Lưu ký chứng khoán là gì? Đó là câu hỏi cũng như thắc mắc của rất nhiều nhà đầu tư mới, nhà đầu tư F0… khi lần đầu tham gia thị trường chứng khoán.
Hy vọng qua bài viết này sẽ làm rõ hơn tất cả thông tin về lưu ký và cập nhật những thông tin mới nhất trong năm 2021 để giúp bạn có cái nhìn dễ dàng hơn về lưu ký chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam…
1. Lưu ký chứng khoán là gì?
Lưu ký chứng khoán – tiếng anh: Securities Depository
Theo Khoản 34 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 quy định như sau:
Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến chứng khoán lưu ký.
Nói cách khác, lưu ký chứng khoán là một trong những điều kiện để thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán bằng cách ký hợp đồng mở tài khoản tại các thành viên lưu ký (công ty chứng khoán). Chứng khoán sau khi được lưu ký sẽ ghi nhận vào tài khoản đứng tên nhà đầu tư. Từ đây, tài khoản nhà đầu tư sẽ được ghi tăng hoặc giảm mà không cần phải trao tay các giấy tờ, chứng chỉ chứng khoán
Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!
Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!
Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết
Ngắn gọn: Cổ phiếu là 1 sản phẩm. Nên lưu ký tức là bạn đem cổ phiếu cho vào kho hàng để cất giữ. Kho này ở dạng số hóa, do nhà nước quản lý.
Một định nghĩa khác:
Lưu ký chứng khoán là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản an toàn, chuyển giao và ghi nhận sở hữu chứng khoán của khách hàng trên hệ thống tài khoản lưu ký chứng khoán do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) quản lý nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích liên quan đến chứng khoán của người sở hữu.
Lưu ký chứng khoán là hoạt động ký gửi giữa 3 chủ thể: Nhà đầu tư (chính là các bạn) – Công ty chứng khoán (nơi các bạn mở tài khoản) – Trung tâm lưu ký chứng khoán VSD (Nhà nước quản lý).
Đối với nhà đầu tư mới, bạn chỉ cần mở một tài khoản chứng khoán tại bất cứ công ty chứng khoán nào. Hiện tại Việt Nam có khoảng 73 công ty chứng khoán đang hoạt động. Theo lý thuyết bạn có thể mở 73 tài khản giao dịch chứng khoán tại 73 công ty nhưng điều đó là không cần thiết.
Bạn nên mở một tài khoản tại công ty chứng khoán lớn và uy tín, đặc biệt có mức phí giao dịch thấp nhất là được. Mở tài khoản chứng khoán là hoàn toàn MIỄN PHÍ bạn nhé!
Xem thêm: Cách mở tài khoản chứng khoán 2021 – Chú ý BẪY PHÍ
Khi mở tài khoản chứng khoán xong, bạn nộp tiền vào tài khoản chứng khoán và bắt đầu giao dịch mua bán cổ phiếu trên các sàn như HOSE, HNX, sàn Upcom…
Các công ty chứng khoán sẽ thay bạn thực hiện việc lưu ký, nên bạn hoàn toàn yên tâm.
Rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến cổ phần của các công ty chưa niêm yết trên sàn chứng khoán. Họ hy vọng, việc mua sớm sẽ giúp họ kiếm được khoản lời kếch xù khi cổ phiếu lên sàn. Đây không phải là lựa chọn tồi khi trong thực tế đã có nhiều người thành công lớn và tăng gấp nhiều lần số vốn của mình với hình thức này.
Tuy nhiên, khi mua cổ phần bạn chỉ được công ty cung cấp cho sổ cổ đông/giấy tờ chứng minh quyền sở hữu chứng khoán mà thôi. Đó gọi là các chứng khoán chưa lưu ký.
2. Tại sao cần lưu ký chứng khoán
Khi đã hiểu lưu ký chứng khoán là gì thì bạn đã biết được đây là một hoạt động vô cùng cần thiết đối với việc giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Vậy lý do là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể:
- Thứ nhất: Khi lưu ký chứng khoán, chứng chỉ chứng khoán của nhà đầu tư chắc chắn được cất giữ một cách an toàn tại trung tâm lưu ký và cũng được ghi nhận vào tài khoản lưu ký chứng khoán có đứng tên nhà đầu tư.
- Thứ hai: Lưu ký chứng khoán là hoạt động sẽ đem đến những tiện ích như việc: tự động ghi tăng hoặc giảm khi giao dịch chứng khoán mà không cần phải trao tay chứng chỉ chứng khoán.
- Thứ ba: Lưu ký chứng khoán có khả năng giúp tiết kiệm những chi phí in ấn chứng chỉ chứng khoán, bảo quản chứng chỉ chứng khoán. Cùng với đó là có thể tránh sự hư hỏng, đánh mất hoặc thất lạc chứng chỉ chứng khoán.
- Thứ tư: Lưu ký chứng khoán mang đến những lợi ích khi có thể giảm được rủi ro cho hoạt động của thị trường.
- Thứ năm: Lưu ký chứng khoán sẽ giúp chủ sở hữu thanh toán nhanh, góp phần tăng vòng quay vốn của thị trường và của nhà đầu tư.
- Thứ sáu: Tất các giao dịch như: gửi hoặc rút chuyển nhượng, hạch toán,… đều có thể thực hiện được trên điện thoại hoặc máy tính đều vô cùng tiện lợi.
3. Thủ tục để lưu ký chứng khoán
Lưu ý:
- Những ai mà làm công ty chưa lên sàn, họ được công ty thưởng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu. Giờ công ty niêm yết lên sàn (số hóa) họ muốn bán, thì phải lưu ký mới bán được.
- Còn 1 nhà đầu tư cá nhân bình thường mở tài khoản chứng khoán để đầu tư, 100% cổ phiếu bạn mua bán qua sàn thông qua tài khoản chứng khoán của bạn là đã lưu ký rồi nhé. Nên không cần chú ý mục thủ tục này.
Vậy với những người nắm nắm chứng khoán chưa lưu ký, và quan tâm đến thủ tục lưu lý chứng khoán, thì bạn cần phải làm theo thứ tự từ việc chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ và thực hiện theo các bước mà công ty chứng khoán hướng dẫn.
3.1 Chuẩn bị hồ sơ lưu ký chứng khoán
Trước khi tiến hành lưu ký chứng khoán bạn cần chuẩn bị:
- Sổ cổ đông hoặc Giấy tờ chứng nhận sở hữu cổ phần (loại bản gốc)
- CMND/Hộ chiếu (bao gồm cả bản phô tô và bản gốc để có thể đối chiếu) nếu bạn là khách hàng cá nhân hoặc Giấy đăng ký kinh doanh (bản phô tô có công chứng) nếu khách hàng là một tổ chức
- Phiếu gửi chứng khoán được làm theo mẫu (công ty chứng khoán cung cấp)
3.2 Các bước lưu ký chứng khoán
Bước 1: Quý khách mở tài khoản giao dịch chứng khoán (nếu chưa có tài khoản giao dịch chứng khoán).
Bước 2: Quý khách điền thông tin vào phiếu gửi chứng khoán kèm theo sổ cổ đông hoặc giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán đưa cho nhân viên.
Bước 3: Nhân viên kiểm tra thông tin trên sổ cổ đông hoặc giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán và đối chiếu các thông tin này với thông tin do tổ chức phát hành đã đăng ký với Trung tâm lưu ký Việt Nam (VSD) sau đó hoàn thiện hồ sơ và gửi lên VSD.
Bước 4: Sau khi nhận được chứng từ ghi có hiệu lực từ VSD, công ty chứng khoán sẽ hạch toán ghi tăng số chứng khoán tương ứng của Quý khách vào hệ thống. Hệ thống sẽ tự động gửi tin nhắn SMS thông báo cho Quý khách kết quả.
Số chứng khoán này được hạch toán theo đúng loại chứng khoán của Quý khách đang sở hữu, loại chứng khoán có thể là tự do chuyển nhượng, hạn chế chuyển nhượng hay chờ giao dịch.
4. Có bắt buộc hay cần lưu ký chứng khoán không?
Theo những thông tin trên đây, chứng khoán chưa lưu ký chính là các giấy tờ/sổ sách chứng minh quyền sở hữu cổ phần của khách hàng. Việc chuyển nhượng các giấy tờ này thực hiện theo hai trường hợp sau:
- Nếu công ty đó chưa đăng ký lưu ký với VSD hay chưa phải là công ty đại chúng: Trong tình huống này, khách hàng vẫn có thể thực hiện trao đổi, mua bán cổ phần chưa lên sàn được thông qua chính công ty này. Ngoài ra, giống như chứng khoán lưu ký, bạn sẽ được hưởng các quyền lợi như cổ tức hay quyền tham dự đại hội cổ đông.
