Bạn muốn kiếm tiền chứng khoán, bạn bước lên chuyến bay làm giàu. – Thường thì chuyến bay sẽ luôn đề phòng sự an toàn. Do đó, hãy hiểu tác hại của chơi chứng khoán. Bạn mới có thể thắng lợi và sự bền vững về tài chính.
Bản thân Ngọ đã đầu tư ở TTCK đến 2024 là năm thứ 12. Và Ngọ thấy rằng chứng khoán mang lại lợi nhuận lớn cho một số người, nhưng đồng thời khiến nhiều người ôm nỗi đau trăm năm.
“Ăn cây nào rào cây đó” – tức là nhiều người trong ngành có thể bằng nhiều chiêu trò ca tụng chứng khoán thái quá. Anh chị mở tài khoản bên em, sử dụng dịch vụ bên em, mỗi lần mua bán em phím hàng anh chị là sẽ kiếm lời con số khủng.
Nhiều khi có người “trưng” ra lời lãi bao nhiêu tiền, mà phớt lờ những lần lỗ to. Thậm chí tệ hơn là photoshop kết quả đầu tư. Để mỗi lần ai đó “dính” thì họ lại nghĩ thêm 1 con cá lọt lưới.
Đúng là chứng khoán có thể dẫn bạn bay đến 1 vùng đất hứa – và con số này là thiểu số. Nhưng nhân duyên, chúng ta may mắn gặp nhau qua bài viết này. Ngọ sẽ chỉ ra vài tác hại của chơi chứng khoán, để bạn cân đo đong đếm trước khi tham gia thị trường.
Vì là 1 chuyến bay – bạn đã từng đi máy bay chưa nhỉ? Người Việt rất ngại nói chuyện rủi ro, nhất là mới bắt đầu – nhưng đúng nghĩa 1 chuyến bay, thì khi bạn lên – người ta luôn định hướng rủi ro, ví dụ cách đeo dây an toàn, cách đeo mặt nạ Oxy, cách thoát hiểm khi gặp sự cố.
Ngọ có nhận hướng dẫn chứng khoán, nhưng trên hết Ngọ là 1 người nhận tiền ủy thác – cho nên việc đầu tư thực nó không chỉ nói miệng mà là những kinh nghiệm từ mất tiền, stress đến đủ trò. Một số người hiểu điều đó để lỡ sau này gặp phải, còn biết cách thoát hiểm.
Vậy bắt đầu chuyến bay nào!
Tác hại của chơi chứng khoán đối với Ngọ?
Thẳng thắn mà trừ vài ba tháng đầu tiên, Ngọ chẳng biết gì – có 1 lần đầu tư theo phím hàng rồi thua lỗ, còn lại con đường đầu tư của Ngọ tương đối suôn sẻ. Tất nhiên, không thể thiếu những lúc gập ghềnh.
Đối với Ngọ, tác hại lớn nhất khi chơi chứng khoán của Ngọ – là đánh rơi tấm bằng thạc sĩ. Lý do ư? Khi học hết 2 năm thạc sĩ, và đến thời làm luận văn – thực tế cũng là giai đoạn Ngọ xây dựng, tối ưu, phát triển CophieuX. Khi đó, Ngọ cũng chưa phát triển đầy đủ được các triết lý của mình, tâm trạng dính vào chứng khoán nhiều hơn.
Có nhiều bạn Ngọ biết, khi đầu tư chứng khoán, ngày ngày xem bảng điện, đọc tin tức, lên các nhóm mà không thể tập trung vào trong công việc của mình.
Vì chứng khoán là công việc của Ngọ, nên Ngọ cũng tập trung công việc đó chứ? – Nhưng thực tế, Ngọ đã không làm luận văn, rồi nhiều vấn đề phát sinh – nên tấm bằng thạc sĩ, vẫn là cái gì đó ghim trong lòng.
