Nhiều lúc ta cũng tò mò những người giàu lên nhờ chứng khoán, ở cả Việt Nam và thế giới. Vì có người giàu ta mới có được động lực để kiếm được tiền, chứ ai cũng nói chứng khoán giàu, nhưng chẳng thấy “cha” nào giàu thì tin cái đếch gì [cười].
I. Hiểu thế nào gọi là giàu?
Định nghĩa giàu sẽ cực kỳ khó, bởi quan điểm đại khái của đại bộ phận dân chúng – có khi 100 tỷ còn chưa được xem là giàu, nhưng 10 tỷ có khi gọi là giàu.
Giàu có khi thể hiện ở sức mua – ví dụ GDP theo sức mua tương đương (GDP PPP) – người có 1 triệu USD ở Mỹ – tương đương với sức mua 8 tỷ ở Việt Nam. Tức là tính trung bình tất cả sản phẩm, hiểu đơn giản, ở Mỹ mua 1 tô phở, thì về Việt Nam mua được 3 tô phở cho cùng mức tiền!
Do đó, nếu 10 tỷ ở Hà Nội hoặc Sài Gòn – về bản chất nó sẽ nhỏ hơn 10 tỷ ở thành phố khác hoặc vùng quê.
Hoặc giàu nghèo ta tính dựa trên thuộc top % dân số Việt Nam, hoặc thế giới.
[Dữ liệu 2021] Để lọt vào top 1% dân số có tài sản lớn nhất Việt Nam, bạn cần có tài sản tối thiểu là 259.149 USD (gần 6 tỷ VND), và để lọt vào top 10% thì bạn cần có tài sản tối thiểu 61.313 USD (gần 1,4 tỷ VND). Nguồn: Cơ sở dữ liệu về Bất bình đẳng Thế giới
Vì bạn muốn tìm hiểu những người giàu lên nhờ chứng khoán, nên Ngọ chỉ nói khái niệm đơn giản bao nhiêu gọi là giàu (bạn có thể đọc thêm: https://cophieux.com/bao-nhieu-tien-la-giau/
Bây giờ ta vào mục chính:
II. Những người giàu lên nhờ chứng khoán ở thế giới, ở cấp độ tỷ phú
Bất cứ ngành nghề nào cũng có những người giàu, chứng khoán rất hứa hẹn giúp chúng ta trở nên giàu có. Sau đây Ngọ liệt kê những người giàu lên nhờ chứng khoán – Ngọ định nghĩa là họ hoạt động chính trong lĩnh vực tài chính, đầu tư và quản lý quỹ.
Đây là Ngọ liệt kê trong 500 người giàu nhất thế giới, theo nguồn Forbes, 10/2023 – cho nên con số này có thể thay đổi.
Tổng cộng có 67 người/top 500 – trong đó 48 người là người Mỹ, và 19 người thuộc nước khác.
STT | Top thế giới | Tên tỷ phú | Tài sản | Tuổi | Nguồn tài sản | Đất nước |
1 | 6 | Warren Buffett | $115.5 B | 93 | Berkshire Hathaway | Mỹ |
2 | 37 | Ken Griffin | $35.4 B | 54 | Hedge funds | Mỹ |
3 | 42 | Stephen Schwarzman | $32.7 B | 76 | Investments | Mỹ |
4 | 46 | Jim Simons | $30.7 B | 85 | Hedge funds | Mỹ |
5 | 50 | Jeff Yass | $28.9 B | 65 | Trading, investments | Mỹ |
6 | 59 | Abigail Johnson | $25.5 B | 61 | Fidelity | Mỹ |
7 | 68 | Masayoshi Son | $23.7 B | 66 | telecom, investments | Nhật |
8 | 82 | David Tepper | $20.6 B | 66 | Hedge funds | Mỹ |
9 | 85 | Steve Cohen | $19.8 B | 67 | Hedge funds | Mỹ |
10 | 106 | Michael Platt | $16.0 B | 55 | Hedge funds | Anh |
11 | 109 | Ray Dalio | $15.4 B | 74 | Hedge funds | Mỹ |
12 | 150 | Leon Black | $12.0 B | 72 | Private equity | Mỹ |
13 | 152 | Israel Englander | $11.8 B | 75 | Hedge funds | Mỹ |
14 | 167 | Alexander Gerko | $11.1 B | 43 | Trading | Anh |
