Làm thế nào để trở nên giàu có? Từ kinh tế học đến cá nhân

Làm thế nào để trở nên giàu có? – đó là trăn trở của bao người. Thực tế, điều này không khó nhưng không dễ.  Giả sử 10 tỷ đối với người này là nhiều, nhưng với người khác là tương đối, cũng có người chê ít.

Tuy nhiên, Ngọ tin rằng nếu bạn là người mang tính logic, hoặc tư duy dựa trên khoa học 1 chút có thể sẽ thích những chia sẻ của Ngọ, hoặc đồng ý ở mức độ nào đó.

lam-the-nao-de-tro-nen-giau-co

Bản thân, con người thường tin mình hơn tin người khác – trừ vài người họ tin thôi, ví dụ như tin Đức Phật, Thiên Chúa, Warren Buffett, Chalie Munger… Dù chúng ta cứ rao giảng đứng trên vai người khổng lồ, nhưng biết đến câu nói và thực tế thấm câu nói là 2 câu chuyện khác nhau.

Ví dụ: Biết đầu tư chứng khoán phải kiên nhẫn, kỷ luật; & ta thực sự kiên nhẫn, kỷ luật trong đầu tư chứng khoán là 2 việc khác nhau.

Cho nên điều quan trọng, khi bạn tiếp thu phần nào bài này rồi, thì hãy ứng dụng vào thực tiễn bản thân, nhằm giúp cho tài chính mình tốt hơn.

Ham muốn 1 triệu USD? Ai giàu có hơn?

Bản thân chúng ta đều có tính ham muốn – kiểu được voi đòi tiên – chỉ là mức độ ít hay nhiều thôi.

Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!

Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!
Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết

Ví dụ bạn đi xe số  bạn sẽ muốn xe ga;  đi xe ga sẽ muốn ô tô; đi ô tô rồi sẽ muốn BMW;  có BMW sẽ muốn Lamborghini. Dù thực tế cách đây 60 năm – thời ông bà ta mong muốn chiếc xe đạp!

Giàu có nó là con số vừa tương đối vừa tuyệt đối.

Giá trị tuyệt đối là: 1 triệu USD – thì dù ở Mỹ, Hà Nội hay làng quê cũng vậy là 1 triệu USD.

Nhưng thực tế tính theo bình quân sức mua PPP, người có 1 triệu USD ở Việt Nam – đáng giá 3 triệu USD ở Mỹ. Cho nên tính theo sức mua, ở Mỹ có 1 triệu USD tương đương người Việt sở hữu tầm 8 tỷ đồng! Đó là mức bình quân!

Tuy nhiên, ta bóc tách, nếu bạn ở Sài Gòn, Hà Nội – nhiều khi cần đến 12 tỷ đồng, trong khi ở miền quê có khi cần 6 tỷ đồng để ứng với 1 triệu USD ở Mỹ! (Đây là tính theo PPP – Dòng này Ngọ không có số liệu nghiên cứu).

  • Cho nên dựa vào giá trị tuyệt đối, bình quân người Việt có 500.000 USD có giá trị tài chính thấp hơn người Mỹ có 1 triệu USD là 500.000 USD.
  • Nhưng so sánh giá trị tương đối – Người Việt có 500.000 USD sẽ tương đương người Mỹ có 1.500.000 USD ở Mỹ, sẽ giàu hơn người Mỹ 1 triệu USD với mức tiền 500.000 USD.

Top 1% giàu nhất Việt Nam – Làm thế nào để lọt top 1% giàu có?

Tài sản trung bình của những người nằm trong top 1% dân số giàu nhất năm 2021 lên tới 814.776 USD (tương đương 18,5 tỷ VND), top 10% giàu nhất là 181.132 USD (tương đương 4,1 tỷ VND). Trong khi, tài sản trung bình của 50% người nghèo nhất chỉ là 3.429 USD (gần 78 triệu VND)

Để lọt vào top 1% dân số có tài sản lớn nhất Việt Nam, bạn cần có tài sản tối thiểu là 259.149 USD (gần 6 tỷ VND), và để lọt vào top 10% thì bạn cần có tài sản tối thiểu 61.313 USD (gần 1,4 tỷ VND). – Ở Mỹ để lọt top 1% cần 4,4 triệu USD!