Nếu có tấm bằng Thạc Sĩ – khi dạy học sẽ “oách” hơn so với thông thường đúng chứ? Dù Ngọ vẫn là Ngọ thôi!
Bạn có thể nói là Ngọ học lại, nhưng đó là chuyện tương lai. Bản thân Ngọ 3,5 năm qua sống nay đây mai đó – đời lang thang khắp Việt Nam, xa hơn là khắp Đông Nam Á.
Thẳng thắn, tấm bằng mang tính chất quảng cáo – khiến người đời tin hơn – chỉ vậy thôi. Như vậy, nó đáng giá rồi. Dù thực tế, nhiều khi bây giờ nó xu hướng phổ cập Thạc Sĩ rồi!
Tác hại của chơi chứng khoán đúng với phần đông.
Ngọ tin, cái gì cũng có ưu nhược – tức lại đừng thái quá với mọi thứ. Bởi ở Việt Nam, nhiều người nói đến chứng khoán, giống cờ bạc – có người nghĩ là kênh giàu nhanh. Ngọ tin cả 2 điều đều thiếu sót.
Có thể bạn sẽ bị thua lỗ khi chơi chứng khoán
Khi bạn gửi tiền tiết kiệm, tức là bạn chấp nhận mức lãi từ 5%-7%/năm – với rủi ro thấp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có lợi nhuận cao hơn, thì đối với người bình thường – phải chấp nhận rủi ro cao hơn.
Rủi ro cao lợi nhuận cao – tức là hoặc bạn sẽ có lợi nhuận, hoặc bạn có thể thua lỗ; chứ không thể là mức 5% hay 7%.
Bất cứ ai nói – chứng khoán luôn lời – bất động sản luôn lời – vàng luôn lời, đặc biệt trong ngắn hạn, thì tốt nhất bạn nên thoát khỏi họ. Bạn sẽ an nhiên và vui vẻ hơn.
Tất nhiên, việc thua lỗ chứng khoán là chuyện bình thường đối với nhà đầu tư rồi – dạng kiểu biết rồi nói mãi. Thì Ngọ sẽ chia sẻ thêm cho bạn vài tác hại của chơi chứng khoán khác.
Vấn đề tâm lý và áp lực từ việc đầu tư chứng khoán.
Đối với người bình thường – chứng khoán là điều không dễ dàng. Việc thị trường biến động liên tục.
Bạn mua 1 cổ phiếu 100K, nó có thể lên 105K, 110K, 120K – hoặc có thể giảm 95K, 90K, 80K.Việc cân não lên để trả lời câu hỏi có nên cắt lời hay chờ thêm xíu nữa. Hay việc cắt lỗ hay chờ cho nó phục hồi. Nó đòi hỏi, một năng lượng rất lớn.
Tất nhiên, thông thường số đông sẽ thua lỗ – công thêm việc thị trường biến động liên tục gây ra vấn đề tâm lý và áp lực cuộc sống rất lớn.
Đó là lý do, bạn càng nhàn bạn kiếm được tiền – Ngọ hay chia sẻ như vậy. Ra uống cà phê, đọc sách, đi du lịch có thể là đầu tư – nhưng ngày ngày đọc tin tức, xem bảng điện là phản đầu tư.
Ảnh hưởng đến những thứ xung quanh.
Cái bệnh viêm màng túi, là 1 căn bệnh không hề dễ chịu đối với con người. Một người có được 5 tỷ đồng một cách bình thường, dạng tích lũy 1 tỷ, 2 tỷ, 3 tỷ, 4 tỷ, 5 tỷ – họ sẽ có niềm vui sống tự nhiên, và gia đình cảm giác là đang phát triển.
Nhưng thử 1 tình huống ngược lại. Bạn có 1 tỷ, rồi lên 2 tỷ – rồi nhanh chóng có 10 tỷ, sau đó còn 5 tỷ. Điều gì xảy ra? Đối với chúng ta đó là một điều rất tồi tệ, nhiều khi về nhà còn ảnh hưởng vợ con, công việc thì cứ lờ đờ.
