Tản mạn đầu tư và làm thế nào để lọt TOP 5% sinh lãi?

Chứng khoán chỉ là một phần của một thế giới tài chính đầy thu hút và ma mị. Đối với nhà đầu tư riêng lẻ, đầu tư chứng khoán là góc của quản trị tài chính cá nhân.

Tan man chung khoan 04.2024

Chọn tốt hơn hay chọn giàu có?

Làm thế nào để có cuộc sống tài chính cá nhân tốt hơn? Đó là câu hỏi mang ý tăng trưởng và có động lực hơn hẳn là làm gì để giàu có!

Bởi tốt hơn là thứ dễ dàng định lượng, bạn hồi xưa ở mức 10 giờ lên 11 đó là có tăng trưởng; nhưng trước đây là 100 giờ chỉ 90 thì đang thụt lùi.

Nhưng giàu có thì sao? 10 tỷ giàu chưa?

Một số người bảo là giàu rồi. Một số khác nói chẳng thấm tháp vào đâu!

Ngoài ra thêm, tốt hơn là 1 hành trình, bạn đôi khi làm nó cả 1 đời người. Nhưng giàu có thường là 1 điểm đến – dù thực tế khi đã giàu, con người sẽ đổi khái niệm để giàu có hơn nữa – gọi là được voi đòi tiên.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Ngọ xin sửa lại câu gốc: “Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình” – câu mới sẽ là:

“Cuộc sống tài chính cá nhân không phải là đích đến mà là hành trình”.

Câu chuyện lương bổng

Hãy nhớ lại, khi bạn bước vào công ty, kỳ vọng công việc bạn – mức lương là 20 triệu/tháng. Sếp trả cho bạn mức đó. Chắc chắn bạn sẽ thấy vui!

Nhưng niềm vui bạn kéo dài bao lâu, hay nó chỉ kéo dài 1 tháng – rồi lại ca bài ca vất vả, mệt mỏi. Phải mức 30 triệu mới xứng.

Rồi giả định bạn đạt mức lương 30 triệu, rồi bạn nghĩ bạn sẽ chấp nhận mức đó ư? Kinh nghiệm bản thân, là họ sẽ tiếp tục ca thán như cũ thôi dù có hài lòng hơn chút. (Nhưng họ sẽ giảm bỏ việc, vì ít công ty lựa chọn thay thế hơn, thậm chí không có lựa chọn khác).

Còn mấy sếp thì thế nào? Dù theo công việc, nếu trả mức lương 10 triệu – bạn sẽ làm những thứ X, Y. Thì sẽ cố gắng sau này kèm thêm Z, để đủ X, Y, Z và không tăng lương.

Tất nhiên lương cũng chỉ là 1 phần, còn có môi trường làm việc, cơ hội học hỏi, cơ hội thăng tiến…

Theo lý thuyết này, về phần đông, có lẽ những công ty nhỏ sẽ phải trả chi phí nhiều hơn so với công ty lớn cho cùng 1 vị trí!

Thử hỏi: Vinamilk trả một người mức lương 25 triệu, và 1 công ty nhỏ trả mức lương 25 triệu. Thì người ta sẽ chọn công ty nào làm việc?

Rõ ràng, trong tài chính cá nhân, thì đa số cũng sẽ phân phối: Rủi ro cao, lương cao; rủi ro thấp lương thấp.

Con người mộng mơ

Dù trong cuộc sống vẫn diễn ra những thứ chút chút để chúng ta hiểu nguyên lý kinh tế. Nhưng có lẽ số đông sẽ không học được khi áp dụng vào thị trường chứng khoán.

Lãi ngân hàng lớn như Vietcombank, hiện tầm 5%-6%/năm – rủi ro thấp gần 0, tất nhiên >0. Doanh nghiệp có tỷ lệ ROE = 15% kéo dài, cũng được xem là doanh nghiệp mạnh, (dù thực tế ROE cũng có thể bóp méo bằng tăng vốn vay).  Vậy điều gì nhà đầu tư bình thường, mới toanh lại cầu mong mức lãi đến 50%/năm hoặc 100%/năm!

