên cứu về phong trào FIRE, theo William Bengen 1994 – trong cuốn sách của ông. Một người được xem là tự do khi sở hữu số tiền >= 25 lần chi tiêu hàng năm của gia đình. (Chi tiêu 4% tài sản – năm. Vì bản thân số tài sản này vẫn sinh ra tiền nhé)
Nếu bạn e ngại vấn đề khác, bạn có thể chọn là số tiền có >= 33 lần chi tiêu hàng năm. (Chi tiêu 3%).
Mỗi người cần lượng hóa, bao nhiêu tiền là đủ. Đừng để đủ là 1 con số khơi khơi cảm tính. Bởi “được voi đòi tiên” – được 10 muốn 100, được 100 muốn 1000!
Thay vì so sánh 1 con số bao nhiêu tiền – có lẽ sẽ thích hợp và may mắn hơn, ta nhìn nhận bằng con số tương đối: Bạn thuộc top mấy %, hoặc bạn có bao nhiêu năm tự do – bởi nói sẽ tính theo PPP
Ngoài vấn đề tài chính, còn là tâm lý nữa. Cảm thấy bản thân giàu có nhiều khi quan trọng hơn cả số tiền giàu có.

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!