Tại sao tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát? Hiểu từ A-Z

Nhiều nhà đầu tư thắc mắc hỏi Ngọ: Tại sao tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát?  – Ngọ hiểu rằng những khái niệm như lãi suất quá phổ biến với người dân, chỉ cần bước vào ngân hàng gửi vài triệu là biết ngay. Và lạm phát là sự trả giá cao hơn cho một món hàng ở chợ, năm này so với năm khác.

Và 2 cái này, thường có mối liên hệ khắng khít nhau – bởi mỗi lần lạm phát cao, các ngân hàng trung ương thường tăng lãi suất để kiềm chế chạm phát. Như vì sao lại thế?

Bài viết này, Ngọ sẽ viết để bạn hiểu rõ tại sao tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, từ A đến Z. Không chỉ giải thích lý do mà còn đi xa hơn nữa

I.Lạm phát là gì? Và tác động của nó.

Lạm phát là hiện tượng tăng giá chung của các mặt hàng, trong một thời gian. Điều này cũng đồng nghĩa là sự mất giá của tiền tệ – nếu nói về quan hệ cung cầu thì Tiền nhiều hơn hàng hóa.

Vi-sao-tang-lai-suat-de-kiem-che-lam-phat

Ngọ thời cấp 2: Ngọ ăn tô mỳ Quảng 2000-3000 đồng gì đó, bây giờ chỗ đó bán 20.000 đồng. Nên lúc xưa cầm 20.000 ăn được 7 tô, giờ được 1 tô! (Ở quê nhé). Đó được xem là lạm phát.

Khi lạm phát cao, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Trước hết, lạm phát làm giảm giá trị của tiền tệ, dẫn đến mất giá của tiền gửi và tài sản người dân. Do đó, điều này làm lệch cán cân giữ tiền và hàng, dẫn đến sự bất ổn của tài chính cá nhân. Và người ảnh hưởng nhất là người nghèo hoặc thu nhập thấp, khi giá cả vượt quá khả năng tăng thu nhập của họ.

Thứ hai, lạm phát tạo ra một môi trường kinh doanh và đầu tư không chắc chắn, và không an toàn. Khi giá cả tăng cao và không ổn định, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc dự đoán và tính toán chi phí sản xuất, lợi nhuận và đầu tư. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định đầu tư, mở rộng và gây ra sự bất ổn kinh tế.

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về lạm phát. Mời bạn đọc bài: Vì sao dẫn đến lạm phát? Cách “hưởng lợi” từ lạm phát

II.Lý do vì sao tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát?

Mỗi khi lạm phát vượt quá mức độ chấp nhận, thì tăng lãi suất là một trong những biện pháp chính để kiềm chế lạm phát. Và Ngọ nghĩ đây là 1 trong biện pháp dễ làm nhất.

tang-lai-suat-de-giam-lam-phat

Lạm phát tức là do Tiền > Hàng.

Nên ý tưởng sẽ là giảm tiền đi, hoặc tăng hàng lên sẽ kiềm chế lạm phát. Nhưng ở góc độ các ngân hàng trung ương hoặc chính phủ thì việc tăng lãi suất, nhằm giảm lượng tiền trong nền kinh tế sẽ đơn giản hơn.

Cụ thể:

Giải thích đơn giản ở góc độ cá nhân: Hãy đơn giản, lãi suất ngân hàng thấp thì chúng ta sẽ ít gửi ngân hàng hơn, lấy tiền đó đầu tư hoặc làm việc khác. Nhưng giờ lãi cao quá, thấy kinh doanh khó khăn, khó kiếm ăn, thôi gửi ngân hàng cho chắc, khi nào lãi thấp rút ra kinh doanh.

Hồi lãi suất thấp định vay mua nhà, vay mở cửa tiệm, giờ lãi cao quá thì khỏi vay mua nhà nữa, khỏi vay mở tiệm nữa.

Do đó, lượng tiền ngoài thị trường sẽ giảm đi, mà lượng hàng không đổi (giả định), thì do đó tỷ lệ tiền/hàng sẽ giảm và lạm phát giảm.

Và một cách văn vẻ hơn:

  1. Tăng lãi suất để kiềm chế tiêu dùng và đầu tư:

Khi lãi suất tăng, chi phí đi vay sẽ tăng cao, cho cả vay tiêu dùng và vay đầu tư – do đó cả cá nhân và doanh nghiệp hạn chế đi vay, nên tiền trong tay ít. Do đó, họ sẽ giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, nên giảm sức mua, điều này sẽ hạn chế sự gia tăng cung tiền trong nền kinh tế, lạm phát sẽ giảm.