Khi thua lỗ! Họ đáng trách hay đáng thương?

Chia-se-mot-nguoi-hoi-uy-thac-20-04

Ngọ mượn hình ảnh người liên hệ Ngọ gần đây nhất để chia sẻ; ảnh trên cũng chỉ là đại diện cả triệu nhà đầu tư khác mà thôi. Vì đó mới là con người!

Nhân tiện, khi nói đến giá vàng (trong ảnh) – ta cũng nên đề cập đến giá vàng không chỉ 4 năm, mà còn 10 năm, 20  năm, 40 năm và cả 100 năm… cộng thêm cả tư duy logic 1000 năm!

Ngọ vẫn có niềm tin mạnh mẽ rằng: 90% nhà đầu tư cá nhân mộng mơ ở dạng này hoặc ở dạng khác trên thị trường chứng khoán.

Khi Ngọ thích con số

Khi dạy học 1:1, Ngọ từng hỏi nhà đầu tư về mức lãi mong muốn. Khi đó, Ngọ cũng chưa dày dạn kinh nghiệm như bây giờ – chắc cũng tầm năm 2016-2017 gì đó.

Ngọ hỏi anh ấy, mức lợi nhuận mong muốn của anh là bao nhiêu?

Ảnh khiêm tốn trả lời: Chỉ muốn hơn lãi ngân hàng.

Ngọ thoáng qua trong đầu rằng; anh này khá ok rồi, chắc sẽ tiếp thu đơn giản, và sẽ dễ thành công trong đầu tư đây. Chắc bạn cũng thấy kỳ vọng anh ấy, là thực tế và hợp lý đúng chứ?. Nhưng thứ Ngọ thích vẫn là con số!

Ngọ lại hỏi:  Cụ thể mức lãi anh mong muốn là bao nhiêu?

Ảnh trả lời:  50%/năm!

Những con người mộng mơ! Họ là số đông mà thôi! – Mới tham gia chứng khoán ai mà chẳng thế, Ngọ cũng vậy thôi!

Một bước tiến dài

Ngọ tin rằng người đặt kỳ vọng thấp sẽ dễ đạt được hạnh phúc cả trong cuộc sống và thành công trong đầu tư.

Giả định bạn đầu tư 1 tỷ đồng! – Bạn kỳ vọng mức lãi 10%/năm. Một mức cũng rất tốt với nhà đầu tư không biết gì nhiều trong bối cảnh thông thường của thị trường.

Nhưng nếu bạn lãi đến 150 triệu trên vốn 1 tỷ; có lẽ sẽ khiến bạn rất vui, và kiên định với chiến lược và con đường đầu tư của mình.

Nhưng nếu bạn mong muốn lãi 30%/năm thì sao? Thậm chí lãi 200 triệu trên vốn 1 tỷ; bạn cảm thấy chưa đủ; thấy lòng khó chịu, mà tìm một chiến lược khác để mức lãi cao đến đó; thậm chí tăng rủi ro, khi mua 1-2 mã và cả đòn bẩy lên cao nữa!

Bí mật của hạnh phúc và đầu tư hiệu quả là độ kỳ vọng hợp lý!

Charlie Munger từng chia sẻ đại ý: “Người giúp ông hạnh phúc hơn cả là chồng cũ của vợ tôi”. Đơn giản sẽ giảm sự kỳ vọng của vợ ông về 1 người đàn ông!

Và cũng chính ông chia sẻ: “Mong muốn giàu nhanh, cực kỳ nguy hiểm”.

Mẹo: Nếu bạn không biết độ kỳ vọng của bạn có hợp lý không? Thì bạn đang kỳ vọng cao đấy! – Chính xác đến 98% đấy!

