[Danh ngôn] Margin đòn bẩy tài chính: Thần dược hay độc dược?

Bạn sẽ luôn thấy các công ty chứng khoán luôn mời gọi mở tài khoản, với ưu đãi chi phí môi giới và margin thấp.

“Mật ngọt chết ruồi” – nhưng liệu margin thấp và những ưu ái bề nổi ấy, có thực sự là quả táo ngon. Hay margin là quả táo dành cho nàng Bạch Tuyết ngây thơ vô số tội?

Anh chị ơi! Dùng đòn bẩy bên em 3:7, phím hàng chuẩn, phí thấp.  Có thể nhân 2, nhân 3 tài khoản trong 1 tháng hoặc 1 năm.

Những lời nói đó, đã khiến thị trường biến thành một sòng bạc cao cấp – bởi những nhà đầu tư mới, không có kiến thức và hành động kiểu “điếc không sợ súng”.

Chứng khoán cũng là một nghề, để trở thành nhà đầu tư tốt – bạn cũng phải trả giá hoặc phải học hành 1 cách bài bản.

Chứng khoán là 1 thói quen, khi thói quen đã mọc rễ thì việc quay đầu sẽ luôn khó hơn một người chẳng biết gì được đi đúng hướng!

Thị trường chứng khoán là nơi bạn đấu trí với cộng đồng đầu tư rộng lớn, và theo thời gian, phần thưởng là bạn sẽ thấy thu nhập từ chứng khoán sẽ hơn lương của bạn, và tiếp tục bạn có thể giàu có từ nó.

Chứng khoán đơn giản & học sinh lớp 4 cũng có thể chọn cổ phiếu tốt. Nhưng với sự phức tạp của người lớn có thể khiến nó trở nên trăm bề.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Kiểu như: Bạn muốn biết về Margin – đòn bẩy chẳng hạn. Bạn có thể google, nghe công ty chứng khoán nói, hay youtube…

Nhưng thực tế, bạn chỉ cưỡi ngựa xem hoa như “đòn bẩy là rủi ro cao lợi nhuận cao”, tỷ lệ ký quỹ, rủi ro của margin, khi nào nên sử dụng đòn bẩy..

Nhưng sau tất cả, nếu bạn là người chịu lắng nghe và học hỏi bạn sẽ hiểu “Nên hành động như thế nào đối với Margin”. Đôi khi cũng không cần thiết phải hiểu Margin tối ưu ở góc độ khoa học, hay khi nào nên Margin?

Thực tế, nếu bạn nghiên cứu để đầu tư, để thực chiến và kiếm tiền & bạn có niềm tin vào những nhà đầu tư giỏi nhất thế giới và khoa học như Ngọ, thì miễn bạn đã đã học tốt môn Toán lớp 4 – bạn đã biết mình nên làm gì rồi đối margin và chứng khoán.

Có nên Margin hay không? Khi nào nên Margin?

Những khái niệm về đòn bẩy ấy, có nhất thiết là cần thiết cho bạn – người còn rất bấp bênh với chứng khoán?

Trong suốt quá trình dạy chứng khoán và nhận ủy thác của mình – Ngọ luôn đặc biệt chia sẻ về vất đề đòn bẩy này

Nếu có thể, hãy nói Không với đòn bẩy khi đầu tư chứng khoán…

Ngọ tồn tại và kiếm được tiền từ chứng khoán, mà chưa sử dụng 1 đồng đòn bẩy nào, dù trải qua nhiều năm chinh chiến ở TTCK.

Vậy với đa số nhà đầu tư còn đang loay hoay, liệu có nên đồn bẩy?

Trong thị trường chứng khoán, hay bất cứ ngành kinh doanh nào khác, 95% NĐT sẽ thua lỗ. Chiến thắng thực sự chỉ dành cho người biết học học, chịu học hỏi, và sẵn sàng học hỏi – sau đó hành động 1 cách kiên định.