  1. Giảm hiệu quả của vay nợ:

Lãi suất tăng đồng nghĩa với việc tăng chi phí vay nợ, nên con người và doanh nghiệm sẽ hạn chế mượn tiền, vì hồi xưa lời 10 đồng, giờ lời có 6 đồng sẽ bớt hấp dẫn. Ngoài ra sẽ khuyến khích họ tăng tiết kiệm và đầu tư thận trọng hơn.

Khi tín dụng bị hạn chế, cung tiền tệ giảm nên giúp kiềm chế lạm phát.

  1. Gây áp lực lên giá tiền tệ

Tăng lãi suất làm tăng giá trị tiền tệ, tỷ giá hối đoái có thể tăng lên – nên nhập hàng giá mềm hơn. Ví dụ, giá bán 1 sản phẩm là 1 USD, nếu giá trước đây 1 USD = 24.500 đồng, thì bạn phải trả 24.500 đồng, nhưng giờ 1 USD = 23.000 đồng thì sẽ trả rẻ hơn, nên kiềm chế lạm phát.

  1. Giảm đòn bẩy tín dụng:

Việc hạn chế cho vay cũng sẽ làm giảm mức tín dụng hoặc mức cho vay đối với cá nhân và doanh nghiệp. Do đó, đảm bảo sự ổn định trong hệ thông tài chính và giảm các nguy cơ tài chính nghiêm trọng.

Nhưng,

“Cuộc đời không phải như mơ
Để Ngọ vui vẻ làm thơ mỗi ngày”

Do đó,

Việc tăng lãi suất cũng có những tác động tiêu cực khác đến nền kinh tế, và việc đưa ra quyết định tăng lãi suất cần phải cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tình hình kinh tế và lạm phát hiện tại.

Do đó, ta đi xa hơn vấn đề trên…

III.Nguyên lý của việc tăng lãi suất và kiềm chế lạm phát

Thẳng thắn mà nói, việc tăng lãi suất để làm kiềm chế làm phát, chỉ là 1 lời giải thích vì sao – trong bầu trời đầy “vì sao” thôi.

Bởi chỉ riêng 2 cái này đã tác động đến n cái khác và bị tác động n cái khác.

Cụ thể việc điều chỉnh lãi suất có thể vì: (1) Lợi ích ngắn hạn chính trị, (2) Trì hoãn tiêu dùng của người khác, (3) Điều chỉnh kỳ vọng lạm phát, (4) Điều hướng loại hình đầu tư thay thế, (5) Điều tiết rủi ro qua từng thời kỳ, (6) Tăng giảm tính thanh khoản, (7) Thuế … v.v.

Còn kiềm chế lạm phát có thể sử dụng các công cụ như: (1) Tăng lãi suất như cách ở bài này, (2) Kiểm soát cung tiền, (3) Giảm chi tiêu công, (4) Tăng trưởng sản xuất hàng hóa, (5) Tăng cường giám soát giá cả và thị trường, (6) Thúc đẩy tiết kiệm… v.v

Nhìn 1 cách đơn giản, sự chênh lệch quá mức về cung cầu tiền – hàng, sẽ gây nên lạm phát. Do đó nguyên lý chính ở của việc tăng lãi suất là giảm lượng tiền để kiềm chế lạm phát.

IV. Những tác động tiêu cực khi dùng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Trong nền kinh tế, hay cuộc sống, trừ một số ngoại lệ hiếm hoi, còn lại luôn là một sự đánh đổi. Do đó, việc tăng lãi suất nhằm chống lạm phát cũng có những tác động tiêu cực. Cụ thể như:

Ảnh hưởng xấu đến tài chính cá nhân.

Khi lãi suất tăng, nó sẽ tác động xấu lên việc vay mượn và tài chính cá nhân.

Đầu tiên, tăng lãi suất làm tăng chi phí vay nợ. Người vay sẽ phải trả một khoản lãi suất cao hơn cho mỗi khoản vay.

Do đó, nó sẽ làm gia tăng gánh nặng tài chính của hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính. Đồng thời cũng làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp và lịch sử vay không tốt.