Chứng khoán và trẻ con

Trong sách “Đánh bại Phố Wall” của Peter Lynch – ông đã từng chia sẻ những danh sách những đứa trẻ đánh bại các quản lý quỹ như thế nào. Bằng cách mua những gì chúng ta hiểu rõ!

Thực tế chứng khoán chỉ là Toán lớp 4! Và dù 11-12 năm qua Ngọ đầu tư, cũng không muốn nó quá trình độ của học sinh tiểu học.

Bản thân Ngọ hiểu rằng:  Ngọ là con người vừa ngạo mạn và khiêm tốn trong đầu tư chứng khoán!

Ngọ ngạo mạn với giám đốc công ty chứng khoán, quản lý quỹ, các thầy giáo chứng khoán, và cả doanh nhân. Họ chém gió rất giỏi, nhưng 90% họ đầu tư dở ẹt!

Nhưng lại khiêm tốn với những đứa trẻ tiểu học, cụ già, nông dân hay công nhân, những người về hưu…. Và họ chỉ cần đừng nghe “giới tài chính” trên, họ đã vượt lên chính giới chức tài chính ấy trong đầu tư, ví dụ mua 1 rổ cổ phiếu và nắm lâu dài chẳng hạn!

Đáng tiếc, xã hội thích kim tiền – tức là người có tiền nói gì cũng đúng, dù nguồn tiền đó không phải từ đầu tư, mà là thu phí của những  người cả tin!

Lưu ý: Ngọ giới hạn – phạm vi lời nói trong đầu tư chứng khoán nhé! Chứ không F0, và giới chức tài chính nhảy lên chửi Ngọ – và bắn chủ đề này đi quá xa. À, Ngọ cũng là giới tài chính mà – một người tự tin hiểu biết trong chứng khoán!

Trẻ con có 1 nét đẹp tuyệt vời – đó là suy nghĩ đơn giản, ví dụ chỉ xài Toán tiểu học. Và quan trọng hơn nữa là tính ham chơi!

Thêm 1 đặc tính ngành này, là bạn càng ít quan tâm chứng khoán, càng ham chơi lại càng càng hiệu quả. 

5% đấu với 95%

Trong chứng khoán, không phải là trò chơi lấy thịt đè người! Tức là số đông sẽ không thể và không bao giờ thắng lợi cả!

95% sẽ thất bại với chứng khoán! Cho nên bạn thấy nhiều người nghĩ xấu về nó; kênh úp bô, kênh lùa gà… điều đó quá bình thường.

Chúng ta đều thường cho mình đúng! Nhưng sau 1 thời gian: Nếu đầu tư thành công, nhất là tài khoản đang lời ta thường cho mình tài giỏi; nhưng khi thất bại lại đổ lỗi X,Y, Z.

Nếu bạn thành công do bản thân, thì thất bại cũng do chính bản thân; như vậy mới công bằng. Con người rất giỏi “chọn lựa” nguyên nhân khi chuyện đã rồi.

Ai cũng muốn mình giàu, nhưng thử tưởng tượng nguyên tắc 95/5 hay đơn giản 19/1.

Nếu 19 người giỏi mà chỉ 1 người dở. Thì làm sao có 19 người giàu được, chia miếng bánh ra mỗi người chỉ được 1/19 cái bánh. Phải là 19 nhà đầu tư dở, để có 1 người giỏi mới có tiền nhiều – tức là người ấy có 19 cái bánh!

Tất nhiên chứng khoán, sẽ tăng đâu đó 10%/năm. Chứ không phải là đánh bạc, chỉ chuyển tiền từ người này sang người khác.

Còn chứng  khoán phái sinh sẽ đúng là kiểu tiền người này, chuyển qua người khác nhé. Có tổng bằng 0% (chưa phí & thuế); điều này rất khác với chứng khoán nhé!

Vậy làm thế nào để lọt vào TOP 5% giỏi nhất? Cái kết mở cho bài này!

95% số đông làm gì?
Bạn phải mạnh dạn làm điều ngược lại!
Đừng bị cuốn vào đám đông!

 

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!