Sau đây là những câu danh ngôn mà Ngọ tổng hợp & lược dịch từ những nhà đầu tư giỏi nhất thế giới để gửi đến bạn – những nhà đầu tư sẵn sàng học tập bài bản – học tập có khoa học và ứng dụng cao:

“Có 3 cách làm hư hỏng người đàn ông thông minh là: rượu, phụ nữ, và đòn bẩy” Charlie Munger.

“Đồng đội Charlie của tôi từng nói chỉ có 3 cách có thể làm hư hỏng một người đàn ông thông minh là: rượu, phụ nữ, và đòn bẩy. Sự thật là, 2 cái đầu anh ấy thêm vào vì chúng bắt đầu bằng chữ L (Liquor: rượu, Ladies: phụ nữ) – thực tế chỉ có đòn bẩy (Leverage).” Warren Buffett

“Hầu như mọi vụ sụp đổ của thị trường tài chính là do đòn bẩy.” Seth Klarman

“Khi sử dụng đòn bẩy quá mức sẽ dẫn đến tổn thương, tôi cho rằng nó là do đòn bẩy, và người quản lý sử dụng đòn bẩy, chứ không do các sự kiện xấu.” Paul Singer

“Hầu hết mọi trường hợp thảm hại mà chúng tôi quan sát được, thì nguyên nhân gốc rễ  gây ra có thể là 1 hoặc là sự kết hợp của 5 nhân tố. 5 nhân tố đó là (1) đòn bẩy (2) danh mục tập trung quá mức (3) tính tương quan quá lớn (4) thanh khoản (5) nước ngoài rút vốn hàng loạt.” Zeke Ashton

Đòn bẩy là kẻ thù thực sự có thể có cho một viễn cảnh dài hạn.” Seth Klarman

“Sử dụng đòn bẩy có thể tạo ra kết quả vượt trội khi hoạt động tốt, nhưng nó có thể tiêu diệt bạn khi các sự kiện trái với mong đợi diễn ra. Một trong những điều khó nhất là đánh giá rủi ro mức nào để xem là an toàn. Không có một thước đo chung chuẩn xác; mỗi tình huống cần đánh giá dựa trên những giá trị riêng của nó. Và cuối cùng, bạn phải dựa vào bản năng sinh tồn của mình.” George Soros

“Ngoài việc phóng đại cả thua lỗ lẫn lợi nhuận; đòn bẩy còn mang lại rủi ro hơn khi thị trường đi xuống, mà việc kiếm lợi khi thị trường đi lên không thể bù đắp được đó là: cháy tài khoản” Howard Marks

“Nếu bạn không sử dụng bất kỳ đòn bẩy nào, bạn sẽ có lợi thế hơn nhiều để vượt qua vực sâu.” David Abrams

Sử dụng đòn bẩy như trò Ru-lết Nga. Điều đó nghĩa là – bạn chắc chắn có 1 viên đạn vào đầu.” Ray Dalio

“Đòn bẩy có thể không thay đổi tỷ lệ đặt cược của khoản đầu tư, nhưng nó sẽ khiến hậu quả trở nên tồi tệ hơn nhiều nếu thương vụ thua lỗ và bạn kết thúc với một đống nợ.” Leon Levy

Tiền vay mượn không được có chỗ trong bộ công cụ của nhà đầu tư: Mọi thứ đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên thị trường. Không nhà tư vấn, nhà kinh tế, bình luận trên truyền hình – và chắc chắc không phải là Charlie hay tôi – có thể nói cho bạn biết được khi nào sự hỗn loạn sẽ xảy ra.” Warren Buffett

“Một danh mục đầu tư có sử dụng đòn bẩy sẽ buộc bạn phải hành động phi lý khi thị trường phi lý, trái ngược với hành động lý trí khi thị trường phi lý.” Marc Lasry

“Nếu bạn lãi 10% trong chứng khoán, và đòn bẩy giúp tăng gấp 4 số đó, thì sau khi trừ các loại chi phí tài chính bạn chỉ tạo ra lợi nhuận 15%-20%, bạn không tăng lợi nhuận là bao. Bạn tăng đòn bẩy, bạn tăng rủi ro đáng kể… bạn sẽ đối diện mức giảm 20-25% lợi nhuận.” Dan Loeb

