Sách self help thường sẽ không tốt.
Bản thân Ngọ không thích dạng self help lắm, nó có tác dụng tích cực thì ít và ảo tưởng thì nhiều.
Tất nhiên khi ta cần 1 chút “năng lượng” – chúng ta có thể đọc nó. Nhưng suy cho cùng, cần rất nhiều yếu tố tích hợp.
Ví dụ: Ngọ tin để lọt vào TOP 10% người giỏi nhất 1 lĩnh vực, rất đơn giản. Nhưng để lọt vào top 1% – đặc biệt hơn là top 0,1% thì cần rất nhiều yếu tố – kể cả yếu tố năng khiếu nữa.
Gần đây, Ngọ có đọc 1 cuốn sách đầu tư người Việt viết, chắc chắn có bán trên google, vì có ở quán cà phê sách – Ngọ thuộc dân nghiện đọc sách mà.
Kết luận Ngọ là nó thật cuốn hút đối với “gà đầu tư”, tức là tạo nên một bầu trời ảo tưởng. Toàn kể và minh họa những mã thắng bằng lần, mã này tôi kiếm bằng lần, mã kia kiếm bằng lần…
Thậm chí minh họa quỹ đầu tư là 20%/năm – còn bảng lãi kép là 100% -50%-30%… Thực tế trung bình quỹ đầu tư nói chung ở mức 10%/năm thôi, và nếu bạn kiếm lãi 15%-20%/năm cũng rất tốt rồi!
Một trong những điều tính da thịt cuộc chơi, là 3 lần – mỗi lần rút 70%-80% ra đầu tư bất động sản và nằm trong đó luôn?
Vậy tại sao một mặt nói toàn thắng bằng lần, tuy nhiên tài sản hầu hết ở bất động sản?
Và danh mục bất động sản đã nói lên tất cả!
Ngọ cố gắng đọc được ½ cuốn xem gì, và dừng không đọc nữa, tức là đọc 250 trang và dừng đọc. Bởi thấy nó ảo tung chảo quá trời, nhất là đối với con người.
Và Ngọ hiểu lối viết đó, khiến nhiều người mới F0 thích thú. Dù gì người mới, và tầng thấp nhất trong giới đầu tư hầu như tham lam và muốn giàu nhanh mà.
Bản thân Ngọ cũng đọc sách self help; và chỉ tỷ trọng nhỏ bởi đôi khi cần thúc đẩy tâm lý ai đó một cách nhanh chóng – và cho cả bản thân. Nhưng quay lại vấn đề tư duy đa chiều, hãy kể ra 5 nhược điểm của sách self help nếu bạn phải lòng loại sách này!.
Nhà đầu tư mới cần chú ý: Đừng cầu mong bạn có thể kiếm tiền nhờ mấy cuốn sách đó. Chừng nào bạn ngộ được Nhà đầu tư thông minh, Phân tích chứng khoán của Benjamin Graham bạn sẽ thấy nó khác như thế nào.
90% của mọi thứ là rác rưởi
Theo định luật Sturgeon: 90% của mọi thứ là rác rưởi.
Nếu bạn muốn tìm công thức làm bánh, thì bài này sẽ là rác rưởi với bạn. Nó sẽ tùy từng người. Nhưng về cơ bản, 90% của mọi thứ đều rác rưởi: Đó là sự thật, cho dù bạn đang nói về vật lý, hóa học, tâm lý học tiến hóa, xã hội học, y học.
Tất yếu cuộc sống, ta không hoàn toàn có thể tách bạch hoàn hảo. Nhà ta còn có rác, cuộc sống ta cũng có nhiều rác… nên đừng mong triệt tiêu rác.
Chúng ta chỉ cố gắng ít rác hơn 1 chút theo thời gian để tối ưu về cả công việc và cuộc sống.
Nói về tích cực, chú ý 1% đầu vào ấy đã mang cho ta 50% những điều tốt đẹp – Tức là chỉ 1 việc trong 100 việc là đẩy chất lượng cuộc sống ta vượt trội. Hoặc chỉ cần từ bỏ 1 việc xấu ta đã triệt tiêu 50% hậu quả của nó rồi.
Khi ta hiểu bản chất của rác, ta sẽ là công nhân dọn vệ sinh của cuộc đời.
Trong thị trường chứng khoán, hãy nhổ cỏ ra khỏi chậu hoa nhà bạn! Thì hiệu suất đầu tư của bạn sẽ vượt trội.
Nguyên tắc 1% – những ảo tưởng và thực tế!
Một trong những ảo tưởng nhất đời là tốt hơn 1% một ngày. Tức là 1 năm bạn sẽ vượt trội 38 lần so với bây giờ.
Bản chất tốt đẹp của nó, đó là khiến chúng ta tốt hơn 1 chút – cảm giác dễ thực hiện trong mấy ngày đầu. Nhưng lâu dài mọi người sẽ bỏ cuộc.
Ngọ sửa lại 1 chút đó là:
Hãy tốt hơn 1% mỗi quý!
Nhìn thì đơn giản vậy thôi, nhưng không hề đơn giản đầu nhé! Vì nó đòi hỏi sự duy trì rất mạnh mẽ.
Một điều đơn giản, nhưng không đơn giản:
Hãy tưởng tượng sau 10 năm bạn sở hữu những điều như:
- Thói quen tập thể dục thể thao
- Thói quen đọc sách
- Thói quen không cờ bạc / không thuốc lá/ không say xỉn (đối với người cần loại bỏ thói quen xấu)
- Thói quen không nóng tính (đối với người nóng tính)
- Thói quen kiên nhẫn
- Thói quen kỷ luật
- Thói quen không đổ thừa/đổ lỗi
- Thói quen làm việc có kế hoạch
- Từ bỏ thói quen gian dối với bản thân
Ngọ chỉ cần liệt kê 7-8 thói quen thôi, bạn đã thấy sự tiến lên rõ rệt lắm rồi.
Hãy tưởng tượng nếu ta 30 đến 60 tuổi, ta chuyển đổi trạng thái của 30 thói quen từ tiêu cực sang tích cực.
Thử hỏi, mấy ai đánh bại được bạn! Vì bạn là 1 người xuất chúng rồi!
Đây là điều nhỏ, nhưng thực sự có võ! Nhưng bạn có dám thực hiện và tạo thành thói quen, biến mình trở nên siêu việt!
GATO đấu với NATO
GATO – Là ký tự đầu tiên của Ghen Ăn Tức Ở. Đây là một thói quen xấu, dù đó là bản chất sâu thẳm của con người – tức là chúng ta có xu hướng đố kỵ và ghen tị.
Thông thường, ta đố kỵ với người gần giống ta. Thợ gốm đố kỵ với thợ gốm, chứ không đố kỵ với ca sĩ, hay bác sĩ.
Kinh nghiệm của Ngọ để giảm thiểu đố kỵ, đó là hãy đố kỵ với kỹ năng, hoặc với người ta muốn trở thành. Ngọ sẽ phong họ là thầy của Ngọ, nếu Ngọ thấy họ khiến mình ghen tị. – Bởi khi phong họ là thầy, ta sẽ học hỏi họ nhiều hơn, và giảm đi sự đố kỵ. Sống hạnh phúc rất quan trọng.
Charlie Munger và Buffett từng coi đây là 1 thiên kiến tâm lý rất đáng chú ý:
Mộtnghiên cứu năm 2018 cho thấy người thường xuyên trong trạng thái đố kỵ có sức khỏe tinh thần kém, chỉ số hạnh phúc thấp.
Ở góc độ đầu tư, bạn thấy đố kỵ với kết quả người khác, bạn sẽ không giữ vững được chiến lược của mình, hiệu quả đầu tư sẽ kém đi.
NATO – Ở đây không mô tả tổ chức quân sự – Mà là cụm từ: No Action, Talk Only – không làm, chỉ nói mồm.
Bởi nói bao giờ cũng dễ hơn làm rất nhiều. Từ cuộc sống đến đầu tư, chúng ta chém gió rất giỏi, ngỡ đâu là chuyên gia; nhưng đầu tư còn kém hơn gửi ngân hàng, chưa kể công sức, chi phí cơ hội khác.
Theo một nghiên cứu nhỏ, Ngọ từng đọc và không nhớ rõ nguồn: ¼- 1/3 những nhân chứng đáng tin cậy tại tòa là nhớ sai thông tin. Cho nên khi chúng ta nhớ quá khứ, chúng ta cũng sẽ sai rất nhiều nhé. Đó là đặc tính cố hữu loài người.
Và thú vị trong đầu tư chứng khoán, thì cứ 4 ông nói thắng thị trường, thì thực tế 3 ông nhớ “sai”. Cho nên hãy sáng suốt trong thị trường chứng khoán hơn.
Có thể họ cố gắng giả tạo để kiếm tiền, hoặc đôi khi “khiếm khuyết” về mặt bản chất con người nói chung.
Cho nên làm thế nào để thắng NATO?
Xét về lâu dài, hãy xem ông làm gì. Bớt nói đi ông!
Hãy thử trả lời:
(1) Bạn đầu tư dở nhưng ai cũng nghĩ bạn đầu tư giỏi;
(2) Bạn đầu tư giỏi nhưng ai cũng nghĩ bạn đầu tư dở.
Bạn chọn cái nào?
Chỉ vậy, ta đã gạt ra bớt những điều nhảm nhí.
“Không cần nói ông nghĩ gì về thị trường, chỉ cần danh mục ông gồm những gì là đủ. Đừng nghe những gì người ta nói, hãy nhìn những gì người ta làm.
Ý tưởng về sự tiến lên
Hầu hết chúng ta đều muốn mình có kết quả giống như ai đó. Cuộc sống giống như ai đó. Ví dụ, mà cũng gọi khoe cũng được.
Một số bạn muốn kết quả đầu tư giống như Ngọ. Muốn được dành 4 năm trải nghiệm du lịch khắp 63 tỉnh như Ngọ.
Làm được không? Câu trả lời là có thể làm được.
Không phải dạng, self help – tôi làm được, bạn làm được. Bởi có những thức thuộc về bản chất và năng khiếu nữa. Kiểu: Không thể đo khả năng leo cây của 1 con cá!
Chúng ta đều có những “vòng tròn năng lực” khác nhau – hãy toàn tâm toàn ý phát triển trong vòng tròn năng lực của bạn – từ chút, từng chút một – nếu bạn muốn lọt TOP 0,01% đến 1% tốt nhất.
Còn nếu không thuộc vòng tròn năng lực – chúng ta nên bỏ qua, hoặc nếu muốn làm thì nên hài lòng ở TOP 5%-10% – cái này bạn có thể luyện được. Bạn có thể không phải là chuyên gia, nhưng bạn cũng ở mức khá. Mà mức khá của là tuyệt vời rồi!
1% một quý hoặc từ bỏ 1 thói quen xấu 1 năm!
Liệu có đủ thách thức chưa? – Quá thách thức ấy chứ!