1. Khái niệm P/E
P/E chấp nhận là P/E mà thị trường chấp nhận trả xứng đáng với việc tình hình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. P/E chấp nhận ứng với mức P/E khi giá cổ phiếu đúng giá trị thực của doanh nghiệp ở điều kiện môi trường bình thường, và doanh nghiệp hoạt động bình thường, mức chấp nhận của thị trường ở mức bình thường. Khi P/E thấp hơn P/E chấp nhận, tức là giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực, khi P/E cao hơn P/E chấp nhận tức giá cổ phiếu vượt quá giá trị thực.
P/E chuyển đổi là P/E trong giai đoạn chuyển dịch từ mức P/E chấp nhận này lên hay xuống một mức P/E chấp nhận khác. Có thể gọi P/E chuyển đổi là P/E động và P/E chấp nhận là P/E cứng.
- Học chứng khoán: Phân tích định tính trong đầu tư. Bạn biết chưa?
- Học chứng khoán: Bảng phân tích báo cáo tài chính là gì? Nguyên tắc đọc hiểu BCTC
2. Minh họa P/E
Giả định, xét 2 yếu tố P/E và tốc độ tăng trưởng EPS là G.
Doanh nghiệp A với mức tăng trưởng là G=5%, có tỷ lệ P/E chấp nhận là 8. Với EPS=10.000đ, tức là giá tương ứng là: 8 x 10.000đ = 80.000đ. Với năm kế tiếp thì với G=5%, thì EPS = 10.000 x (1 + 5%) = 10.500 đồng. Khi đó với P/E chấp nhận là 8, giá cổ phiếu sẽ là 8 x 10.500 = 84.000đ. Khi ở mức P/E chấp nhận thì tốc độ tăng giá tương đồng với tỷ lệ tăng G.
Cũng là tình huống doanh nghiêp A như trên, nhưng bây giờ có sự biến đổi căn bản về môi trường như lãi suất trái phiếu giảm, doanh nghiệp phát hiện ra thị trường mới, hay là sản phẩm mới hợp thời, triển vọng sáng lạng…
Khi đó tốc độ tăng trưởng bây giờ là 15%/năm (thay vì 5% như lúc trước). Nếu mức P/E không đổi là 8 thì giá mới sẽ là 10.000 x (1 +15%) x 8 = 92.000đ.
Tuy nhiên, khi mức G dài hạn tăng lên thì tỷ số P/E cũng sẽ tăng lên theo. Giả định P/E chấp nhận mới mà thị trường đồng ý trả tăng lên 12. Khi đó giá cổ phiếu năm sau là: P1 = EPS x (1 + 15%) x P/E mới, tức là giá cổ phiếu P = 10.000 x (1 + 15%) x 12 = 138.000 đồng. (tăng 72.5% lớn hơn rất nhiều so với mức tăng 15% nếu chỉ dựa vào tốc độ tăng G)
Vậy khi đó, ta mua cổ phiếu doanh nghiệp A trong quá trình chuyển đổi giữa 2 mức chấp nhận là một sự tăng giá kép, do sự tăng trưởng tỷ lệ G và tỷ lệ tăng P/E. Và khi P/E chuyển đổi đã hoàn thành nhiệm vụ đến một mức P/E chấp nhận mới thì sự tăng giá lúc này sẽ phụ thuộc vào yếu tố G.
3. Bài học về P/E
Mua cổ phiếu 1 doanh nghiệp chuyển đổi từ tăng trưởng chậm sang tăng trưởng nhanh hơn, sẽ cho mang lại cho nhà đầu tư mức sinh lời lớn.
Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY
Đọc thêm:
- Giá dầu giảm – Một yếu tố 2 góc nhìn, liệu bạn có biết chớp thời cơ.
- Học chứng khoán: Sự khác biệt và kết hợp giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản
- Bài 1: Học chứng khoán – Phân tích cơ bản là gì? Những điều cần phải biết
- Thuyết âm dương trong đầu tư chứng khoán
- Link tải sách học chứng khoán: Sách đầu tư / Sách đầu cơ / Sách chứng khoán bằng Tiếng Anh