“Đối với nhà đầu tư cá nhân, nợ có thể là thảm họa, khiến việc tồn tại trong trò chơi này khó khăn hơn – cả tài chính lẫn cảm xúc – khi mà thị trường quay lưng với bạn.” Guy Spier

“Tôi chưa từng thấy các trường hợp có sự đảm bảo bởi đòn bẩy nhiều. Thua lỗ là thua lỗ. Sử dụng đòn bẩy sẽ chỉ “đòn bẩy” cho bạn khi thị trường đi xuống”. Mark Kingdon

“Chẳng có khoản đầu tư nào an toàn đến mức không gặp rủi ro khi mà mua bằng tiền vay quá nhiều.” Howard Marks

“Bất cứ khi nào một gã thông minh thực sự – mất khá nhiều tiền – đó đều là do đòn bẩy… gần như sẽ không thể bị đào thải nếu không sử dụng đòn bẩy trong đầu tư.” Warren Buffett

“Với tư cách một nhà đầu tư, bạn luôn luôn muốn còn đầu tư ở ngày mai. Đó là điều tôi học được vào năm 1987 – Tôi đã bị xóa sổ. Kể từ đó, tôi có quan điểm là không sử dụng đòn bẩy. Khi không xài đòn bẩy, bạn sẽ luôn phải chịu trách nhiệm về số phận của chính mình.” James Dinan

“Chúng tôi tin rằng hầu hết mọi thứ đều có thể xảy ra trên thị trường tài chính. Và cách duy nhất mà những người thông minh có thể bị chặn lại, thực sự, đó là do xài đòn bẩy… Vì vậy, chúng tôi ác cảm mạnh với đòn bẩy và chúng tôi đoán một tỷ lệ rất lớn những người thông minh ở phố Wall, lúc này hay lúc khác, sẽ bị chặn lại là do sử dụng đòn bẩy.” Warren Buffett

“Hãy cẩn thận với đòn bẩy. Nó có thể chống lại bạn.” Walter Schloss

Đừng bao giờ đòn bẩy. Tôi đã bị “Margin Call” vào năm 1924. Và tôi thề tôi sẽ không sử dụng margin một lần nào nữa. Đó là một trong những lý do chính mà tôi vượt qua được những năm 1930s.” Philip Carret

“Đòn bẩy phóng đại kết quả nhưng không tăng giá trị.” Howard Marks

Đòn bẩy không bao giờ có thể biến một khoản đầu tư xấu thành tốt, nhưng nó có khả năng biến khoản đầu tư tốt thành xấu bằng cách buộc bạn phải bán đúng thời điểm.” James Montier

“Một phần của quản trị rủi ro của chúng tôi là chúng tôi không bao giờ sử dụng đòn bẩy trong danh mục của mình.” Seth Klarman

“Chúng tôi không sử dụng đòn bẩy, chúng tôi không vay mượn tiền để đầu tư nhiều hơn. Đó là một cách để bạn tránh rủi ro. Nếu bạn không phải hoàn trả tiền cho bất kỳ ai, bạn không phải tuân theo các điều kiện hay điều khoản bên cho vay.” David Einhorn

Đòn bẩy, (danh mục) tập trung, thanh khoản là 3 thứ có thể giết chết bạn.” Steve Cohen

“Sự nhất trí của chúng tôi hướng về rủi ro thảm khốc, – chúng tôi ít quan tâm đến sử dụng đòn bẩy.” Frank Martin

“Đòn bẩy là con dao 2 lưỡi. Thật tuyệt vời khi giao dịch tăng giá, nhưng bạn sẽ bị đào thải nhanh chóng khi nó giảm giá.” Craig Effron

“Vì chúng tôi là con người – nên có thể phạm sai lầm; chúng tôi không bao giờ muốn bị buộc phải bán khoản đầu tư vào thời điểm không thích hợp, chúng tôi không trông đợi vào việc sử dụng đòn bẩy ở danh mục của mình. Đó là quyết định tốn kém ở phần lớn thời gian, vì đòn bẩy có thể đẩy mạnh lợi nhuận. Nhưng đó, không phải là quyết định mà khiến chúng tôi hối hận, bởi vì rủi ro giảm giá của đòn bẩy là cực lớn.” Seth Klarman

“Nhiều nhà đầu tư đã sử dụng đòn bẩy vào đầu năm 2009, và bị buộc phải bán vào thời điểm không thể tệ hơn nữa.  Một nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy có thể đầu tư tốt trong 30 năm – và sau đó mất tất cả trong 1 ngày vì biến động phi lý của thị trường.” Francois Rochon

“Bài học về đòn bẩy thế này: Hãy tưởng tượng kết quả tồi tệ nhất có thể sẽ xảy ra và hỏi liệu bạn có chịu đựng được không. Nếu câu trả lời là không, thì hãy giảm khoản vay của bạn đi.” Ed Thorp

“Những quyết định đầu tư hay kinh doanh tốt – cuối cùng sẽ tạo ra kết quả kinh tế tốt, mà không cần đòn bẩy. Do đó, dường như ta vừa ngu ngốc, vừa không đáng khi mạo hiểm với những gì quan trọng để đổi lại một số lợi nhuận tăng thêm không cần thiết. Quan điểm này không được phổ biến ở thời kỳ thịnh vượng và tăng trưởng: Nhưng ý kiến chúng tôi về nợ vẫn không đổi.” Warren Buffett

“Dù đòn bẩy không chịu trách nhiệm trực tiếp trong mọi thảm họa tài chính, nhưng nó thường tìm được ở gần hiện trường vụ việc.” Jim Mooney

Tôi không sử dụng đòn bẩy ở danh mục. Đó là 1 quyết định cốt yếu căn cơ của tôi. Tôi không muốn bị margin-call vào thời điểm sai. Chúng tôi cố gắng nghiên cứu các thảm họa tài chính, và khi bạn nghiên cứu tất cả những người bị các vấn đề tài chính lớn – bạn có biết  vấn đề lớn của họ là gì không? 90% các thảm họa tài chính là do đòn bẩy. Điều đó có nghĩa, thật khá dễ dàng và đơn giản để tránh xa hầu hết mọi khổ đau. Buffett từng nói: ‘Nếu bạn thông minh bạn không cần nó, nếu bạn khờ dại bạn sẽ không muốn sử dụng nó.’” David Abrams

“Nếu ta nhìn lại những bong bóng và thảm họa mà ta phải đối mặt trong 1/4 thế kỷ qua, hầu hết là do sử dụng đòn bẩy quá nhiều. Thảm họa mà chúng ta đã trải qua bao gồm vụ sụp đổ năm 1929, khi mọi người mua cổ phiếu mà chỉ cần bỏ ra 10% vốn, vụ sụp đổ năm 1987 khi họ sử dụng danh mục bảo hiểm với xu hướng đòn bẩy kỳ lạ, sau đó thảm họa LTCM năm 1988 khi họ đang sử dụng đòn bẩy ở mức 30:1, đôi khi là 100:1. Và thảm họa gần đây năm 2008-2009, khi các ngân hàng được phép đòn bẩy tỷ lệ 33:1. Và những ngân hàng sử dụng đặc quyền đó, hai trong số các ngân hàng đã biến mất, và 3 trong số đó được cứu trợ bởi tiền thuế của dân.” Ed Thorp

“Dù là AIG hay Long Term Capital Management, phần lớn tổ chức đầu tư lớn nhất trong lịch sử bị xóa sổ là do đòn bẩy. Khi bạn sử dụng đòn bẩy, bạn không còn kiểm soát số phận của mình nữa. Việc sử dụng đòn bẩy sẽ dẫn đến một kết quả lợi nhuận lớn ở một đầu, và đầu kia là mất vốn vĩnh viễn. Cách tiếp cận như vậy là đáng nguyền rủa đối với đầu tư giá trị, khi người ta cố gắng tránh rủi ro trong việc theo đuổi lợi nhuận thay vì nắm lấy nó.” Jake Rosser

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

4 thoughts on “[Danh ngôn] Margin đòn bẩy tài chính: Thần dược hay độc dược?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!