15 | 174 | Edward Johnson IV | $10.6 B | 58 | Fidelity | Mỹ |
16 | 218 | Michael Kim | $9.6 B | 60 | Private equity | Mỹ |
17 | 219 | George Roberts | $9.6 B | 80 | Private equity | Mỹ |
18 | 225 | Robert F. Smith | $9.2 B | 60 | Private equity | Mỹ |
19 | 235 | Ramzi Musallam | $9.0 B | 55 | Private equity | Mỹ |
20 | 238 | Vincent Bolloré & family | $8.9 B | 71 | Investments | Pháp |
21 | 240 | Melker Schorling & family | $8.9 B | 76 | Investments | Thụy Điển |
22 | 247 | Henry Kravis | $8.8 B | 79 | Private equity | Mỹ |
23 | 250 | Elizabeth Johnson | $8.7 B | 60 | Fidelity | Mỹ |
24 | 251 | Orlando Bravo | $8.7 B | 53 | Private equity | Mỹ |
25 | 259 | David Shaw | $8.3 B | 72 | Hedge funds | Mỹ |
26 | 266 | Francine von Finck & family | $8.3 B | Investments | Đức | |
27 | 272 | Graeme Hart | $8.1 B | 68 | Investments | New Zealand |
28 | 273 | Tom Gores | $8.1 B | 59 | Private equity | Mỹ |
29 | 275 | Paul Tudor Jones II | $8.1 B | 69 | Hedge funds | Mỹ |
30 | 283 | Eric Wittouck | $8.0 B | 77 | Investments | Bỉ |
31 | 293 | Bruce Kovner | $7.7 B | 78 | Hedge funds | Mỹ |
32 | 328 | Arthur Dantchik | $7.3 B | 65 | Trading, investments | Mỹ |
33 | 330 | David Siegel | $7.3 B | 62 | Hedge funds | Mỹ |
34 | 330 | John Overdeck | $7.3 B | 53 | Hedge funds | Mỹ |
35 | 345 | Rekha Jhunjhunwala | $7.2 B | 60 | Investments | Ấn Độ |
36 | 347 | Ken Fisher | $7.1 B | 72 | Money management | Mỹ |
37 | 353 | Ken Langone | $7.1 B | 88 | Investments | Mỹ |
38 | 372 | Josh Harris | $6.9 B | 58 | Private equity | Mỹ |
39 | 373 | Douglas Leone | $6.9 B | 66 | Venture capital | Mỹ |
40 | 381 | Yuri Milner | $6.8 B | 61 | Tech investments | Israel |
41 | 383 | Christopher Hohn | $6.7 B | 56 | Hedge funds | Anh |
42 | 387 | George Soros | $6.7 B | 93 | Hedge funds | Mỹ |
43 | 405 | Michael Milken | $6.5 B | 77 | Investments | Mỹ |
44 | 409 | Jonathan Gray | $6.5 B | 53 | Investments | Mỹ |
45 | 415 | Michal Solowow | $6.4 B | 61 | Investments | Ba Lan |
46 | 418 | Peter Thiel | $6.3 B | 56 | Facebook, investments | Mỹ |
47 | 419 | John Grayken | $6.3 B | 67 | Private equity | Ireland |
48 | 431 | Daniel Ziff | $6.2 B | 51 | Investments | Mỹ |
49 | 431 | Dirk Ziff | $6.2 B | 59 | Investments | Mỹ |
50 | 433 | Robert Ziff | $6.2 B | 57 | Investments | Mỹ |
51 | 434 | Stanley Druckenmiller | $6.2 B | 70 | Hedge funds | Mỹ |
52 | 436 | Philippe Laffont | $6.1 B | 56 | Hedge fund | Mỹ |
53 | 437 | Paul Singer | $6.1 B | 79 | Hedge funds | Mỹ |
54 | 443 | Joe Lewis | $6.0 B | 86 | Investments | Anh |
55 | 445 | Frank Lowy | $6.0 B | 92 | Investments | Australia |
56 | 448 | Todd Boehly | $6.0 B | 50 | Finance | Mỹ |
57 | 449 | Karen Pritzker | $6.0 B | 65 | Hotels, investments | Mỹ |
58 | 454 | Nadia Thiele | $5.9 B | 47 | Investments | Đức |
59 | 459 | Andreas Halvorsen | $5.9 B | 62 | Hedge funds | Na Uy |
60 | 460 | Carl Icahn | $5.9 B | 87 | Investments | Mỹ |