Còn tệ hơn nữa, nếu bạn kiếm được nhanh chóng thay vì 10 tỷ mà là 20 tỷ, rồi quay lại 5 tỷ. Ôi thôi, cực hình!
Và nếu kiếm được 40 tỷ rồi quay lại 10 tỷ thì sao? Ôi Ôi! Siệu Cực Hình!
Rõ ràng về tài chính, 5 tỷ là 5 tỷ – 10 tỷ là 10 tỷ dù nó đi theo con đường nào đi nữa. Nhưng về mặt, tâm lý bản thân và người xung quanh sẽ khiến ta buồn phiền.
Thực tế, khi bạn kiếm tiền một cách nhàn hạ. Vợ bạn hoặc chồng bạn, bố vợ hoặc ba chồng, con bạn sẽ hạnh phúc – nhưng nếu mất tiền, họ cũng sẽ stress theo luôn.
Nhiều bạn chơi chứng khoán, lên công ty không tập trung được bởi cứ ám ảnh – 1 phiên tăng trần, là hơn cả gửi tiết kiệm 1 năm. Thậm chí hơn cả lương 1 tháng- thậm chí 1 năm, vậy tâm trạng đâu làm. Nó ảnh hưởng đến hiệu suất công ty và của toàn xã hội.
Tất nhiên vẫn còn khá nhiều tác hại của việc chơi chứng khoán, không chỉ tài khoản thua lỗ, hay tâm lý stress, hiệu suất công việc, mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh học, chất lượng sống, kinh tế và xã hội.
Ví dụ: Một thằng bạn lỗ 2 tỷ chứng khoán, mà khiến đứa bạn hắn lên cơn đau tim – bởi vì cho đứa lỗ chứng khoán ấy mượn 500 triệu!
Làm gì để thấy có lợi khi chơi chứng khoán.
Tất nhiên, đừng thấy những tác hại của chơi chứng khoán mà bạn ngại. Suy cho cùng chứng khoán cũng giống như bao nghề khác, nó mang tính kinh doanh nhiều hơn.
Vì bạn mua bán chứng khoán tức là bạn mua bán doanh nghiệp – Nên bản thân Ngọ gọi chứng khoán là kinh doanh của kinh doanh!
Cách tốt nhất, là chúng ta nên hạn chế sai lầm giống số đông. Ngoài ra, chúng ta có thể tận dụng sai lầm của họ để kiếm tiền cho bản thân.
Cho nên, để phòng tránh tác hại của chơi chứng khoán, Ngọ đề xuất vài điều sau:
A.Tăng cường kiến thức và hiểu biết về thị trường
- Học hỏi từ các những nhà đầu tư thực chiến và được thừa nhận.
- Nghiên cứu tìm hiểu về rủi ro và chiến lược đầu tư
B. Xây dựng chiến lược đầu tư và tuân thủ kế hoạch
- Thiết lập mục tiêu cụ thể và thời gian đầu tư
- Đa dạng hóa cổ phiếu và đa dạng ngành cổ phiếu
- Không nên dùng đòn bẩy khi đầu tư
C. Kiểm soát tâm lý và áp lực
- Xác định giới hạn rủi ro tài chính chấp nhận được
- Thực hành quản lý tâm lý trong đầu tư và cuộc sống như kiên nhẫn, kỷ luật.
Ngoài ra, bạn có thể đầu tư vào các quỹ đầu tư, thông thường các quỹ lớn có mức sinh lời dài hạn từ 8%-10%/năm. Đừng quá quan tâm đến con số ngắn hạn, nó không có ý nghĩa.
Hoặc có thể ủy thác vào Happy-Fund – quỹ định hướng an toàn và bền vững. Một cuộc sống giàu có từ từ giúp bạn cảm giác thư thái bên tách cà phê và biển cả hơn. À, bài viết này, Ngọ hoàn thành ở quán cà phê tại Nha Trang nhé!