Vì số liệu này là năm 2021, nên dù không chính xác, ta tinh chỉnh thêm 15% – tức Top 1% giàu nhất Việt Nam là 259.149 X 1,15 = tầm gần 300.000 USD (tầm hơn 7,3 tỷ đồng!), Top 10% tối thiểu (70.500 USD – 1,7 tỷ đồng).

Đây là tính trên người, nếu ở gia đình – nhiều khi ta cần nhân cho số thành viên trong gia đình hay số người trưởng thành trong gia đình ?! (Ngọ chưa xác minh số liệu này)

Ít nhất dù con số không thôi, sẽ còn nhiều thiếu sót;  nhưng ít nhất nó có tính định lượng hơn là cảm tính của người một số bộ phận người Việt.

Làm thế nào để trở nên giàu có? Mô hình Hechscher-Ohlin

Dù cuộc đời là bất định và không chính xác tuyệt đối, nhưng nếu chúng ta có 1 mô hình để phát triển sự giàu có của mình sẽ giúp ích cho bản thân tiết kiệm công sức và giàu có hơn.

Ở góc độ vĩ mô, có các mô hình thâm dụng lao động, thâm dụng vốn, thâm dụng các yếu tố tổng hợp (thường là thâm dụng công nghệ)

Tất nhiên giai đoạn nào cũng cần cả 3 mức thâm dụng trên, nhưng sẽ có trọng số khác nhau. Trước đây, thì người ta biết đến với mô hình thâm dụng lao động, và thâm dụng vốn nhiều hơn – gọi là mô hình Hechscher-Ohlin. Sau đó, được tiếp tục phát triển thêm.

Nhiều người cứ lần mò đủ điều, nhiều khi vắt óc mà hỏi ông trời: Làm thế nào để trở nên giàu có?; mà quên dưới chân ta có những mô hình kinh tế giúp ích ta phần nào.

Ví dụ:

  • Công ty dệt may cần số lượng lao động rất nhiều, và chiếm tỷ trọng lớn nên được xem là ngành thâm dụng lao động. Ai đầu tư chứng khoán sẽ biết đến các mã VGG (Việt Tiến), TVT (Việt Thắng), TCM (Dệt May Thành Công)
  • Công ty sản xuất Bia – được xem là thâm dụng vốn, khi cần đầu tư nhiều máy móc thiết bị để vận hành sản xuất bia nhiều hơn, so với công nhân.

Thâm dụng lao động – Từ số 0 lên số 1

Ở Việt Nam – nước thu nhập trung bình dưới 4.285 USD/người (2023), hiện thâm dụng lao động vẫn là yếu tố chính. Do đó, đối với người bình thường – ban đầu thì nguyên lý chính đó là “cày là chính”.

Làm việc chăm chỉ, cày bừa như trâu – không chỉ giúp chúng ta có tiền, mà quan trọng hơn những giá trị kinh nghiệm quý giá và cơ hội khi làm việc chăm chỉ.

Charlie Munger từng chia sẻ là bạn hãy làm mọi thứ để có 100.000 USD đầu tiên.

Munger-100000-USD

 “Dù cho phải làm thêm giờ, chạy thêm Grab, bằng mọi cách bạn phải tích lũy được 100.000 USD đầu tiên. 100.000 USD (khoảng 2.3 tỷ đồng) đầu tiên là khó khăn nhất… Sau đó bạn có thể thả lỏng một chút.” Tỷ phú đầu tư Charlie Munger

Dù cho phải làm thêm giờ, chạy thêm Grab, bằng mọi cách bạn phải tích lũy được 100.000 USD đầu tiên100.000 USD (khoảng 2.3 tỷ đồngđầu tiên là khó khăn nhất… Sau đó bạn có thể thả lỏng một chút.” Tỷ phú đầu tư Charlie Munger

Tất nhiên, ở góc độ nào đó – ta nên hiểu ý nghĩa hơn là bới móc từng câu chữ nhỏ nhặt. Đây là bối cảnh Mỹ, nếu quy chiếu ở Việt Nam có thể là 500 triệu hoặc 1 tỷ đồng (tùy vùng khu vực sống).