61 | 462 | Mark Walter | $5.8 B | 63 | Finance, asset management | Mỹ |
62 | 463 | Carl Bennet | $5.8 B | 72 | Investments | Thụy Điển |
63 | 468 | David Bonderman | $5.8 B | 80 | Private equity | Mỹ |
64 | 473 | Marc Rowan | $5.7 B | 61 | Private equity | Mỹ |
65 | 481 | Chase Coleman III | $5.7 B | 48 | Investments | Mỹ |
66 | 484 | Lin Li | $5.6 B | 60 | Investments | Trung Quốc |
67 | 495 | Mark Stevens | $5.5 B | 63 | Venture capital | Mỹ |
Rõ ràng có rất người giàu lên nhờ chứng khoán, và các ngành đầu tư nói chung, ở đây bao gồm cả đầu tư vào các công ty cổ phần tư nhân (PE – Private equity) và cả đầu tư mạo hiểm (Venture capital).
III. Những người giàu lên nhờ chứng khoán gần gũi hơn.
Những bảng những người giàu lên nhờ chứng khoán ở cấp độ tỷ phú, chỉ thỏa mãn góc độ tò mò của chúng ta thôi. Thực tế có nhiều nhà đầu tư vô cùng bình thường trở nên giàu có và gần gũi với ta hơn nhiều.
Ngọ nghĩ những người giàu lên nhờ chứng khoán dạng này, cho ta động lực hơn. Vì đa phần ta là người bình thường, làm công ăn lương, muốn có tiền tích lũy để có tương lai vững chắc. Dưới đây, Ngọ chia sẻ 3 người như thế:
Anne Scheiber: Anne Scheiber đầu tư số tiền 5.000 đô la vào năm 1944 và biến nó thành 22 triệu đô la Mỹ trước khi qua đời vào năm 1995, khi bà đã 101 tuổi. Cô làm việc làm nhân viên kiểm tra hồ sơ thuế suốt 23 năm, và lương thưởng của cô chưa bao giờ cao hơn 262 đô la/tháng.
Anne Scheiber chọn đầu tư vào các công ty mà cô hiểu rõ và tái đầu tư tiền cổ tức qua hàng thập kỷ. Cô hiếm khi bán cổ phiếu để tránh thuế và tiền môi giới, thậm chí khi thị trường trải qua giai đoạn khó khăn. Bà tin tưởng vào sự lựa chọn cổ phiếu của mình và duy trì một danh mục đa dạng khoảng 100 cổ phiếu, bao gồm các thương hiệu lớn như Coca-Cola và PepsiCo. Anne theo dõi báo cáo kiểm toán hàng năm và thường tham gia các cuộc họp cổ đông. Cô luôn tập trung vào việc nghiên cứu cổ phiếu và chọn những thương hiệu mạnh, có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận và cổ tức theo thời gian.
Grace Groner: Grace Groner đầu tư một số tiền nhỏ là 180 đô la vào năm 1935 và biến nó thành 7 triệu đô la Mỹ trước khi qua đời vào năm 2010. Cô làm việc làm thư ký phòng thí nghiệm, đầu tư tiền của mình vào cổ phiếu và không bao giờ bán chúng.
Grace sống tiết kiệm và trải qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế lớn. Cô là một ví dụ điển hình về tư duy triệu phú cổ điển, không bao giờ thích so sánh hay cạnh tranh với người khác.
Ronald Read: Ronald Read để lại danh mục gần 100 cổ phiếu trị giá 8 triệu đô la khi ông qua đời vào năm 2014. Ông là một người bình thường, tốt nghiệp trung học và tham gia vào quân đội trong Thế Chiến Thứ 2. Sau chiến tranh, ông làm ở một trạm xăng và sau đó làm bảo vệ cho JCPenney. Ronald không bao giờ có thu nhập cao, nhưng ông đã xây dựng một danh mục đầu tư lớn.
