Cuộc sống này quá cực, công việc thì bận rộn… Nếu vậy bạn hãy thực hiện những nguyên tắc sau, nó sẽ giúp bạn có cuộc sống an nhàn, và dẹp bớt sự bận rộn trong công việc
Đây là những nguyên tắc mà Ngọ đang cố gắng để áp dụng vào cuộc sống của mình và công việc của mình.
1. Nguyên tắc 80/20 – Làm ít được nhiều: Từ bận rộn công việc đến sống nhàn hạ
Còn gọi là nguyên tắc Pareto
Nhận thức: Một số ít nguyên nhân, đầu vào, hay nỗ lực sẽ tạo ra số nhiều kết quả, đầu ra, hay phần thưởng. Và ngược lại!
- 20% nguyên nhân gây lộn của vợ chồng gây nên 80% vụ cãi lộn.
- 20% số lượng quần áo được mặc trong 80% thời gian.
- 20% khách hàng tạo ra 80% doanh thu và lợi nhuận
- 20% người giàu nhất chiếm 80% tài sản thế giới.
- 20% sự nỗ lực tạo ra 80% kết quả
Level 2: Nguyên tắc 80/20 là 64/4
Khi thực hiện nguyên tắc 80/20 lần thứ 2, khi đó 20% của 20% đầu vào sẽ tạo ra 80% của 80% đầu ra tức là 4% đầu vào tạo ra 64% đầu ra và ngược lại.
- 4% nguyên nhân gây ra đến 64% sự bận rộn trong công việc
- 4% nguyên nhân bất hạnh gây ra 64% bất hạnh của cuộc sống
- 4% những điều bạn làm mang tới 64% sự hạnh phúc, giàu có.
- 4% công việc của 1 năm tạo ra 64% giá trị của năm đó
- 4% sự nỗ lực tạo ra đến 64% kết quả
Ngược lại:
- 64% những điều chỉ mang lại ta 4% hạnh phúc
- 64% những việc ta làm chỉ mang lại 4% lợi ích
Vậy nên:
- Hầu hết những điều ta làm đều mang lại giá trị thấp khiến công việc bận rộn– Hãy giảm bớt, hoặc mạnh dạn loại bỏ những nỗ lực mạng lại kết quả tồi..
- Trong kinh doanh, tập trung vào những sản phẩn, dịch vụ mang lại cho bạn nhiều tiền nhất. Loại bỏ hoặc giảm thiểu những thứ còn lại.
- Trong cuộc sống, tập trung vào số ít những hoạt động mang lại cho bạn phần lớn sự hạnh phúc, vui vẻ.
- Nỗ lực nhiều hơn không đồng nghĩa với phần thưởng lớn hơn – Tập trung vào những gì quan trọng và phớt lờ đi những điều còn lại.
Một số ít nguyên nhân, đầu vào, quyết định hay nỗ lực sẽ tạo ra số nhiều kết quả, đầu ra, hay phần thưởng, dù nó là mối quan hệ, học tập công việc, đầu tư, phong cách sống.
2. Quy trình 5S: Quy trình dẹp bỏ sự bận rộn công việc
Cách thức thực hiện cụ thể:
5S là quy trình của Nhật Bản
5S – Tiếng Việt là Sàng Lọc – Sắp Xếp – Sạch Sẽ – Săn Sóc – Sẵn Sàng.
Đi vào những thứ cụ thể nào?
S1: Sàng lọc – Cái nào không cần thiết thì vứt.
Nếu bạn rà soát lại cuộc sống bạn bạn sẽ có thể vứt ít nhất 64% những thứ không cần thiết (chỉ chiếm 4% hiệu quả), thậm chí tới 80%, hay đến mức 96%.
