Sai lầm định kiến và cơ hội: Nhà đầu tư học được gì?

Thầy bói xem voi

Một trong những câu chuyện mà Ngọ yêu thích nhất là thầy bói mù xem voi. Thời học sinh, khi đọc câu chuyện đó, Ngọ cười khì sự ngu ngốc của các thầy bói.

Nhưng cái cười khì ngu ngốc ấy, càng lớn chính là cười cho chính bản thân. Ngọ tin rằng bất cứ ai, kể cả Ngọ đều là gã thầy bói. Con người đều có điểm mù thành kiến của bản thân.

Có 1 thời gian, Ngọ tổ chức 1 cuộc thi trong nhóm gia đình rằng, ai tìm ra lỗi lầm trong các hoạt động của mình nhiều nhất trong 1 tuần. Tất nhiên phải yêu cầu ghi lại sai lầm.

Bản thân Ngọ có thể thấy niềm vui, khi phát hiện sai lầm của mình. Vì nếu thấy sai mình có thể sửa sai dù không dễ dàng tẹo nào.

Ngọ thấy đây là 1 sự sáng tạo, để giúp cho bản thân mình tốt hơn. Đáng tiếc, Ngọ không duy trì này lâu, chắc duy trì được 3 tuần… Ngọ nghĩ bản thân phải thực hiện lại, khi “ổn định” chỗ ở hơn, vì ngay lúc này Ngọ vẫn ở trong trạng thái du lịch – đang ở homestay ngày thứ 3!

May mắn hay kỹ năng?

Ta sai lầm cả trong cuộc sống và trong đầu tư!

Bởi thực sự kết quả là sự lai tạo giữa may mắn và kỹ năng.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Bạn có kỹ năng tốt nhưng có kết quả kém. Ví dụ 1 trận bóng đá, đội bóng yếu hơn vẫn có thể thắng lợi. Nhưng về lâu dài những ai có quá trình đúng, quyết định đúng sẽ có kết quả tốt hơn.

Trong đầu tư việc mất tiền do thực hiện đầu tư sai (bị thua lỗ), và mất tiền do ta bỏ lỡ cơ hội (đáng lẽ được lời nhưng lại chẳng kiếm được miếng nào). Tất nhiên, không phải cứ tăng giá là bạn đúng, hay giảm giá là bạn sai.

Mà Ngọ muốn chia sẻ đó là quy trình, tức là mã cổ phiếu đáp ứng tiêu chuẩn nhưng không mua hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn nhưng vẫn giữ lại.

Hầu hết nhà đầu tư dễ dàng bán cổ phiếu khi cổ phiếu tăng hơn là bán cổ phiếu khi nó đã giảm. Mặc dù, lý do ban đầu mua bán của nó đã thay đổi.

Dù muốn hay không chúng ta đều là con người – và hãy vui lên 1 chút khi ngay cả Buffett cũng sai lầm. Ông rất tuyệt vời khi chia sẻ sai lầm của mình.

Sai lầm và bị trừng phạt

Con người chúng ta đều không hoàn hảo, và hãy vui vẻ lên vì điều đó. Chỉ cần ta tốt hơn.

Điều đáng tiếc nhất của con người là họ hiếm khi thừa nhận sai lầm của mình. Nên không họ không tiến bộ.

Ở một góc độ ích kỷ cá nhân, trong chứng khoán – nhờ có những sai lầm ấy, thì những nhà đầu tư giỏi vừa được tiền, vừa được dạy đời. [hehe]

Vì ít nhiều trong chứng khoán, một bên bán thì cần có bên mua – nên sai lầm của người này có thể bị người khác trừng phạt, giống như sai lầm của hậu vệ, giúp tiền đạo đối phương ghi bàn.

Ngọ cũng là con người phạm phải nhiều lỗi trong đầu tư, lưu ý: việc bán một cổ phiếu sau đó nó tăng, hay mua 1 cổ phiếu khi đó nó giảm không hẳn là sai lầm, vì mọi thứ có tính xác suất. Quan trọng ta nên chú ý là quy trình đầu tư, hoặc kỹ năng ra quyết định đúng.

Thiên kiến cá nhân

Có một số thống kê nhỏ mà Ngọ đọc, là người ta đã phát hiện có hơn 200 thiên kiến của con người! Do đó, chúng ta không tài năng đến mức sống mà không phạm sai lầm. (Và bản thân Ngọ tin, còn nhiều thiên kiến còn chưa đặt tên và chưa nghiên cứu).

Ví dụ như thành kiến tự quy kết:

Đơn giản, là khi ta thành công thì cho đó là những kỹ năng, năng lực của chính ta; nhưng thất bại là do xui xẻo, ngoài tầm kiểm soát hoặc đổ lỗi cho ngoại cảnh hoặc ai đó.

Đó là một lỗi chúng ta dễ thấy đối với người khác, nhưng lại khó thừa nhận khi xảy ra với chính bản thân của chính mình. Điều này, sẽ thật tai hại, khi ta lặp lại những hành vi đó, khiến cuộc sống lận đận và chứng khoán vật vờ.

Bạn có thành kiến! Ngọ có thành kiến! Tất cả chúng ta đều có thành kiến.

Ngắn hạn có thể do may rủi, nhưng dài hạn bạn có lợi khi có quy trình đúng đắn, quyết định chính xác và ít thành kiến hơn.

Nếu chúng ta giảm thiểu số lượng lẫn cường độ thành kiến, ta sẽ có kết quả tốt hơn.

Ví dụ về lỗi tự quy kết: Hồi xưa thành công nghĩ là do chính bản thân 99% luôn, thì giờ nghĩ là 60% thôi. Tức là vẫn có thành kiến, nhưng mức độ ít hơn. Còn khi thất bại, luôn phải nêu ra ít nhất 1 lý do chủ quan của bản thân.

Trong đầu tư, bạn có thể có 2 lựa chọn hoặc (1)  cứ cho bạn đúng và mất tiền hoặc (2) thừa nhận mình sai và cải thiện kết quả đầu tư.

Thông thường chúng ta thường kể những mặt tích cực của bản thân. Tôi đã giúp người như thế nào? Tôi đã chính trực ra sao?. Nhưng lờ đi khi chúng ta xấu xí (ví dụ xả rác, vượt đèn đỏ, hút lá nơi đông người…) và gian dối; thực tế chúng ta hiếm thấy mình hại người và gian dối, vì lỗi tự quy kết chẳng hạn; nên không nhận ra sai lầm.

Ngọ thừa nhận thế giới đang trở nên tốt đẹp hơn, tích cực hơn. Nhưng Ngọ tin rằng bản chất con người, những định kiến thì chỉ chuyển từ dạng này, dạng dạng khác mà thôi. Ai cũng dính định kiến, chỉ là ít hay nhiều mà thôi.

Sống tốt và cơ hội

Sống trong 1 thế giới nhiều sai lầm và định kiến đôi khi khiến chúng ta cảm thấy đáng sợ. Nhưng ở góc độ nào đó có thể khai thác để ta hưởng lợi từ đó, hoặc kích thích thế giới tốt đẹp hơn.

Chúng ta không toàn vẹn, nhưng nếu ta biết cách sắp xếp đặt mình vào bối cảnh tốt; ta sẽ có khả năng vượt trội.

Hãy nhớ lại câu chuyện 3 lần mẹ Mạnh Tử chuyển nhà, chuyển từ khu nghĩa địa, đến gần chợ, rồi đến gần trường học.

Ông bà ta đúc kết: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Đừng tuyệt đối, thì 2 câu chuyện trên,và một số nghiên cứu hành vi, đã chứng minh yếu tố môi trường có có ý nghĩa thống kê.

Bản thân con người có những lỗi hoặc thiên kiến hành vi thú vị. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể khai thác nó, ta sẽ tích cực hơn 1 cách tự động và nhẹ nhàng.

Quay lại thế giới đầu tư, ai theo đuổi trường phái phân tích kỹ thuật, một trong những lý thuyết xây dựng nên nó là tâm lý học, là bản chất không thay đổi của con người.

Trong chứng khoán có nhiều trường phái như hội họa và nghệ thuật. Nhưng những nhà đầu tư thông thường do mắc quá nhiều lỗi, họ rất dễ tham lam và sợ hãi nên đẩy cổ phiếu về 2 thái cực. Do đó, có thể một cổ phiếu rất đắt đỏ, một cổ phiếu rẻ mạt. Tất nhiên, cả 2 cũng sẽ giúp nhà đầu tư đổi đời, người thì xuống chó, người thì lên voi.

Buffett và Munger từng chia sẻ: Nếu mọi người không sai lầm, thì tôi đã không giàu đến vậy!

Warren-Buffett-Charlie-Munger-danh-ngon-cau-noi-hay-sai-lam-0422
Lời khuyên của Warren Buffett và Charlie Munger: Nếu mọi người không sai lầm thì tôi đã không giàu đến vậy

Do đó, ta hiểu được bản chất “thầy bói” và định kiến của con người; ta có thể khai thác nó để kiếm tiền. Thực tế, giới marketing, kinh doanh, tài chính, ngân hàng, những khóa học làm giàu… thường khai thác lỗi này.

Tất nhiên không loại trừ trường hợp chính những người đó, lại ảnh hưởng bởi những tâm lý khác như tự tin thái quá chẳng hạn.

Đừng sợ rằng mình lỗi lầm, hay thiên kiến. Trong 1 thế giới thú vị này, ta chỉ cần ít mắc lỗi, học tập trở thành thằng chột ta đã thành vị vua xứ mù rồi!

Không cần trở nên thông thái hơn, chỉ cần ta hạn chế ngu ngốc đi! Như vậy, là 1 bước tiến lớn trong cuộc đời và đầu tư rồi!

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!