Nhiều NĐT cá nhân muốn tìm hiểu về IPO là gì, có nên mua cổ phiếu IPO hay không? NĐT cá nhân chúng ta mua cổ phiếu IPO như thế nào và cách định giá cổ phiếu IPO.
Cũng như danh sách các công ty IPO tiêu biểu ở Việt Nam, doanh nghiệp được và mất gì từ IPO.
Tất cả những câu hỏi đó, sẽ được CophieuX sẽ trả lời trong bài viết này. Mong rằng bạn sẽ đầu tư tốt và hiệu quả nhất.
I. IPO là gì?
IPO (Tên đầy đủ Tiếng Anh: Initial Public Offering) có nghĩa là phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Các công ty IPO trở thành công ty cổ phần đại chúng thường vì 1 trong 2 lý do: (1) Cần huy đông tiền để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh (2) Những người chủ sở hữu trước muốn thông qua IPO để thoái vốn.
Ví dụ: Vụ IPO của Google năm 2004, có 19.6 triệu cổ phiếu được chào bán: gồm 14.1 triệu phát hành mới để tăng vốn, 5.5 triệu cổ đông cũ thoái vốn.
Trước khi trả lời câu hỏi có nên mua cổ phiếu IPO hay không, hãy tìm hiểu các bước thực hiện IPO.
Các bước thực hiện IPO
Trong đợt chào bán lần đầu, công ty IPO sẽ thuê hoặc hợp tác với các công ty tư vấn / bảo lãnh như ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán (ở Việt Nam chủ yếu là qua công ty chứng khoán.
Các công ty tư vấn/bảo lãnh sẽ giúp hỗ trợ về giấy tờ, định giá, phân phối, quảng cáo – marketing, để IPO diễn ra tốt đẹp.
Ví dụ: Đầu năm 2018, công ty Lọc Hóa Dầu Bình Sơn (mã: BSR) thuê 2 tổ chức tư vấn là Chứng khoán Dầu Khí (PSI) & Chứng khoán đầu tư và phát triển Việt Năm (BSC) để hỗ trợ IPO.
Để được IPO, thì công ty phải đáp ứng các yêu cầu theo luật định. Ngoài yêu cầu về vốn hay hoạt động kinh doanh, công ty IPO cũng cần 1 ban hỗ trợ IPO, bản cáo bạch hay gửi báo cáo tài chính…
Sau IPO ở Việt Nam, các công ty có thể niêm yết khi đáp ứng các tiêu chí của từng sàn: cụ thể HOSE là khắc khe nhất, tiếp đến là HNX, và lỏng lẻo nhất là sàn Upcom.
Ví dụ để niêm yết trên sàn HOSE, thì công ty cần đáp ứng 1 số điều kiện như :
- Vốn điều lệ >= 120 tỷ đồng,
- 2 năm gần nhất kinh doanh có lãi, và không có lỗ lũy kế
- Tỷ suất sinh lời ROE >=5% …
Điều này giúp loại bỏ những công ty kinh doanh kém hiệu quả và bảo vệ nhà đầu tư.
II. Doanh nghiệp được và mất gì từ IPO?
Đối với NĐT quyết định có nên mua cổ phiếu IPO rất quan trọng và doanh nghiệp cũng vậy.
Nó sẽ tạo nên vị thế mới, cũng như kênh để huy động vốn lớn mạnh hơn, tuy nhiên cũng có những nhược điểm đi kèm. Ngọ sẽ điểm qua doanh nghiệp được và mất gì từ IPO.
1. Ưu điểm khi IPO là gì?
- Tăng vị thế, uy tín đối với doanh nghiệp sau IPO.
Thực sự uy tín là điều rất khó đánh giá, tuy nhiên khi IPO bắt buộc công ty phải minh bạch và công khai hơn, đặc biệt khi niêm yết công ty còn phải chịu trách nhiệm và theo luật chứng khoán.
Do đó, có sự tin tưởng của đối tác kinh doanh cũng như có thể trả lãi thấp hơn khi đi vay vốn. - Huy động vốn cho quá trình phát triển, IPO xong công ty tiếp cận với thị trường chứng khoán. Mà bản chất của thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn.
Ngay lúc IPO, công ty cũng có thể huy động được nguồn tiền lớn để phục vụ kinh doanh. - Công ty có thể dễ dàng thưởng cổ phiếu cho lãnh đạo và nhân viên ví dụ như Masan (MSN) như cổ phiếu ESOP.
Điều này hấp dẫn nhân viên hơn vì có thể bán dễ dàng, qua đó có thể tuyển dụng nhân tài tốt hơn. - Công ty dễ dàng trong hoạt động mua bán & sáp nhập (M&A), một công ty đại chúng có thể dễ dàng sử dụng cổ phiếu của mình để mua lại công ty khác.
2. Nhược điểm khi IPO là gì ?
- Tốn kém chi phí khi IPO. Chi phí này gồm chi phí khi IPO như thuê đơn vị tư vấn và các chi phí để duy trì công ty cổ phần đại chúng.
- Diễn biến giá cổ phiếu có thể khiến ban lãnh đạo phân tâm trong hoạt động quản lý. Thay vì chú ý để cải thiện các chỉ số kinh doanh, tài chính thì lại đánh giá dựa vào tăng giảm giá cổ phiếu.
- Công ty có thể bị lộ các bí mật và phương thức kinh doanh đối với các đối thủ cạnh tranh.
- Luôn có áp lực duy trì sự tăng trưởng trước các nguồn đầu tư vốn đầu tư từ thị trường hoặc cổ đông.
- Lãnh đạo có thể sẽ bị giảm quyền kiểm soát, hoặc sẽ dễ bị phạt do giờ phải tuân theo luật chứng khoán nữa.
III. Danh sách các công ty IPO điển hình ở Việt Nam
Ở Việt Nam có rất nhiều công ty cổ phần đại chúng niêm yết thành công.
Ví dụ Công ty sữa Vinamilk, mã : VNM – đã tăng gần 38 lần trong 13 năm (khi IPO năm 2006).
Quay ngược dòng quá khứ hơn nữa, về ngày giao dịch đầu tiên của sàn chứng khoán Việt Nam, với 2 mã REE & SAM, ta thấy 2 trạng thái ngược chiều nhau.
Phía bên kia, cổ phiếu REE cùng thời niêm yết với SAM. REE có kết quả tích cực.
Do đó, không phải cổ phiếu IPO nào cũng nên mua!
IV. Mua cổ phiếu IPO như thế nào và cách định giá cổ phiếu IPO?
Mua cổ phiếu IPO như thế nào?
Có một số nghiên cứu ở Mỹ, thì trong vòng 1 năm sau IPO thì 1 cổ phiếu IPO sẽ có khả năng cao hơn (>50%) không bằng thị trường. Thậm chí trọng vòng 3 tháng so với giá lúc IPO cũng sẽ cho thấy điều này.
Có nên mua cổ phiếu IPO?
Nếu nhìn toàn cảnh: IPO chưa hẳn là một lựa chọn tốt.
Ở Việt Nam, nhiều NĐT cá nhân thấy khi IPO thì nhiều cổ phiếu sẽ tăng giá nhanh & có thể tăng trần nhiều phiên.
Điều này cuốn hút nhiều nhà đầu tư non tay nghề, và nhà đầu cá nhân thấy tăng trần bị cuốn hút nhưng thường rất khó mua được cổ phiếu, và khi mua được sẽ mua trúng đỉnh và thua lỗ.
Xét ở góc độ, NĐT sử dụng phân tích kỹ thuật có nên mua cổ phiếu IPO hay không?
Cổ phiếu khi IPO chưa có mô hình giá cụ thể, nên khi mua cổ phiếu IPO sẽ có những rủi ro lớn.
Xét ở góc độ, NĐT sử dụng phân tích cơ bản – đầu tư giá trị có nên mua cổ phiếu IPO hay không?