Sự thành công của danh mục này là kết quả của việc tiết kiệm, làm việc chăm chỉ, khả năng mua cổ phiếu trong nhiều thập kỷ, và sự kiên nhẫn trong việc tái đầu tư cổ tức.
IV. Những người giàu có nhất sàn chứng khoán (cập nhật cuối tháng 9/2023)
Đầu tiên, Ngọ chia sẻ Top 10 người giàu có nhất sàn chứng khoán, dù họ không hẳn đầu tư chứng khoán, nhưng do niêm yết nên có sự công khai số tài sản. Ta tham khảo:
So với các quốc gia trên thế giới, thị trường chứng khoán mới có năm 2000 với chỉ 2 mã cổ phiếu là REE, SAM, sau 23 năm – 2023 đã có 1600-1800 công ty niêm yết. Rõ ràng, rổ hàng đã đa dạng hơn rất nhiều. Với tổng hóa 80% GDP (trên 300 tỷ USD – 2023).
Những Quỹ đầu tư lớn đầu tư vào Việt Nam tầm 1 tỷ USD, hoặc vài trăm triệu USD – còn lại là các quỹ nhỏ hơn.
Thật lòng mà nói, trừ khi minh bạch giống công ty niêm yết, hoặc phải công khai báo cáo – dù nhiều người kiếm được tiền, và định nghĩa giàu nghèo phụ thuộc vào định nghĩa mỗi người, nhưng đối với nhà đầu tư cá nhân kiếm tiền tỷ hoặc chục tỷ trở lên trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Ngọ khẳng định là CÓ.
Tuy nhiên, vì những lý do phức tạp, phiền toái chẳng ai công bố đâu, trừ khi lâu lâu có người nổi hứng chia sẻ xíu. Thực tế, bạn gửi ngân hàng bao nhiêu, lương bạn bao nhiêu bạn không chia sẻ mà, nên đừng trách người ta kín tiếng – trừ khi những chia sẻ ấy mang lại lợi ích cho họ.
Tổng kết: Thực tế có những người giàu lên nhờ chứng khoán cả Việt Nam và thế giới. Nhưng bất cứ ngành nghề nào đều không dễ dàng – trong chứng khoán nếu bạn giàu có, bạn phải kiên nhẫn, và kỷ luật, đầu tư bài bản. Bạn làm được vậy, 10 năm sau, tài chính bạn vững chắc hơn nhiều, và 30 năm sau chắc chắn bạn giàu có, dù bắt đầu số tiền nhỏ – tất cả là nhờ lãi kép. (Bài viết tại đây)
Ví dụ về lãi kép, với mức sinh lãi 15%/năm:
Ví dụ: Hai Ngộ và ba Ngố quyết định trích một khoản tiền của mình chuẩn bị cho việc nghỉ hưu sau này theo hai phương án – thời gian đầu tư là 40 năm.
- Hai Ngộ quyết định đầu tư 30 triệu đồng cho mỗi năm và đem số tiền đó đầu tư vào cổ phiếu, giả định mức lãi suất kép là 15%/năm.
- Ba Ngố thì nghĩ thị trường chứng khoán rủi ro, có biến động, nên ông gửi tiền 30 triệu đồng mỗi năm vào ngân hàng với mức lãi suất là 7%/năm.
Theo bạn điều gì xảy ra với số tiền của 2 người này trong 30-40 năm tới, giữa Hai Ngộ và Ba Ngố? Quan sát biểu đồ sau:
So sánh mức lãi kép 7% và 15%
Vâng, con số tiền rất nhỏ tiết kiệm sau mỗi năm chỉ 30 triệu đồng, chỉ cần đầu tư hiệu quả thì sau 30-40 năm tổng số tiền rất lớn.
Dù một vài năm đầu con số 15%/năm và 7%/năm không có sự chênh lệch rõ ràng. Tuy nhiên với lãi kép, khi bạn NGỘ ra như Hai Ngộ thì sau 41 năm thì con số là 70 tỷ đồng! (Sau khi điều chỉnh lạm phát tầm 7% thì vẫn còn 10 tỷ đồng!)
Chúc bạn tận hưởng niềm vui trong hành trình trở thành một trong những người giàu lên nhờ chứng khoán ở Việt Nam!