Ngoài ra, điều gì khi một doanh nghiệp hay cá nhân đang nợ. Nhóm vay này phải đối mặt với khó khăn trong việc trả nợ và lãi suất phía trước, khó khăn trong việc quản lý tài chính.

Còn những người gửi tiết kiệm sẽ nhận được lãi suất tăng lên, nhưng cũng gặp rủi ro và thiệt hại do hoạt động tài chính không ổn định. Nó liên quan đến cụm từ lãi suất thực, là khoảng chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lạm phát.

Đối diện với nguy cơ suy thoái kinh tế.

Một trong những điều “rất cân nhắc” khi tăng lãi suất là nguy cơ suy thoái kinh tế.

Khi lãi suất tăng mạnh và quá nhanh, gây ra sự suy thoái kinh tế. Việc tăng chi phí vay nợ làm giảm đầu tư của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân, làm suy yếu hoạt động kinh tế chung.

Nguy cơ suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, làm giảm sản xuất và doanh số bán hàng, dẫn đến sự giảm trưởng kinh tế và tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Vì vậy, cũng tạo tác động lan truyền và ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác, khiến tạo nên một vòng lặp suy thoái chung.

Tác động xấu đến quá trình phục hồi kinh tế.

Khi lãi suất tăng quá sớm hoặc quá mạnh có thể làm gián đoạn quá trình phục hồi kinh tế.

Trong giai đoạn phục hồi, doanh nghiệp và người dân cần sự khuyến khích và tiếp cận vốn. Khi có vốn, họ sẽ tăng cường đầu tư và tiêu dùng, do đó, nền kinh tế dần tốt lên.

Tuy nhiên, tăng lãi suất quá sớm và quá mạnh làm giảm động lực phục hồi và làm chậm quá trình tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế.

Do đó, mỗi lần lạm phát tăng, người ta sẽ nghĩ đến việc tăng lại suất để làm giảm lạm phát, vì nó đơn giản. Tuy nhiên, cũng phải đâu đầu tính toán chi tiết để hạn chế những tác động xấu của việc này.

V.Độ trễ của việc tăng lãi suất để làm giảm lạm phát

Nói bao giờ nói cũng dễ hơn làm, bởi hôm nay đất nước tăng lãi suất không đồng nghĩa hôm nay hoặc vài hôm nữa lạm phát sẽ được kiềm chế. Thông thường nó có độ trễ nhất định.

Là một nhà đầu tư chứng khoán, Ngọ thấy việc này phản ánh nhanh hơn trên thị trường tài chính, nhưng không đồng nghĩa là luôn luôn.

Một biện pháp, thường không có ngay hiệu quả lập tức, và thường sẽ có độ trễ. Một số lý do vì sao có độ trễ khi tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát như:

Chính sách tiền tệ: Quyết định tăng lãi suất thường được thực hiện bởi NHTW thông qua quy trình chính sách tiền tệ. Thời gian thực hiện chính sách này và tác động của nó lên nền kinh tế kéo dài từ một vài tháng đến nhiều năm.

Cơ chế truyền dẫn: Tăng lãi suất sẽ có tác động lên các yếu tố kinh tế như vay mượn, đầu tư, tiêu dùng. Tuy nhiên, cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ không phải lúc nào cũng diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ. Thông thường, nó sẽ mất thời gian để tác động đầy đủ lên hệ thống tài chính và các tác nhân kinh tế khác.

Tính chất dự báo: Các quyết định về lãi suất thường dựa trên đánh giá tình hình kinh tế hiện tại và dự báo về tương lai. Tuy nhiên, dự báo không phải lúc nào cũng chính xác và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như biến động thị trường, sự không chắc chắn về chính sách kinh tế và tình hình quốc tế.

Độ trễ trong phản ứng: Khi lãi suất tăng, việc chuyển đổi và thích nghi của các tác nhân kinh tế mất thời gian. Ví dụ, các công ty tiếp tục vay mượn với lãi suất cũ trong một khoảng thời gian ngắn sau khi lãi suất tăng. Ngoài ra, người dân cũng tiếp tục chi tiêu và vay mượn theo mức lãi suất cũ cho đến khi tác động của việc tăng lãi suất thực sự lan tỏa qua nền kinh tế.

Qua bài viết, Ngọ tin rằng bạn cũng sẽ hiểu được tại sao tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Và những vấn đề xoay quanh nó.

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!