Benjamin Graham (thầy của Warren Buffett), những người sáng lập và người nắm cổ phiếu trước IPO đang tìm cách hoặc thực hiện hóa lợi nhuận qua IPO, không thể mua ở mức giá hời.
Ngoài ra, một cú va chạm nào đó có thể khiến giá cổ phiếu giảm trong vòng 1 vài năm tới, khi đó nhà đầu tư giá trị mới có những món hời.
Tóm lại có nên mua cổ phiếu IPO?
Đối với NĐT cá nhân bình thường
Mua cổ phiếu IPO chứa đựng nhiều rủi ro!
Tuy nhiên, nếu bạn quyết định mua IPO (thực tế bạn vẫn có thể kiếm được tiền từ IPO), bạn cần chú ý.
Cách định giá cổ phiếu IPO
1. Nghiên cứu khách quan
Những thông tin công ty qua IPO như bản cáo bạch, là do công ty viết. Chưa có những nhà phân tích độc lập, nên nó cũng thường bóng bẩy hơn so với bình thường. Những điều tốt sẽ tốt hơn và những rủi ro cũng được đánh giá mức thấp hơn.
Để định giá cổ phiếu IPO cần đánh giá: ngành, đối thủ cạnh tranh, tài chính, thông cáo báo chí để xem xét công ty khách quan nhất. Không để những thông tin bị thổi phồng dù ít hay nhiều ảnh hưởng đến bạn.
2. Chọn những doanh nghiệp thuê những công ty tư vấn chất lượng.
Rất nhiều công ty chứng khoán vì tiền, hay thế lực ép buộc nên thường tung hô và đánh bóng công ty khi IPO, thậm chí môi giới vì ép doanh số và nhiệm vụ nên cũng bị lôi vào cuộc IPO mà thiệt hại là nhà đầu tư.
Những công ty chứng khoán chất lượng, sẽ ít bị thao túng hơn và minh bạch hơn. Giúp cho NĐT cá nhân giảm khả năng mua hớ khi công ty IPO.
Ví dụ: Công ty IPO là ROS được công ty chứng khoán ART (2 công ty chứng khoán cùng 1 chủ), tung hô hả hê. ROS từng tăng từ dưới 10.000 đồng lên 200.000 (chưa điều chỉnh), nhưng có mấy NĐT cá nhân hưởng lợi quá trình đó hay đa phần thua lỗ?
3. Đọc kỹ bản cáo bạch
Khi IPO công ty cần công khai bản cáo bạch, chia sẻ toàn cảnh nhất về công ty. Mặc dù bản cáo bạch là do công ty viết, bạn có thể sẽ không thể tin tưởng nhưng bắt buộc bạn phải đọc nó.
Bản cáo bạch không chỉ phát thảo toàn cảnh công ty, mà còn rủi ro công ty, cơ hội, số tiền huy động trong IPO để làm gì?
Nếu số tiền đó, đem đi trả nợ thì cẩn trọng!
4. Nếu có thể, hãy cố gắng chờ đợi
Để hạn chế việc lãnh đạo, thông qua IPO để tháo chạy và bán cổ phiếu chốt lời, để cho nhà đầu tư thiệt hại lớn như vụ MTM. Thường sẽ yêu cầu ban lãnh đạo không bán cổ phiếu ra trong thời hạn nhất định. Nếu hết hạn, lãnh đạo vẫn tiếp tục nắm giữ cổ phiếu thì bạn có thể mua nó nếu cảm thấy tốt
5. Luôn cẩn trọng – có nên mua cổ phiếu IPO?
IPO luôn là bất cân xứng thông tin, đối với nhà đầu tư cá nhân bạn thường có ít thông về công ty hơn là người nắm vững.
Có những công ty chứng khoán kiêm luôn luôn bảo lãnh phát hành, nên nếu cổ phiếu không bán hết thì công ty chứng khoán sẽ bỏ tiền ra mua. Nên khi một công ty chứng khoán đề nghị với IPO, dù nói tốt đi nữa cũng hãy cẩn trọng!