- Nếu công ty đó đã đăng ký lưu ký với VSD và đã có mã chứng khoán: Khi đó, khách hàng sẽ không thể tự mua bán với nhau thông qua sổ cổ đông hay giấy tờ chứng minh quyền sở hữu cổ phần được. Lúc này, bắt buộc bạn phải thực hiện lưu ký số cổ phần đó để chuyển giấy tờ sang trạng thái chứng khoán đã lưu ký mới có thể giao dịch trên sàn chứng khoán.
5. Mức phí lưu ký chứng khoán là bao nhiêu?
CÓ!
Tuy nhiên, phí lưu ký chứng khoán cực kỳ thấp, thấp đến mức khó tin… chỉ từ 0,27 đồng đến 0,4 đồng/cổ phiếu/tháng.
Nếu bạn mở tài khoản tại TCBS (Công ty chứng khoán ngân hàng Techcombank) thì phí lưu ký là 0,3 đồng/cổ phiếu/tháng.
Ví dụ về phí lưu ký chứng khoán như sau:
Giả sử bạn đang sở hữu 10.000 cổ phiếu VNM (Vinamilk) với giá 100.000 đồng/cổ phiếu có giá trị là 1 tỷ đồng.
Phí lưu ký cổ phiếu Vinamilk mỗi tháng là: 0.3 đồng/cổ phiếu x 10.000 cổ phiếu = 3.000 đồng.
Phí lưu ký cổ phiếu Vinamilk một năm là: 3.000 đồng x 12 tháng = 36.000 đồng.
Rõ ràng qua ví dụ trên ta thấy: bạn sở hữu lượng cổ phiếu Vinamilk trị giá 1 tỷ đồng mà 1 tháng phí lưu ký chỉ là 3.000 đồng, 1 năm phí lưu ký chỉ 36.000 đồng… Một con số quá rẻ khiến người ta ngạc nhiên phải không nào.
Lưu ý: Phí lưu ký chứng khoán được tính dựa vào số lượng cổ phiếu bạn đang sở hữu chứ không dựa vào giá trị của lượng cổ phiếu đó. Bạn sở hữu 10.000 cổ phiếu Vinamilk có giá 100.000 đồng/cổ phiếu hay 10.000 cổ phiếu FLC có giá 5.000 đồng/cổ phiếu… thì phí lưu ký của bạn vẫn là 3.000 đồng/tháng; 36.000 đồng/năm.
6. Biểu phí lưu ký chứng khoán
Việt Nam hiện tại có khoảng 73 công ty chứng khoán và mỗi công ty chứng khoán sẽ có một mức phí lưu ký chứng khoán riêng. Tuy nhiên mức phí lưu ký tại các công ty chứng khoán dao động từ 0,27 – 0,4 đồng/cổ phiếu/tháng, phổ biến nhất vẫn là 2 mức phí 0,27 đồng và 0,3 đồng.
Mức phí 0,27 đồng được nhiều công ty chứng khoán áp dụng như: VPS, MBS, SSI, VNDirect, HSC…
Mức phí 0,3 đồng được nhiều công ty áp dụng như: TCBS, Bản Việt, ACBS, KB Vietnam
Dưới đây là mức phí dịch vụ và biểu phí lưu ký chứng khoán của các công ty chứng khoán lớn tại Việt Nam:
7. Tóm tắt những ý chính về lưu ký chứng khoán
Bạn chỉ cần mở một tại khoản chứng khoán tại bất kỳ 73 công ty chứng khoán đang hoạt động tại Việt Nam, Công ty chứng khoán sẽ giúp bạn thực hiện việc lưu ký khi bạn phát sinh giao dịch mua và bán.
Mức phí lưu ký chứng khoán cực kỳ thấp, rẻ đến mức ngạc nhiên, phổ biến nhất là 0,27 đồng và 0,3 đồng.
Trên đây là tất cả những thông tin mới nhất về lưu ký chứng khoán. Lưu ký chứng khoán là việc vô cùng quan trọng để chứng minh bạn là chủ sở hữu của các loại chứng khoán khi thực hiện giao dịch mua và bán.
Trong trường hợp tự bạn đang bảo quản chứng khoán chưa lưu ký thì bạn cần giữ cẩn thận để không bị nhòe, rách nát hay thất lạc khiến bạn không thể thực hiện chuyển nhượng hay mua bán được.
Còn phí lưu ký là một khoản phí phụ trong hệ thống các loại phí và thuế khi đầu tư chứng khoán, về cơ bản phí lưu ký cực kỳ thấp.
Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY
Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.