George Soros (sinh: 12/08/1930) là người Mỹ gốc Do Thái Hungary và là ông chủ của Soros Quantum Fund.
Tuổi thơ của ông gắn liền với chiến tranh thế giới thứ 2, với đứa trẻ tị nạn chạy khỏi phát xít Đức và việc tiêu diệt người Do Thái.
Ông chạy sang London bằng giấy tờ giả nhằm để sống sót, khi trẻ ông làm nhiều nghề từ bồi bàn, hái táo, sơn nhà thuê, gác đêm.
Ông học Triết học của trường Kinh tế London dưới sự dẫn dắt của Karl Popper, sau này ông có bằng Tiến sĩ Triết học.
Ông bắt đầu khởi nghiệp chứng khoán với số vốn 5000 USD với phương châm: “đúng hay sai không quan trọng, đúng thì sẽ được bao nhiêu tiền, sai thì sẽ mất bao nhiêu tiền”.
Năm 1973 ông thành lập quỹ của mình với 17 triệu USD, và sự nổi tiếng của ông được biết đến năm 1992 với biệt danh “kẻ đánh sập ngân hàng Anh”, khi ông bán khống bảng Anh và thu về 1 tỷ USD và kèm thêm các đồng bạc khác thêm 1 tỷ USD nữa.
Trong sự nghiệp đầu tư của mình, ông gắn liền với 2 đồng sự và là 2 nhà đầu tư vĩ đại khác là Jim Rogers và Stanley Druckenmiller ở Soros Fund Management.
Trong 41 năm, từ 1969 đến 2009, ông đã giúp cho quỹ Soros Fund Management tăng trưởng với tốc độ 26,3%/năm – một khoản đầu tư trị giá 10.000$ đã tăng trưởng lên thành 143,7 triệu USD, mức này cao hơn cả Warren Buffett (21.4%/năm), điều này tương ứng 10.000 $ thành 28.4 triệu USD.
Triết lý đầu tư của Soros được thể hiện ở lý thuyết phản hồi, điều mà ông phát triển từ kiến thức triết học của ông. (Bạn có thể hiểu thêm lý thuyết phản hồi bằng cách đọc sách ở đây)
Triết lý cụ thể của ông:
- Ông là nhà đầu cơ ngắn hạn. Ông đặt cược rất lớn và có tính đòn bẩy cực cao, ông đầu tư trên toàn cầu. Phong cách của ông dựa nhiều về yếu tố vĩ mô.
- Ông cược vào các biến động từ tỷ giá hối đoái, tiền tệ, hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh.
- Ông đã kiếm đậm với ngân hàng Anh hay cuộc khủng hoảng khủng hoảng châu Á với đồng Bath của Thái Lan.
- Soros luôn nhà nhà đầu cơ vĩ đại, tuy nhiên ông cũng có những thua lỗ lớn như thiệt hại 2 tỷ đô la trong cuộc khủng hoảng nợ của Nga năm 1998; hay bị mất 700 triệu USD năm 1999 khi ông đánh giá cổ phiếu công nghệ giảm, hay mất 3 tỷ USD khi đánh giá sự gia tăng nhưng rồi TTCK sụp đổ.
Ngoài là nhà đầu cơ vĩ đại, ông được xem là nhà từ thiện lớn của thế giới. Ông đã đóng góp tầm 20 tỷ USD ( đến năm 2017), hiện tài sản ông là 8.3 tỷ USD (2018).
Người viết: Nguyễn Hữu Ngọ
Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY