Vẻ đẹp Toán học – để ứng dụng trong đầu tư và cuộc sống

Biết mình thiếu hiểu biết!

Hồi cấp 2, Ngọ có niềm đam mê học Toán, rồi cũng bước vào lớp chuyên Toán – THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Quảng Nam. Và học cũng bình thường đi, nên độ đam mê giảm.

Ngọ nhớ thời bồi dưỡng Vật Lý ở Tam Kỳ, trong đợt tuyển chọn lần 1, một bài Vật Lý về Ròng Rọc, được thầy khen là người có ý tưởng duy nhất gần đúng để tiếp cận bài toán này. Hồi đó, Ngọ nhớ năng lực Ngọ tưởng tượng ra, tức là phải trực quan. Giống như trẻ nhỏ đếm từ 1 đến 10 cần các ngón tay, thì các ngón tay nó ở trong đầu Ngọ. Sau này, Ngọ được giải nhất Vật Lý tỉnh Quảng Nam, lớp 9!

Rồi vào lớp 10, giống như cổ phiếu cắm sàn! – Và một trong những tâm lý chết người Ngọ rút ra, đó là Tự Tin Thái Quá – Ngọ nói là Ngọ bị “Bệnh Tự Tin Rất Thái Quá”!

Thậm chí để thi Đại Học, mà chưa bao giờ thử giải 1 đề đại học nghiêm túc! Gần như ngủ tầm 9h00 tối!

Sau tất cả, Ngọ thừa nhận đó hoàn toàn là lỗi 100%, không bào chữa – không biện minh bất cứ lý do gì!

Và Ngọ cực kỳ ghét thái độ Tự Tin Thái Quá. Vì đây là từng là 1 lỗi lớn của Ngọ (tất nhiên trong cuộc sống nhiều lúc vẫn dính, và dính nhiều), và cực ghét vì nó hiện diện trong tính cách người thân của mình.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Để chứng minh tự tin thái quá này, một nghiên cứu cánh lái xe, nghĩ rằng 90% mình là người lái xe trên trung bình, 75% giáo viên nghĩ mình thuộc top 25% giỏi nhất, và 19% người trẻ Mỹ nghĩ mình sẽ lọt Top 1% giàu nhất nước Mỹ!

Và Ngọ nghĩ, Ngọ phải cần 10-15 năm để giảm mức độ tự tin thái quá về “GIẢM tự tin thái quá” hơn.

Lý do vì sao? Vì Tiền bạc & giảm sự ngu ngốc đi!

Một nguyên tắc quan trọng của kinh doanh và đầu tư là: Nếu bạn có IQ 130 nhưng nghĩ mình có IQ 120 sẽ hữu ích, nhưng nếu bạn có IQ 150 nhưng nghĩ mình có IQ 160 – điều này sẽ giết chết bạn! – Buffett từng chia sẻ như vậy.

Nếu bạn phải nghĩ mình ngu đi, nhưng bạn được nhận thêm tiền; bạn có làm không? Ngọ đã chọn làm. Đơn giản, vì vừa có nhiều tiền hơn, và vừa khôn ngoan hơn (đúng ra là bớt ngu đi) thì dại gì ta không làm!

CHARLIE MUNGER: Vâng, đúng là khi đó chúng tôi còn trẻ và thiếu hiểu biết.

WARREN BUFFETT: Còn bây giờ chúng tôi già và cũng thiếu hiểu biết. Đúng vậy. (Cười)

Ngay cả, Charlie Munger và Warren Buffett còn nói là mình thiếu hiểu biết; thì chúng ta chẳng có gì phải ngại ngùng mà dõng dạc nói rằng: “TÔI THIẾU HIỂU BIẾT”.

Tuy nhiên, thế giới này cũng phức tạp lắm.

“Nhiều thằng nó ngu thiệt, nhưng luôn tỏ mình hiểu biết – nó lại khiến người khác tin hắn là hiểu biết. Cho nên, hắn lại giành được khách hàng tốt hơn bạn”. – Sự tự tin thái quá, cũng có hữu ích trong nhiều thứ đấy!

Hầu như mọi doanh nhân, và những người kinh doanh đều bắt đầu bằng tâm lý tự tin thái quá! Tất nhiên, người viết này cũng không ngoại lệ.

Một mẹo để nhận diện tự tin và tự tin thái quá, là hiểu rõ về hiệu ứng Dunning-Kruger, tất nhiên cần nhiều hiệu ứng khác nữa.

Vai trò của Toán học!

Rõ ràng, trong câu chuyện phía trên, bạn đếch thấy chỗ nào là Toán học cả. Nhưng bạn để ý thấy, Người Buffett hay Munger nói thiếu hiểu biết, nhưng lại là người cực kỳ hiểu biết. Nhưng trong cuộc đời, nhiều người nói là có hiểu biết nhưng đếch hiểu biết tí nào.

Cho nên vấn đề là sự so sánh và đối chiếu, ví dụ lấy hệ quy chiếu là học thuật dựa vào mặt bằng chung xã hội, ví dụ GDP/người ở Việt Nam hiện tại là 4500 USD/người. Nhưng người ở vị trí chính giữa – tức là vị trí dưới 1 nửa và trên 1 nửa là tầm 3000 USD/người thôi.

Ví dụ: Ngân hàng X có thu nhập hàng tháng như sau:

  • Thu nhập sếp: 150 triệu, trưởng phòng 40 triệu, nhân viên 1: 30 triệu, nhân viên 2: 20 triệu, nhân viên 3 là 10 triệu.
  • Trung bình thu nhập giống GDP/người = (150 + 40 + 30 + 20 + 10)/5 = 50 triệu
  • Tuy nhiên trung vị – người ở chính giữa, thực nhận chỉ 30 triệu thôi!

Tất nhiên, Toán học cũng khiến số đông mù mờ, thấy nói ngành X lương trung bình 50 triệu thì nghĩ người nào làm ngành đó cũng kiếm khá; khiến nhiều bạn ngân hàng cứ ngại ngùng mỗi dịp Tết. Vì thấy lương ngành ngân hàng cao chót vót 50 triệu/tháng.

Theo bước nữa là liên quan đến phương sai, độ lệch chuẩn, kỳ vọng, độ tin cậy, trung vị, ngẫu nhiên, đường cong hình chuông… thật khiến số đông nhức đầu.

Tuy nhiên, nếu bạn làm chủ được ngôn ngữ của Toán học, bạn có thể phát hiện nhiều chiêu trò dù đúng luật nhưng ẩn chứa rủi ro lớn mà nhà kinh doanh và đầu tư cần tránh xa.

Tất nhiên, Toán học không chỉ nằm ở phạm vi xác suất và phân bố, mà còn rộng hơn nhiều. Chỉ là bộ môn này khi đề cập nhiều, sẽ khiến nhiều người sợ hãi – hội chứng sợ con số!

Nói về vấn đề đối chiếu, ta đối chiếu dựa vào học thuật, dựa vào tính phổ thông, dựa vào những tình huống tương tự, dựa vào so sánh bạn bè ta, và cả kỳ vọng cá nhân.. v.v

Ví dụ: Thực tế, Ngọ thấy những bác sĩ Ngọ gặp (thường là học Y Dược TP.HCM) hoặc Ngoại Thương… Tụi ấy “thấy mình không có học giỏi” – và hầu như trong thái độ đều thấy mình bình thường, đôi khi cảm giác học dở.

Nhưng nếu tụi ấy không học giỏi, thì ai là giỏi đây – nếu bạn nhìn ở góc độ xã hội?

(Tất nhiên, khi đi ra đường gặp học sinh trường khác, họ lại thấy họ giỏi)

Cho nên, đừng thấy chữ là: Mì Khoai Tây thì nghĩ nó rất nhiều khoai tây, đôi khi chỉ 2% khoai tây; hoặc nước dừa XYZ mà chỉ 10% là nước dừa!

Họ không nói sai, nhưng ta hãy tập nhìn con số.

Ví dụ trong đầu tư:

Có người là giám đốc đầu tư, phân tích nghe ngon lành, nhưng họ đầu tư chỉ lãi 5%/năm. Trong khi có người nói, đầu tư biết sơ sơ nhưng lãi 20%/năm!

Vậy bạn nên nghe ai hơn?

Dù thực tế, số đông vẫn thích nghe giám đốc thôi. Tính ra thật may mắn, bởi nó giúp bạn trở nên giàu có hơn. Buffett từng nói: Nếu mọi người không sai lầm thì tôi đã không giàu đến vậy!

Quay về với Toán học!

du-lich-thai-lan-13
Du lịch Thái Lan 13

Trước đây Ngọ học Toán, nhưng nhiều khi Ngọ chẳng biết ý nghĩa của Toán học làm gì. Vì học toàn cái gì như Giao & Hợp, Ánh Xạ, Lượng Giác, Đạo Hàm, Tích Phân, Hình học Không Gian, Xác suất, Giới hạn, số phức, logarit, số mũ… Nhiều khi nghe nói, Toán là nền tảng để nghiên cứu các môn khác… thấy mà hãi.

Thực tình mà nói, Ngọ chẳng biết ứng dụng mô tê Toán vào cuộc sống nào đâu, nên bạn đừng ngại. Viết ra đôi khi cho oách vậy thôi. Nó sẽ cần khi bạn ở mức nào đó, nhưng đối với đa số thì chỉ cần nắm một số nguyên lý cơ bản là dùng ổn rồi.

Chỉ cần nắm những nguyên lý cơ bản và nghiêm túc thực hành với nó!

(Cái này ở tuổi đầu 3 Ngọ mới nhận ra)

Chúng ta đều không phải là dân nghiên cứu sâu về Toán – chỉ mong biết cộng trừ trong phạm vi 1000 là đủ:.

Ví dụ: Vốn 20 tỷ đồng, năm nay lãi 10 tỷ đồng – thế là ta có 30 tỷ trong tay, vậy thôi. Còn bí quá bỏ 1 tỷ thuê mấy đứa giỏi toán làm dùm, còn lại 29 tỷ là được, hi vọng năm sau kiếm được lãi 50% so với vốn. Không biết lãi bao nhiêu, thì lại nhờ mấy đứa giỏi toán tính giúp, hình như là 29 tỷ + 50% X 29 tỷ –  1 tỷ tiền thuê nó = 42,5 tỷ!

Viết ra con số % lớn cho kích thích vậy thôi, chứ ai mà kinh doanh cũng biết rồi, vốn 20 tỷ lãi 50% – còn 30 tỷ lãi tiếp 50%, thì chuyện khó cực kỳ. Khó chứ không thể không có. Nhưng phổ rộng ra, cơ bản là không đáng tin cậy. Thế mà nhiều người nghe mấy khóa quảng cáo về kinh doanh, tăng thần tốc hoặc đầu tư lãi 50%-100%/năm mà cứ ào ào nhảy  vào!

Trải qua 34 tuổi, Ngọ mới hiểu được phần nào, thấy Toán học là ngôn ngữ của khoa học đời sống! Thà muộn còn hơn không! – hãy xem nó như Tiếng Anh, Tiếng Trung chẳng hạn.

Đối với người bình thường áp dụng Toán thế nào?

Nếu bạn còn khả năng học được, hãy dành 1 thời gian để nghiên cứu Toán học và cuộc sống. Ví dụ nhờ Toán học, ta có thể phát hiện sự gian dối trong kỳ thi tốt nghiệp ở mấy tỉnh như Hà Giang năm xưa, và nhiều thứ khác.

Trong đầu tư, nhờ Toán học, Ngọ cũng thấy được 1 số chiêu trò của mấy công ty khi khai báo hoạt động kinh doanh; và mẹo của những người làm chứng khoán khi “lãi cao” chỉ là hoạt động phân đoạn thời gian, hoặc là chơi trò rủi ro cao.

Nếu bạn muốn nhìn sự thật của cuộc đời, hãy “dán mồm” và “dán giao diện” người khác lại! Mấy người chức càng to, càng kinh nghiệm, càng giỏi thì dễ thuyết phục rất nhiều.

Ví dụ: Ngọ cũng có dạy chứng khoán, nhưng bản thân Ngọ thích đầu tư và nhận ủy thác hơn – bởi đơn giản, tiền có động cơ mãnh liệt. Cái nào mang lại tiền đáng kể, thì cái đó phải được ưu tiên. Tất nhiên, tâm lý cũng là 1 thứ cần xem xét. Còn ông nào chăm chăm dạy chứng khoán hoặc bán sách, thì bạn biết rồi đó.

Ví dụ sản phẩm X, là sản phẩm chủ lực, mang lại 80% lợi nhuận của doanh nghiệp bạn, cộng với triển vọng lớn thì sản phẩm X “hắt xì hơn”, là phải lo – còn nhiều khi mấy cái kia, cả tháng, cả quý mới xem lại!

Nhưng nhiều người khi bán sách, dạy học, kéo người, bán dữ liệu chứng khoán… là chủ đạo; thì mục tiêu phải là vậy… kinh doanh khắc nghiệt lắm!

Cho nên những người “ngây thơ”, thường sẽ là người thua thiệt, bởi thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng, mà mất lòng thì mất khách… cho nên Ngọ rất thích những người ở đỉnh cao của tháp nhu cầu Maslow. Làm khách của họ, bạn sẽ khôn hơn rất nhiều… kinh doanh đôi khi phải mềm mại, nhưng tiền đâu phải là tất cả, bởi làm việc là để cảm giác giá trị và ý nghĩa sống nữa mà.

Bài học ở đây là:

(1) Đừng tin những lời nói miệng, hãy yêu cầu các con số!

(2) Hãy yêu cầu tiêu chuẩn trước, sau đó đánh giá hiệu quả dựa vào tiêu chuẩn đó, chứ không phải thực tế xảy ra rồi, ta thay đổi các tiêu chuẩn – bóp méo thực tại.

Đối với đa số, hiểu 2 nguyên lý đó… bạn đã tiến lên 1 band điểm mới để hiểu nhiều thứ rồi. Luyện 2 thứ đó thôi để thành bản năng, cũng cần 1 thời gian nhưng nó thật sự hữu ích!

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!