Như vậy chẳng màu mè, chẳng đao to búa lớn gì cả – chỉ tóm gọn là “cày và tiết kiệm”. Nó có ý nghĩa vô cùng lớn – nó giống như cột mốc tài chính ý nghĩa của con người, thông thường sẽ làm tròn 100 triệu đồng , 1 tỷ đồng, 10 tỷ đồng, 100 tỷ đồng, 1000 tỷ đồng… Hoặc đôi khi chuyển qua USD như 10.000 USD, 100.000 USD, 1 triệu USD, 10 triệu USD, 100 triệu USD.

Mỗi con số sẽ có ý nghĩa về mặt tâm lý, góc nhìn rất nhiều – giống như trong đầu tư chúng ta hiểu vai trò của ngưỡng kháng cự hoặc ngưỡng hỗ trợ vậy đó. Bởi trải nghiệm các mốc đó, và biết về mốc đó là 2 khái niệm khác nhau – bởi tính da thịt trong cuộc chơi. Thực tình mà nói:

Rất khó để một người 20 triệu/tháng hiểu được góc nhìn của người 200 triệu/tháng, và người 200 triệu/tháng rất khó hiểu được góc nhìn người thu nhập 2 tỷ/tháng.

Ngọ tin rằng: Chúng ta thật khó hiểu được Phạm Nhật Vượng hay Warren Buffett – tuy nhiên ở góc độ nào đó, ta không cần thiết phải hiểu họ, ta chỉ cần học họ để trở thành phiên bản tốt nhất của ta. Một mẹo nữa giúp ta hiểu họ hơn là nghiên cứu về họ, đọc về họ và cố gắng thực hành phần nào đó.

Ví dụ lương năm nay 10 triệu/tháng – thì sang năm lên 15 triệu/tháng là tốt rồi! – Trong chứng khoán gọi là tăng trưởng ấy, khi đó giá trị bạn sẽ tăng hơn rất nhiều!

Chẳng có việc gì phải buồn, vì ở giai đoạn này chúng ta cần là thâm dụng lao động – chúng ta cần là cày!

Điều đó, không có nghĩa là ta chỉ cày và gửi tiền ngân hàng mà không đầu tư, ta có thể đầu tư bằng các hình thức đơn giản và trải nghiệm như học tập thêm, mua sách về đọc, gửi ngân hàng, mua vàng, mua cổ phiếu với số tiền nhỏ, hay quỹ đầu tư, bỏ tiền mua các mối quan hệ… Nhưng nền tảng chính vẫn là cày thôi.

Và thẳng thắn mà nói, đa số mọi người đang ở giai đoạn này, thì ý thức của chúng ta nên sử dụng mô hình thâm dụng lao động.

Không cần nhìn đâu xa, Việt Nam chúng ta vẫn đang chủ đạo là mô hình thâm dụng lao động. Nhiều bạn cứ bảo Việt Nam cứ phải công nghệ như Mỹ – nhưng điều này đòi hỏi con người có trình độ, kỷ luật cao.

Mô hình thâm dụng lao động, cũng có những nhược điểm mà Ngọ thấy, nếu bạn ở đây quá lâu – bạn sẽ không thoát được cảnh này. Mà thực tế ở góc độ vĩ mô – ta thấy nhiều nước dính bẫy thu nhập trung bình.

Con ở góc độ con người, tới được một mức độ nào đó, kiểu thoát nghèo, có ngôi nhà nhỏ, chiếc ô tô rồi – sẽ đứng và không phát triển được nữa.

Thâm dụng vốn – Từ 1 lên 10

Thực tế lý thuyết về thâm dụng lao động và thâm dụng vốn, thường được hướng dẫn liên quan kinh tế vĩ mô nhiều hơn. Nhưng ta hoàn toàn có thể áp dụng phần nào đó vào cuộc sống cá nhân.

Theo định nghĩa: “Mô hình kinh doanh thâm dụng vốn đề cập đến việc sản xuất đòi hỏi đầu tư vốn cao hơn như tài chính, máy móc, thiết bị hiện đại.”

Theo định nghĩa: “Mô hình kinh doanh thâm dụng vốn đề cập đến việc sản xuất đòi hỏi đầu tư vốn cao hơn như tài chính, máy móc, thiết bị hiện đại.”

Ở đây ta đề cập đến tỷ trọng giữa các loại thâm dụng như thâm dụng lao động, thâm dụng vốn, hay thâm dụng các yếu tố tổng hợp.

Rõ ràng đến giai đoạn này, thay vì “cày” để kiếm tiền là chính; thì ta sẽ dùng tiền để có thể kiếm tiền nhiều hơn.