S2: Sắp xếp: Sắp xếp cái nào ra cái nấy
Đặt lại cho đúng vị trí, gợi ý cái nào dùng nhiều thì để gần chẳng hạn hay gộp nhóm cùng loại
S3: Sạch sẽ – Giữ gìn vệ sinh
Đảm bảo không gian, giữ mọi thứ tươm tất, gọn gang sạch sẽ
S4: Săn sóc: Duy trì định kì và chuẩn hóa 3S đầu tiên
Ta làm cái đó định kỳ, ghi rõ tiêu chuẩn, cách thức, tần suất thực hiện 3 cái kia, 1 tuần hay 1 tháng 1 lần chẳng hạn.
S5: Sẵn sàng: Tạo thói quen,
Tạo ý thức tự giác thực hiện – Tự động hóa trong nhận thức. Bạn cứ làm vài (nhiều) lần sẽ quen dần, tạo thành thói quen
Ngay cả trong nhận thức bạn vẫn có thể thực hiện cái này.
3. Luôn viết mục tiêu, công việc, danh sách hay kế hoạch ra giấy
Cái này liên quan đến vấn đề não bộ, và hành vi tâm lý.
Nói về mục tiêu, vào năm 1979, một nghiên cứu ở Đại Học Havard: Kết quả thật bất ngờ: chỉ có khoảng 3% số người tốt nghiệp từng làm điều đó. 10% thì có mục tiêu nhưng không rõ ràng. 87% còn lại không hề có mục tiêu nào cụ thể cả, ngoài việc muốn nhanh chóng kết thúc khóa học
Mười năm sau, năm 1989, những nhà nghiên cứu tìm gặp lại và tiến hành phỏng vấn những thành viên trong khóa học đó. Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn cả là ở nhóm 3%, có thu nhập bình quân gấp 10 lần so với nhóm 97% còn lại.
Có 1 nghiên cứu: Bạn tốn 10 phút viết rõ việc mình làm trong ngày bạn sẽ tiết kiệm được 2-3 giờ làm việc!
Khi viết mục tiêu, cứ viết theo nguyên tắc SMART:
- S – Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu
- M – Measurable: Đo đếm được
- A – Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình
- R – Realistic: Thực tế, không viển vông
- T – Time bound: Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra.
Còn công việc cứ lấy 5W-1H làm chuẩn, trả lời được 5 câu đó ra giấy thì đã làm, không ghi ra là không làm.
What? (Cái gì?) – Where? (Ở đâu?) – When? (Khi nào?) – Why? (Tại sao?) – Who (Ai?) – How? (Như thế nào?)
Còn nếu thấy khó, thì tập viết cái danh sách ra cũng được.
4. Quy luật Parkinson
Đây là quy luật ngược với nguyên tắc 80/20 nhưng đồng thời bổ sung cho 80/20. Do đó, tồn tại hai xu hướng vận động mà lại đảo nghịch nhau:
- Tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng để giảm bớt thời gian làm việc (Qụy luật 80/20).
- Giảm bớt thời gian làm việc để tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng (Quy luật Parkinson).
Nếu bạn cho 2 tháng để chuẩn bị đám cưới, thì bạn sẽ mất 2 tháng, nhưng nếu bạn cho 1 tuần chuẩn bị đám cưới thì cũng sẽ chỉ mất 1 tuần.
Nếu bạn có 1 tuần để làm bài tập thì 1 tuần bạn mới làm xong, còn 1 tháng thì 1 tháng làm xong, đây là tận dụng tâm lý nước đến chân mới nhảy.
Hãy cho 1 thời gian đủ ngắn để bạn chỉ tập trung làm những điều quan trọng nhất.
Chốt:
4% đầu vào làm cho 64% kết quả => CHỈ Tập trung vào điều này
Bạn có vấn đề thắc mắc hay ý kiến gì thì hãy comment bên dưới!
Người viết: Nguyễn Hữu Ngọ
Xem thêm:
- Đọc sách đã thay đổi suy nghĩ tôi như thế nào?
- Lối sống tối giản cho đời thanh thản của người Nhật
- Charlie Munger là ai? Bi kịch cuộc đời và ý chí vươn lên thành huyền thoại sống
- Họ đã trở thành triệu phú đô la nhờ săn cổ phiếu trả cổ tức như thế nào?
Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY