Tự do tài chính là gì?
Ngọ rất nhạy cảm với những đề tài về tài chính, giống như bác sĩ nhạy cảm với từ khám bệnh. Thường thì những người Ngọ tiếp xúc thường thích nói về những vấn đề tài chính –như là Tự do tài chính.
Về vấn đề cảm tính, Ngọ chẳng biết tự do tài chính là cái gì!
Về vấn đề lý tính – theo 1 số nghiên cứu thì bạn cần số tiền gấp 25-33 lần chi tiêu hàng năm của bạn là đủ tự do tài chính. Ví dụ bạn chi tiêu 1 đồng/năm (kể cả khấu hao, đám đình, hiếu hỉ, bệnh tật…) – bạn cần 25-33 đồng.
Số tiền này bạn có thể đầu tư vào TTCK, hoặc mua nhà cho thuê để vừa có dòng tiền cổ tức, hoặc tiền cho thuê vừa tăng giá – kỳ vọng lãi 9-10%/năm!
Câu chuyện tài chính của một sinh viên giỏi
Ngọ từng trò chuyện với một sinh viên sắp du học Mỹ có nhận 1 phần học bổng – 19 tuổi – nhà ở quận trung tâm Đà Nẵng. Ngọ nói vậy để chia sẻ 1 điều là năng lực học tập của em rất tốt, và gia cảnh cũng tốt.
Em sợ nghèo, nếu tự do tài chính em sẽ đi bán đĩa than! Và niềm yêu thích đĩa than từ thời lớp 11 & là cũng đang bán nó.
Chứ em định nghĩa thế nào là giàu? Sau 1 vài lời chung chung, em ấy kết luận hài hước: Chắc mỗi ngày được 1 ly Matcha xoay như thế này là giàu! Thật thú vị.
Một thú vị, ở đề tài tài chính – Ngọ bất ngờ, em ấy đã ghi chép chi tiêu từ 2 năm trước.
Vì mẹ cho tiền, sau nửa tháng em đã xài hết, mà chẳng biết tiền nó đi đâu. Cho nên em phải ghi chép lại! Thật ấn tượng!
Ngọ cũng đã từng hỏi: Một thói quen, mà em ấn tượng nhất, có thể em đã vượt qua và giảm thiểu mà em đã làm? Và em đã làm như thế nào?
Uống nước ngày 2 lít. Bởi em không có cảm giác khát nước! – Cái này từ thời lớp 7, và đến lớp 11 mới làm được. Bằng cách luôn để đúng 2 lít nước trước mặt, ngay bàn học của em!
Làm thế nào để tốt hơn?
Một câu hỏi Ngọ thích đặt ra và tự đặt ra cho bản thân:
Một trong những đề tài Ngọ thực sự thích khi nói chuyện thường sẽ là: “Làm thế nào để tốt hơn?” – sức khỏe, tiền bạc, góc nhìn, hạnh phúc, quản lý…tất tần tật.
Bằng cách đơn giản, hãy kể câu chuyện của chúng ta bên ly cà phê:
- Luyện thói quen tập thể dục từ người lười tập thể dục.
- Giảm cân nặng từ người nặng cân!
- Học ngoại ngữ từ người yếu ngoại ngữ.
- Không nóng tính từ một người nóng tính.
- Chi tiêu hợp lý từ người chi tiêu không hợp lý!
- Tất tần tật!
Theo nguyên lý chung: Giảm cái xấu đi, và tăng cái tốt lên!
Và yêu cầu xuất phát điểm bạn: là những thứ bình thường bậc trung.
- Nếu bạn có khiếu viết văn hoặc mê văn từ bé, bạn sẽ viết văn rất tốt.
- Nếu bạn có khiếu học Toán hoặc mê Toán từ bé, bạn sẽ học Toán tốt.
- Nếu bạn có khiếu vẽ hoặc thích vẽ từ bé, bạn vẽ đẹp.
- Nếu bạn có khiếu ngoại ngữ, hoặc thích ngoại ngữ từ bé, bạn sẽ học tốt ngoại ngữ…
- Các vấn đề có thể mở rộng từ thể thao, sức khỏe, tiền bạc, công việc… tất tần tật. (Dù không tuyệt đối).
Bởi nếu ta giỏi, vì cái đó ta vốn dĩ yêu thích hoặc có năng khiếu – ta rất dễ dàng rơi vào chủ nghĩa giáo điều!
Hãy thử đặt mình vào “1 cái ta yếu, ta sẽ thấu hiểu được bản thân người khác”! (Hãy thử tập thể dục đi, kinh doanh đi, học hát đi, học ngoại ngữ đi, kỷ luật đi, kiên nhẫn đi… nếu đó là thứ bạn yếu)
Điều thú vị: 100% ai cũng giáo điều!
Trở thành con người luyện tập
Ở góc nhìn luyện tập – một góc nhìn tích cực hơn – trước đây giáo điều 10, giờ giáo điều 9 đã là sự tiến bộ!
Đỉnh hơn: Từ người không có thói quen luyện tập thành người có thói quen luyện tập.
Thành thật mà nói, số lượng bạn bè mà Ngọ ngưỡng mộ vì 1 đức tính nào đó, nhiều hơn số lượng những người Ngọ ngưỡng mộ dạng tầm ảnh hưởng thế giới như Warren Buffett, Charlie Munger, Nasim Nicholas Taleb… (người cho góc nhìn mở mang và định hướng).
Bạn bè cho góc nhìn luyện tập, động lực và duy trì.
Ví dụ: Từ tháng 3/2024: Ngọ luyện Không internet vô bổ!
Ngọ có vài người bạn, không internet. Họ là giúp Ngọ có động lực duy trì định hướng. Và tiếp tục cuộc chiến không internet – Nhưng 1 người bạn tạo cho Ngọ động lực bước 1 bước tiến xa hơn tức là không đọc tin tức, review phim, mạng xã hội,…. Lưu ý: Theo định nghĩa của riêng Ngọ – do đặc thù 100% công việc Ngọ là trên máy tính hoặc internet.
Dù Ngọ đã tập thói quen này, nhiều lần trong nhiều năm, nhưng được 2-3 ngày là thất bại!
Thất bại rất rất nhiều lần!
Cập nhật: Ngọ từng có 79 ngày không đụng vào tin tức gì luôn, quá đạt yêu cầu! – Tức là Ngọ đã trằn trọc với cuộc chiến internet này rất lâu, mời bạn đọc bài: Tác hại của việc đọc báo & CUỘC CHIẾN 6 năm của tôi!
Kiên nhẫn và kiên trì để tốt hơn.
Kinh nghiệm để bản thân Ngọ áp dụng cho chính mình – để tập 1 cái gì đó, bạn phải chú ý nó trong 5-10 năm hoặc lâu hơn, và tất cả đều khó!
Liệu ta có đủ kiên nhẫn?
Bản thân Ngọ thấy, hầu hết ta đều không đủ kiên nhẫn – nên sống 1 cuộc đời bánh mì kẹp thịt – muốn thay đổi, nhưng lại không thể thay đổi!
Hi vọng, Ngọ sẽ đủ kiên nhẫn trở thành con người luyện tập!
Thú vị thay: Góc nhìn này có thể áp dụng cho những thứ ta muốn tiến bộ hoặc cải thiện khác!