Ví dụ, cũng là Grab – nhưng GrabBike (đi xe máy ôm) sẽ thấy sức kiếm tiền nhiều hơn; nhưng GrabCar sẽ yêu cầu vốn nhiều hơn (mua xe ô tô).

Gia-grab

Ngọ thử đặt 1 cuốc đi ngắn,  trong khi sức lao động tương đương, điều gì khiến GrabCar cao hơn gấp 3 lần so với GrabBike?

Thâm dụng vốn thực sự có ý nghĩa giúp bạn gia tăng thu nhập!

Có những thứ rất đơn giản, từ việc tự tay làm bánh quy – giờ thì người ta sản xuất bánh quy theo quy mô công nghiệp.

Ví dụ: Bạn đầu tư chiếc xe 4 bánh để dễ ký hợp đồng hơn; hoặc bạn đầu tư chiếc Iphone mới nhất để dễ kinh doanh – với một số ngành nghề. Đó được xem là thâm dụng vốn đấy!

Thâm dụng công nghệ –  Từ 10 lên 100

Thường khi nói đến yếu tố này, người ta hay nói thâm dụng yếu tố công nghệ, hay hố cách công nghệ. (Đúng nhất gọi là thâm dụng các yếu tố tổng hợp)

Lý thuyết này được đề xuất bởi M. Posner dựa vào sự khác biệt công nghệ giữa các quốc gia.

Hoa Kỳ là một nước dẫn đầu về công nghệ:

  • Đầu tư vào hoạt động R&D cao nhất
  • Quy mô thị trường lớn cho phép họ giảm chi phí trung bình
  • Lực lượng lao động có kỹ năng dồi dào mang lại cơ hội cho sự đổi mới
  • Công nghệ không được chuyển giao từ nước này sang nước khác ngay tức thời
  • Hoa Kỳ sẽ xuất khẩu hàng hóa thâm dụng công nghệ bất kể tỷ lệ giữa các yếu tố sản xuất như thế nào.

Thâm dụng các yếu tố thiên về cách làm, cải tiến kỹ thuật, trình độ quản lý….

Thực tế, hầu hết số đông sẽ khó đến bước này, dù ở góc độ con người, đôi khi cũ người mới ta, nhưng có bao nhiêu người chịu nghiên cứu và phát triển (trung bình người Việt đọc 1 cuốn sách/năm) – và phần đông không phải là tuýp người may mắn sở hữu IQ cao, hay sinh ra trong gia đình có điều kiện.

Nhưng về cơ bản ta có thể cày để có kỹ năng, và có thể đầu tư vốn để làm việc nhanh hơn, và có thể mua để đầu tư công nghệ (quản lý, kiến thức) để vượt trội.

Tóm lại đối với cá nhân:

Cày bằng sức -> Cày bằng tiền -> Cày bằng cái đầu.

Dù không hoàn toàn đúng, nhưng đừng nhầm lẫn giữa cày bằng tiền tốt hơn bằng cái đầu nhé. Vì số vốn giống nhau, nhưng đều đầu tư 5 tỷ – nhưng có người làm xây dựng cả sự nghiệp, còn có người thì sập nhé!

Ví dụ đầu tư trong thị trường chứng khoán – nếu bạn thâm dụng vốn, đầu tư bằng tiền bạn sẽ lãi 10%/năm (tương đương chỉ số). Nhưng nếu bạn lãi 20%/năm – bạn rõ ràng là cái đầu của bạn rồi.

Đầu to thì tiền nhiều!

Hồi trước đây, nhiều người phân vân, hoặc ngạc nhiên – quái quỷ kiểu ông X, bà Y làm gì mà giàu quá vậy. Làm thế nào để trở nên giàu có – thì Ngọ chia sẻ con đường cho bạn rồi đó. Ngọ tin những người giàu có tự thân, sẽ có nhiều phần đồng ý với lý thuyết này. Vậy ta cứ thử áp dụng đi – ít ra thì ta sẽ vào top 10% tốt nhất!

Bài viết ý nghĩa:  5+ cách tiết kiệm giúp Ngọ nghỉ hưu ở tuổi 31 & 2 lần đi hết 63/63 tỉnh Việt Nam

Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.

Khám phá phương pháp đầu tư an toàn và vượt trội này! ⇒ Đọc bài chi tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!